1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong bệnh thương hàn, thời gian sớm nhất xuất hiện các kháng thể trong máu để có thể phát hiện thấy trong thử nghiệm Widal là:
A. Kháng thể O xuất hiện sau 12-14 ngày.
B. Kháng thể O xuất hiện sau 2-4 ngày.
C. Kháng thể H xuất hiện sau 7-10 ngày.
D. Kháng thể H xuất hiện sau 12-14 ngày.
-
Câu 2:
Trong bệnh thương hàn, thời gian tồn tại của các kháng thể trong máu có thể phát hiện thấy trong thử nghiệm Widal là:
A. Kháng thể H tồn tại khoảng 1-2 tháng.
B. Kháng thể H tồn tại khoảng 3 năm.
C. Kháng thể Vi tồn tại khoảng 3 tháng.
D. Kháng thể O tồn tại khoảng 3 tháng.
-
Câu 3:
Ưu nhược điểm trong các phương pháp vi sinh chẩn đoán thương hàn:
A. Cấy phân cho kết quả sớm và chính xác.
B. Cấy máu là phương pháp để phát hiện người lành mang khuẩn.
C. Cấy phân là phương pháp để phát hiện người lành mang khuẩn.
D. Thử nghiệm Widal cho kết quả sớm và chính xác.
-
Câu 4:
Sau khi mắc bệnh thương hàn, trong huyết thanh bệnh nhân có các kháng thể chống lại kháng nguyên O, H. Tuy nhiên, chỉ có lớp kháng thể sau có vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ:
A. Ig M.
B. IgG.
C. IgA tuần hoàn.
D. IgA tiết.
-
Câu 5:
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn tả:
A. Trực khuẩn, Gram âm, di động (+).
B. Trực khuẩn, Gram âm, di động (-).
C. Trực khuẩn Gram dương, có một lông ở đầu nên di động được.
D. Trực khuẩn, Gram âm, có nhiều lông quanh thân nên di động được.
-
Câu 6:
Vi khuẩn tả được chia làm nhiều typ huyết thanh khác nhau dựa vào tính đặc hiệu của cấu trúc kháng nguyên sau:
A. Kháng nguyên O.
B. Kháng nguyên H.
C. Kháng nguyên K.
D. Kháng nguyên ngoại độc tố.
-
Câu 7:
Khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả chủ yếu dựa vào:
A. Ngoại độc tố gây rối loạn hấp thu nước và điện giải.
B. Sự xâm lấn của tả vào tế bào niêm mạc ruột làm hoại tử niêm mạc.
C. Nội độc tố gây hủy hoại niêm mạc ruột.
D. Các enzym của tả gây rối loạn hấp thu tinh bột ở niêm mạc ruột.
-
Câu 8:
Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn tả:
A. Vi khuẩn xâm nhập niêm mạc ruột non, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.
B. Vi khuẩn chỉ bám lên bề mặt tế bào niêm mạc ruột non chứ không xâm nhập vào trong tế bào.
C. Bản chất độc tố tả là nội độc tố.
D. Chỉ có tả thuộc nhóm phụ O1 mới gây bệnh tả ở người.
-
Câu 9:
Đặc điểm, vai trò của độc tố tả:
A. Tiểu phần A hoạt hóa adenyl cyclase làm tăng AMP vòng.
B. Tiểu phần A gắn vào thụ thể GM1 của niêm mạc ruột.
C. Tiểu phần B hoạt hóa adenyl cyclase làm tăng AMP vòng.
D. Độc tố LT gồm 1 tiểu phần B và 5 tiểu phần A.
-
Câu 10:
Độc tố tả tác động đến niêm mạc ruột làm cho tế bào niêm mạc ruột:
A. Tăng hấp thu Na+
B. Giảm hấp thu Na+
C. Giảm hấp thu Cl-
D. Tăng tiết nước và Na+
-
Câu 11:
Đặc điểm miễn dịch-dịch tễ học bệnh tả:
A. Bệnh nhân bắt đầu đào thải vi khuẩn theo phân ngay khi bệnh phát.
B. Sau khi khỏi bệnh, vi khuẩn vẫn còn trong phân trong nhiều tháng.
C. Trong nước, vi khuẩn tả bị chết nhanh chóng.
D. Miễn dịch của cơ thể với tả tồn tại không vững bền.
-
Câu 12:
Đặc điểm bệnh học bệnh tả:
A. Trong vùng lưu hành bệnh, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn người lớn.
B. Trong vùng lưu hành bệnh, tỷ lệ người lớn mắc bệnh cao hơn trẻ em.
C. Chỉ gây được bệnh khi số lượng vi khuẩn nhiều: 1010 /1ml.
D. Không có người lành mang mầm bệnh.
-
Câu 13:
Bệnh phẩm trong chẩn đoán trực tiếp vi khuẩn tả có thể là:
A. Phân hoặc nước tiểu của bệnh nhân.
B. Nước tiểu, chất nôn của bệnh nhân.
C. Phân, chất nôn của bệnh nhân.
D. Phân hoặc máu của bệnh nhân.
-
Câu 14:
Trong phòng bệnh đặc hiệu ngừa bệnh tả:
A. Dùng kháng sinh dự phòng cho mọi người trong vùng lưu hành dịch.
B. Vac-xin tả dùng theo đường tiêm.
C. Vac-xin tả dùng theo đường uống hoặc tiêm.
D. Kháng thể hình thành sau khi dùng vac-xin có vai trò chính bảo vệ cơ thể là IgG.
-
Câu 15:
Đặc điểm sinh học của Haemophilus influenzae:
A. Kỵ khí tuyệt đối.
B. Hiếu khí tuyệt đối.
C. Thuộc dạng vi khuẩn đa hình thái, Gram dương.
D. Thuộc dạng vi khuẩn đa hình thái, Gram âm.
-
Câu 16:
Chọn đáp án đúng về đặc điểm sinh học của Haemophilus influenzae:
A. Phát triển được trên các môi trường thường.
B. Chỉ phát triển được trên các môi trường chuyên biệt giàu chất dinh dưỡng.
C. Chỉ phát triển được trong môi trường chuyên biệt có thêm yếu tố V.
D. Chỉ phát triển được trong môi trường chuyên biệt có thêm yếu tố X, V.
-
Câu 17:
Đặc điểm kháng nguyên của Haemophilus influenzae:
A. Có kháng nguyên vỏ, bản chất hóa học là lipopolysaccharit.
B. Có kháng nguyên vỏ, bản chất hóa học là lipoprotein.
C. Có hay không có kháng nguyên vỏ tùy theo điều kiện phát triển.
D. Chỉ có kháng nguyên thân, không có kháng nguyên vỏ.
-
Câu 18:
Chọn đáp án đúng về đặc điểm cấu trúc kháng nguyên của Haemophilus influenzae:
A. Kháng nguyên độc tố có tính đặc hiệu typ.
B. Kháng nguyên thân có tính đặc hiệu typ.
C. Vách của typ a được tinh chế dùng làm vac-xin.
D. Vỏ của typ b được tinh chế dùng làm vac-xin.
-
Câu 19:
Đặc điểm bệnh học của Haemophilus influenzae:
A. Khoảng 75% trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn này.
B. Khoảng 75% trẻ lành có mang vi khuẩn này ở họng, mũi.
C. Vi khuẩn gây bệnh thường là vi khuẩn không có vỏ, typ a.
D. Vi khuẩn gây bệnh thường là vi khuẩn không có vỏ, typ b.
-
Câu 20:
Chọn đáp án đúng về đặc điểm bệnh học của Haemophilus influenzae:
A. Vi khuẩn ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp của người.
B. Người chỉ là ký chủ ngẫu nhiên của vi khuẩn này.
C. Trẻ dưới hai tháng tuổi không bị mắc bệnh do có kháng thể từ mẹ qua.
D. Trẻ dưới hai tháng tuổi hay bị mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.
-
Câu 21:
Haemophilus influenzae không gây nên một trong những bệnh cảnh sau:
A. Viêm màng não.
B. Viêm đường hô hấp trên.
C. Nhiễm trùng sinh dục.
D. Viêm kết mạc mắt.
-
Câu 22:
Một trong những đặc điểm phòng bệnh sau không thuộc những điểm qui định trong phòng bệnh do Haemophilus influenzae:
A. Cách ly bệnh nhân.
B. Dùng vac-xin dự phòng cho người lành khi tiếp xúc với người bệnh.
C. Có vac-xin phòng bệnh đặc hiệu.
D. Vac-xin có hiệu quả bảo vệ ở trẻ em trên hai tuổi.
-
Câu 23:
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A. Trực khuẩn ngắn, Gram âm.
B. Trực khuẩn mảnh, đôi khi phân nhánh.
C. Di động (+), không có nha bào.
D. Có thể có nha bào trong điều kiện không thuận lợi.
-
Câu 24:
Chọn đáp án đúng về đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A. Không nuôi cấy được trên các môi trường thường.
B. Không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo.
C. Phát triển nhanh sau 24-48 giờ trên môi trường lỏng chuyên biệt.
D. Phát triển dễ dàng trên các môi trường thông thường.
-
Câu 25:
Vi khuẩn lao có một thành phần rất lớn lipid trong tế bào, các lipid này làm cho vi khuẩn có đặc tính:
A. Tăng trưởng dồn cục với tốc độ nhanh.
B. Tăng trưởng dồn cục với tốc độ chậm.
C. Kích thích cơ thể tạo kháng thể trung hòa độc tố.
D. Đề kháng mạnh với tia cực tím.
-
Câu 26:
Đặc điểm khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao:
A. Gây bệnh lao phổi, lao hạch, lao đường tiêu hóa.
B. Mọi cơ quan trong cơ thể đều có khả năng bị mắc bệnh lao.
C. Dạng lao phổi có tỷ lệ chuyển thành lao kháng thuốc cao nhất.
D. Dạng lao đường tiêu hóa có tỷ lệ chuyển thành lao kháng thuốc cao nhất.
-
Câu 27:
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn lao:
A. Gây bệnh do vi khuẩn có ngoại độc tố mạnh.
B. Gây bệnh do vi khuẩn có nội độc tố mạnh.
C. Lớp sáp và yếu tố sợi có vai trò quan trọng trong độc lực của vi khuẩn.
D. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể theo đường hô hấp.
-
Câu 28:
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua các đường:
A. Hô hấp, máu, da-niêm.
B. Hô hấp, máu.
C. Hô hấp, tiêu hóa, da-miêm.
D. Hô hấp, tiêu hóa.
-
Câu 29:
Loại miễn dịch của cơ thể được hình thành sau khi khỏi bệnh lao là:
A. Miễn dịch dịch thể.
B. Miễn dịch tế bào.
C. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
-
Câu 30:
Sau khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn lao chỉ bị tiêu diệt bởi:
A. Tế bào bạch cầu đơn nhân.
B. Tế bào bạch cầu đa nhân.
C. Đại thực bào đã được hoạt hóa bởi opsonin.
D. Đại thực bào đã được hoạt hóa bởi lymphokin.
-
Câu 31:
Dạng lao tiên phát hay gặp trong các thể bệnh lao là:
A. Lao đường tiêu hóa.
B. Lao phổi.
C. Lao hạch.
D. Lao màng não.
-
Câu 32:
Thử nghiệm Koch đã chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao là:
A. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
B. Đáp ứng miễn dịch thể dịch.
C. Phản ứng trung hòa độc tố.
D. Phản ứng quá mẫn chậm của cơ thể với độc tố vi khuẩn.
-
Câu 33:
Một trong những ứng dụng của thử nghiệm Koch trong phát hiện nhiễm lao là:
A. Thử nghiệm Tuberculin.
B. Thử nghiệm Schick.
C. Thử nghiệm Dick.
D. Thử nghiệm BCG.
-
Câu 34:
Đặc điểm phản ứng Tuberculin trong chẩn đoán nhiễm lao:
A. Bản chất là phản ứng trung hòa kháng nguyên - kháng thể.
B. Phản ứng Tuberculin luôn dương tính với những bệnh nhân mắc bệnh lao.
C. Thử phản ứng bằng cách tiêm 0,1 ml chứa 5 đơn vị Tuberculin vào trong da cẳng tay, đọc kết quả sau 18-24 giờ.
D. Test Tuberculin (+) chỉ chứng tỏ cơ thể đã có miễn dịch với vi khuẩn lao.
-
Câu 35:
Đặc điểm sinh vật học của nhóm Clostridium:
A. Trực khuẩn Gram dương, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện.
B. Trực khuẩn Gram âm, kỵ khí tuyệt đối.
C. Trực khuẩn Gram dương, kỵ khí tuyệt đối.
D. Trực khuẩn Gram dương, hiếu khí tuyệt đối.
-
Câu 36:
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn uốn ván:
A. Trực khuẩn, Gram dương, không có khả năng sinh nha bào.
B. Trực khuẩn, Gram dương, có khả năng sinh nha bào.
C. Cầu khuẩn, Gram dương, không có khả năng sinh nha bào.
D. Cầu khuẩn, Gram dương, có khả năng sinh nha bào.
-
Câu 37:
Đặc điểm của độc tố tetanospasmin của vi khuẩn uốn ván:
A. Bị bất hoạt ở 1200C sau 15 phút.
B. Là độc tố thần kinh.
C. Bản chất là nội độc tố.
D. Gây ly giải hồng cầu người, ngựa, thỏ.
-
Câu 38:
Đặc điểm độc tố của vi khuẩn uốn ván:
A. Gây tan hồng cầu, làm bệnh nhân chết do thiếu máu nhanh chóng.
B. Được dùng để sản xuất vac-xin phòng bệnh.
C. Có thể gây ngộ độc thức ăn nếu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn này.
D. Độc tố có khả năng hủy hoại tế bào thần kinh vận động.