1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Helicobacter pylori được tìm thấy bởi:
A. Richard Pfeiffer
B. J. Bordet và O. Gengou
C. Bretonnean
D. Warren và Marshall
-
Câu 2:
Sự tồn tại của H.pylori trong môi trường acid của dạ dày là nhờ:
A. Vi khuẩn bền với pH acid
B. Tác dụng bảo vệ của niêm mạc dạ dày
C. Enzyme urease của vi khuẩn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Một thử nghiệm không xâm lấn (không làm tổn thương bệnh nhân) được sử dụng trong chẩn đoán bệnh viêm dạ dày tá tràng do H.pylori là:
A. Đo dung tích thông khí của phổi
B. ELISA
C. Test hơi thở
D. Câu A và B
-
Câu 4:
Câu nào đúng về vi khuẩn H. Pylori:
A. Trực khuẩn gram âm, có dạng xoắn S gây bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng và ung thư dạ dày.
B. Sức đề kháng mạnh, ở nhiệt độ phòng thí nghiệm sống được vài tháng.
C. Lên men đường, sinh indole, khử nitrate thành nitrite
D. Có vaccin phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng do H. pylori gây ra
-
Câu 5:
H.pylori di động nhờ vào:
A. Đơn mao ở một đầu
B. Đơn mao ở hai đầu
C. Nhiều chiên mao ở một đầu
D. Chu mao quanh thân
-
Câu 6:
H.pylori tiết ra các men:
A. Urease, catalase, oxidase
B. Urease, catalase, phosphatase
C. Urease, oxidase, phosphatase
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Các men H.pylori tiết ra đều có chung đặc điểm:
A. Gây độc và phá huỷ tế bào
B. Xâm nhập niêm mạc, gây độc và phá huỷ tế bào
C. Giúp vi khuẩn sống trong môi trường acid, xâm nhập niêm mạc, gây độc và phá huỷ tế bào
D. Giúp vi khuẩn sống trong môi trường acid, xâm nhập niêm mạc, phá huỷ tế bào.
-
Câu 8:
H.pylori có bao nhiêu loại kháng nguyên chính:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Kháng nguyên gây độc đối với tế bào ký chủ mà H.pylori kí sinh là:
A. Kháng nguyên thân
B. Kháng nguyên lông
C. Kháng nguyên adhesin
D. Kháng nguyên cytotoxin
-
Câu 10:
Có bao nhiêu câu đúng:
(1) Kháng nguyên thân là loại kháng nguyên chịu nhiệt, gây độc đối với tế bào ký chủ.(2) Kháng nguyên lông chịu nhiệt, gây độc đối với tế bào ký chủ.
(3) H.pylori phát triển tốt ở pH thấp.
(4) Protein CagA gây độc tế bào, VacA có tính sinh miễn dịch cao.
(5) Protein CagA có tính sinh miễn dịch cao, CagA+ gây viêm dạ dạy thể nạng, viêm teo dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày.
(6) Kháng nguyên cytotoxin gây độc tế bào, adhesin giúp vi khuẩn kết dính vào tế bào niêm mạc.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 11:
Chọn tổ hợp đúng:
1. H.pylori có sức đề kháng yếu, dễ bị chất sát khuẩn thường tiêu diệt.
2. Protein CagA có tính sinh miễn dịch cao, CagA+ gây loét dạ dày, ung thư dạ dày.
3. VagA là một loại độc tố gây độc tế bào.
4. H.pylori tiết urea phân giải urease thành amoniac giúp vi khuẩn sống được trong môi trường acid.
5. H.pylori phát triển tốt ở dạ dày người.
6. Clo-test là kỹ thuật gián tiếp qua bệnh phẩm, test hơi thở trực tiếp qua hơi thở.
7. Chẩn đoán gián tiếp gồm phương pháp: huyết thanh học và xét nghiệm phát hiện hoạt tính của men urease.
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 3, 4, 6
C. 1, 2, 5, 4, 6
D. 1, 2, 3, 7
-
Câu 12:
Chẩn đoán gián tiếp vi khuẩn H.pylori gồm các biện pháp:
A. Huyết thanh học, Test hơi thở, ELISA.
B. Huyết thanh học, Clo-test, test hơi thở
C. EILISA, Clo-test, test hơi thở
D. ELISA, Clo-test, test hơi thở
-
Câu 13:
Chọn phát biểu không đúng trong các câu dưới đây?
A. H.pylori có urease (-)
B. Chưa có vaccin phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
C. Thuốc điều trị việm loét dạ dày là Bismuth kết hợp Metronidazole, Tetracylin, Amoxicyllin
D. Nguồn lây truyền H.pylori là người, lây từ người sang người.
-
Câu 14:
H.pylori lây truyền:
A. Từ người sang người, từ động vật sang người.
B. Nguồn lây chủ yếu là người và động vật.
C. Qua đường phân-miệng, miệng-miệng, chủ yếu là phân-miệng.
D. Nguồn lây chủ yếu là người, không đáng kể ở chim.
-
Câu 15:
Trong phương pháp test hơi thở, chất đi tới phổi và được phát hiện qua hơi thở bệnh nhân là:
A. CO2 phóng xạ C14 hoặc C13
B. CO2 phóng xạ C14 hoặc C15
C. CO2 phóng xạ C13 hoặc C15
D. CO2 phóng xạ C13 hoặc C16
-
Câu 16:
Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể gì trong huyết thanh bệnh nhân:
A. IgA, IgM
B. IgG, IgM
C. IgA, IgG
D. IgA, IgG, IgM
-
Câu 17:
Có bao nhiêu phương pháp chẩn đoán trực tiếp:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Trong chẩn đoán vi sinh học, phương pháp phát hiện kháng nguyên H.pylori trong:
A. Phân D
B. Phân A
C. Phân C
D. Phân B
-
Câu 19:
Các câu được ghép đúng là:
1. Viêm loét dạ dày- tá tràng a. Được sử dụng nhiều trong dịch tễ học 2. Phương pháp ELISA b. Có tính độc đối với tế bào ký chủ mà H.pylori ký sinh 3. Phương pháp Clo-test c. Giúp vi khuẩn kết dính vào tế bào niêm mạc. 4. Kháng nguyên thân d. Bệnh phẩm có H.pylori, môi trường đổi màu. 5. Kháng nguyên adhesin 6.Kháng nguyên lông
A. 2-a, 3-b, 4-c, 5-d
B. 2-d, 5-b ,4-c, 3-a
C. 2-a, 4-b, 5-c, 3-d
D. 2-d, 4-b, 3-c, 5-a
-
Câu 20:
Phương pháp Clo-test:
A. Nếu trong bệnh phẩm có H.pylori, môi trường đổi màu.
B. Nếu trong bệnh phẩm có H.pylori, môi trường không đổi màu.
C. Nếu bệnh phẩm không có H.pylori, môi trường không đổi màu.
D. A và C đều đúng
-
Câu 21:
Về mặt biểu hiện lâm sàng:
A. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có Clo-test dương tính, ung thư dạ dày có thể có vi khuẩn H.pylori.
B. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có Clo-test dương tính, ung thư dạ dày luôn luôn có vi khuẩn H.pylori.
C. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nhờ kỹ thuật ELISA, ung thư dạ dày có thể có vi khuẩn H.pylori.
D. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nhờ kỹ thuật ELISA, ung thư dạ dày luôn luôn có vi khuẩn H.pylori.
-
Câu 22:
Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng:
A. Thất bại do H.pylori kháng Metronidazole ngày càng cao
B. Thất bại do H.pylori kháng Tetracylin ngày càng cao
C. Thất bại do H.pylori kháng Bimuth ngày càng cao
D. Thất bại do H.pylori kháng Amoxycillin ngày càng cao
-
Câu 23:
Đặc tính của trực khuẩn lao:
A. Có tính kháng thuốc
B. Tốc độ tăng trưởng chậm
C. Đôi khi có dạng hình sợi hay phân nhánh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Vi khuẩn lao được phát hiện năm 1882 bởi:
A. Louis Pasteur
B. Robert Koch
C. Alexander Yersin
D. Fracastorius
-
Câu 25:
Tính chất của trực khuẩn lao. Chọn câu sai:
A. Không có lông
B. Không sinh bào tử
C. Không có nang
D. Có thể nhuộm bằng phương pháp nhuộm thông thường
-
Câu 26:
Môi trường Middlebrook 7H10 – 7H11 là môi trường:
A. Lỏng
B. Bán lỏng
C. Thạch trứng – khoai tây
D. Thạch bán tổng hợp
-
Câu 27:
Môi trường Middlebrook 7H12 là môi trường:
A. Lỏng
B. Bán lỏng
C. Thạch trứng – khoai tây
D. Thạch bán tổng hợp
-
Câu 28:
Môi trường Lowenstein-Jensen là môi trường:
A. Lỏng
B. Bán lỏng
C. Thạch trứng – khoai tây
D. Thạch bán tổng hợp
-
Câu 29:
Chiếm 40% trọng lượng khô của tế bào vi khuẩn là:
A. Polysaccharide
B. Lipopolysaccharide
C. Acid béo và chất sáp
D. Teichoid acid
-
Câu 30:
Liên quan đến cấu tạo hóa học của trực khuẩn lao là:
A. Protein được gắn kết vào các mảnh sáp, không kích thích cở thể sinh kháng thể
B. Protein có tác động gây mẫn cảm tức thì
C. Polysaccharide có tác động gây mẫn cảm muộn
D. Yếu tố tạo thừng làm cho vi khuẩn mọc trong canh cấy lỏng xếp thành chuỗi song song và xoắn lại với nhau như sợi thừng
-
Câu 31:
Trực khuẩn lao không bị diệt bởi:
A. Ánh sáng chiếu trực tiếp
B. Sữa bò đung nóng 560C/30 phút
C. Acid
D. Tất cả đều sai
-
Câu 32:
Thành phần cấu tạo hóa học nào của vách tế bào trực khuẩn lao có tác dụng gây độc cho tế bào bạch cầu:
A. Protein
B. Polysaccharide
C. Yếu tố tạo thừng
D. Lipid
-
Câu 33:
Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
(1) Sức đề kháng của trực khuẩn lao chủ yếu do thành phần lipid trong tế bào
(2) Trong nước dạ dày trực khuẩn lao có thể sống được vài ngày
(3) Ở quần áo để trong ánh sáng, trực khuẩn lao sống được hàng tháng
(4) Sữa bò đun nóng 65-700C trong 30 phút diệt được vi khuẩn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Thử nghiệm phát hiện phản ứng quá mẫn muộn đối với trực khuẩn lao:
A. Thử nghiệm Dick
B. Thử nghiệm tuberculin
C. Thử nghiệm Shick
D. Thử nghiệm BCG
-
Câu 35:
Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây:
(1) Sản phẩm tuberculin đầu tiên do Koch làm ra có tên là PPD-S
(2) Tuberculin được tạo ra từ gốc trực khuẩn lao người
(3) Phản ứng tuberculin dương tính khi chỗ tiêm có phản ứng viêm với đường kính vùng cứng lớn hơn 10mm
(4) Phản ứng tuberculin âm tính khi bị nhiễm Mycobacterium khác
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Không liên quan đến miễn dịch tế bào chống lại các VSV nội bào:
A. MHC II
B. IL – 2
C. TH1
D. TH2
-
Câu 37:
Nối mệnh đề ở cột (A) phù hợp với cột (B)
Vi khuẩn Màu khúm khuẩn 1. M. tuberculosis a. Trắng 2. M. bovis b. Vàng 3. M. anvium c. Hồng
A. 1-b, 2-a, 3-c
B. 1-a, 2-b, 3-c
C. 1-b, 2-c, 3-a
D. 1-a, 2-c, 3-b
-
Câu 38:
Chọn câu đúng về Tế Bào?
A. Tế bào NK gắn trực tiếp vào tế bào để giết chết tế bào mà không cần sự giúp đỡ của đại thực bào
B. TDH có vai trò trong phản ứng quá mẫn muộn
C. Tế bào TC được hoạt hóa sẽ tấn công các tế bào bị nhiễm, đặc biệt là những tế bào bất thường hay tế bào nhiễm virus
D. A, B, C đúng
-
Câu 39:
Tế bào có chức năng trình diện kháng nguyên trong đáp ứng miễn dịch tế bào:
A. Tế bào B
B. Đại thực bào
C. Tế bào đuôi gai
D. A, B, C đúng
-
Câu 40:
Để kích thích sự tăng trưởng của trực khuẩn lao trong môi trường nuôi cấy, cần ủ ở khí trường có CO2:
A. 1%
B. 10%
C. 20%
D. Không cần CO2