1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dùng phản ứng huyết thanh học nào chẩn đoán bệnh cúm:
(1) Phản ứng kết hợp bổ thê
(2) Phản ứng ngưng kết hồng cầu
(3) Miễn dịch huỳnh quang
(4) ELISA
A. Nếu (1), (2), (3) đúng
B. Nếu (1), (3) đúng
C. Nếu (2), (4) đúng
D. Nếu chỉ có (4) đúng
-
Câu 2:
Cho các phát biểu sau về cách lấy bệnh phẩm vi khuẩn kỵ khí: (1) Lấy bằng ống tiêm (2) Bảo quản bệnh phẩm ở nhiệt độ lạnh (3) Không để bệnh phẩm lâu ngoài không khí (4) Khi đâm ống tiêm (chứa bệnh phẩm) vào lọ bảo quản vi khuẩn kỵ khí, không nên đâm sâu vào lọ. Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Phát biểu sai về Clostridium:
A. Là vi khuẩn kỵ khí ngoại sinh
B. Không sinh nha bào
C. Một số loài có khả năng di động
D. Sản xuất ngoại độc tố gây bệnh
-
Câu 4:
Dùng bệnh phẩm nào để phân lập virus cúm
(1) Nước rửa cổ họng
(2) Mảnh hành tủy
(3) Mảnh phổi
(4) Máu
A. Nếu (1), (2), (3) đúng
B. Nếu (1), (3) đúng
C. Nếu (2), (4) đúng
D. Nếu chỉ có (4) đúng
-
Câu 5:
Virus cúm có các tính chất ngoại trừ:
(1) Tạo tế bào khổng lồ đa nhân
(2) Tạo tế bào hợp bào
(3) Gây viêm tuyến mang tai
(4) Gây ngưng kết hồng cầu gà
A. Nếu (1), (2), (3) đúng
B. Nếu (1), (3) đúng
C. Nếu (2), (4) đúng
D. Nếu cả 4 đều đúng
-
Câu 6:
Botox có nguồn gốc từ độc tố của vi khuẩn nào?
A. C. tetani
B. C. perfringens
C. C. botulinum
D. C. difficile
-
Câu 7:
Hiện nay vaccin cúm được dùng là:
A. Vaccin virus cúm bất hoạt, được xử lý bằng formaldehyd , tạo kháng thể kháng kháng nguyên NKHC
B. Vaccin sống, giảm độc lực, là một biến chứng chủng của virus cúm ngựa
C. Vaccin có các mảnh kháng nguyên NKHC, neuramidase và glycoprotein
D. Vaccin sống, giảm độc lực, chứa các virus cúm A,B,C đang lưu hành
-
Câu 8:
Chọn nhận định sai về Clostridium botulinum:
A. Chất độc ngăn chặn phóng thích chất dẫn truyền thần kinh ức chế
B. Có khả năng di động
C. botulinum
D. Được điều trị bằng thuốc kháng độc tố
-
Câu 9:
Liên quan đến vaccin cúm: Mỗi câu dưới đây đều đúng, Ngoại trừ:
A. Là vaccin chết, có cả hai dòng cúm A và B
B. Phải tiêm nhắc lại 1-3 năm
C. Kháng nguyên chính trong vaccin là hemagglutinin: kháng thể kháng hemagglutinin trung hòa tính gây nhiễm virus
D. Cần phải chích vaccin cho mọi người trên 2 tuổi vì virus gây các trận dịch lớn vào mùa đông
-
Câu 10:
Chọn nhận định đúng về Clostridium tetani:
A. Không di động
B. Sản xuất độc tố có bản chất là protein
C. Chất độc gây ức chế phóng thích acetylcholine tại các synapse cholinergic
D. Độc tố gồm tetanolysin và tetanosapsmin, trong đó tetanolysin đóng vai trò chính trong bệnh uốn ván
-
Câu 11:
Amantadine tác động chủ yếu vào giai đoạn nào trong chu kỳ nhân lên của virus cúm:
A. Sự hấp phụ và xâm nhập của virus
B. Tổng hợp mRNA của virus
C. Tổng hợp bộ gen DNA của virus
D. Tổng hợp protein của virus
-
Câu 12:
Vaccin phòng bệnh uốn ván là:
A. Vaccin chết
B. Vaccin sống giảm độc lực
C. Vaccin giải độc tố
D. Vaccin SAT
-
Câu 13:
Các virus cúm có:
A. Sợi RNA dương, không phân đoạn
B. Sợi RNA âm, phân đoạn
C. Sợi RNA âm, không phân đoạn
D. Sợi đôi RNA đôi
-
Câu 14:
Chọn nhận định đúng về Clostridium perfringens:
A. Có khả năng di động
B. Độc tố beta gây nhiễm độc thức ăn
C. Độc tố ruột gây viêm ruột hoại tử
D. Độc tố alpha là phospholipase C
-
Câu 15:
Số đặc điểm có ở Orthomyxovirus:
(1) Có RNA polymerase
(2) Có màng bọc
(3) Neuraminidase có ở một số virus
(4) Sự tái hợp di truyền thường xảy ra
(5) Mức độ thay đổi kháng nguyên thấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Vi khuẩn nào gây viêm đại tràng giả mạc:
A. C. tetani
B. C. difficile
C. C. botulinum
D. C. perfringens
-
Câu 17:
Vi khuẩn nào gây liệt mềm:
A. C. tetani
B. C. difficile
C. C. botulinum
D. C. perfringens
-
Câu 18:
Về tính đột biến kháng nguyên của virus cúm, chọn câu đúng:
A. Kháng nguyên NP thường xuyên thay đổi
B. Kháng nguyên HA và NA không thay đổi
C. Có hai loại là đột biến kháng nguyên từ từ và đột ngột
D. Một biến thể chỉ cần một đột biến sẽ làm xuất hiện dòng virus mới có ý nghĩa dịch tễ
-
Câu 19:
Chọn nhận định sai về Clostridium difficile:
A. Là trực khuẩn gram dương hình que
B. Toxin A giống độc tố tả
C. Toxin B là độc tố ruột
D. Toxin B phá hủy hệ thống vi sợi tế bào
-
Câu 20:
Điểm chung của virus cúm và paramyxovirus, trừ một:
A. Bộ gen là RNA sợi đơn
B. Không có màng bọc
C. Capsid hình xoắn ốc
D. Gây bệnh đường hô hấp
-
Câu 21:
Kháng sinh nào sau đây điều trị vi khuẩn kỵ khí hiệu quả nhất:
A. Metronidazole
B. Cefotetan
C. Piperacillin
D. Cefoxitin
-
Câu 22:
Về cấu trúc của Influenza viruses, chọn câu đúng:
A. Kháng nguyên bên trong là HA và NA
B. Thành viên duy nhất họ Paramyxoviridae
C. Không có màng bọc
D. Bộ gen là RNA sợi đơn
-
Câu 23:
Kháng nguyên của virus cúm:
A. Có 2 loại là kháng nguyên bên trong và kháng nguyên màng bọc
B. Kháng nguyên bên trong gây ra phản ứng chéo giữa ba tuýp virus cúm
C. Kháng nguyên HA gây ngưng kết bạch cầu
D. Hiện nay có 15 thứ tuýp kháng nguyên NA
-
Câu 24:
Chọn câu sai: Tính chất của Rickettsia:
A. Bắt màu tím hồng khi nhuộm Giemsa
B. Bắt màu đỏ khi nhuộm Macchiavello
C. Là những vi khuẩn không di động, có nhiều dạng và thường gặp nhất là dạng trực khuẩn
D. Các Rickettsia đều không có khả năng phát triển trong môi trường nuôi cấy vào tế bào sống
-
Câu 25:
Type virus cúm có ở người, trừ một:
A. H1N1
B. H2N2
C. H3N2
D. H7N9
-
Câu 26:
Cặp A, B thích hợp là: (A) là trung gian lây mầm bệnh của (B):
A. Rận - R. burnetii
B. Bọ chét - R. mooseri
C. Ve - R. quintana
D. Mỏ đỏ - R. prowaseki
-
Câu 27:
Nhận định đúng về Rickettsia:
A. Sốt phát ban dịch tễ do tác nhân là vi khuẩn R. mooseri
B. Là trực khuẩn gram âm
C. Phản ứng Weil- Felix là phản ứng đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh do Reckettsia
D. Rickettsia là nhóm vi khuẩn có sức đề kháng yếu, chúng dễ bị tiêu diệt nhanh chóng bởi sức nóng, ánh nắng, độ khô và các chất sát khuẩn
-
Câu 28:
Trận đại dịch cúm kinh hoàng năm 1918-1919 ở Tây Ban Nha do sự xuất hiện của thứ type:
A. H1N1
B. H5N1
C. H2N2
D. H3N2
-
Câu 29:
Nhận định nào sau đây sai trong phòng bệnh và điều trị bệnh do Rickettsia:
A. Vacin chết gồm 3 loại khác nhau bào chết từ: ruột rận, phổi chuột và lòng đỏ trứng gà đã nhiễm Rickettsia
B. Vaccin chết không giúp bảo vệ cơ thể hoàn toàn chống lại nhiễm bệnh nhưng làm cho bệnh xảy ra ở thể nhẹ, lành tính
C. Đối với trẻ em và phụ nữ có thai, kháng sinh nhạy cảm thường dùng là Tetracycline
D. Ngoài 2 loại vaccin sống và vaccin chết, có thể sử dụng vaccine sống phối hợp với kháng sinh
-
Câu 30:
Rickettsia có nhiều loại kháng nguyên liên quan đến:
A. Phản ứng ngưng kết trực tiếp
B. Phản ứng kết hợp bổ thể
C. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Chọn câu sai: Sốt Q:
A. Do tác nhân là vi khuẩn Rickettsia burnetii
B. Không có nổi ban và phản ứng Weill- Felix dương tính
C. Xảy ra khắp nơi trên thế giới nhưng thường gặp nhất ở châu Âu
D. Các loài động vật như dê, cừu, trâu, bò, thỏ rừng, thú hoang dại, chim, côn trùng,… là nguồn tàng trữ burnetii
-
Câu 32:
Chọn tổ hợp ghép nối đúng về týp virus cúm phù hợp với các đối tượng bị gây bệnh:
Đối tượng Týp 1. Người a. H3 và H7 2. Ngựa b. H1 và H3 3. Gia cầm c. H1-H3 và H5 4. Heo d. H1-H15
A. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d
B. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b
C. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b
D. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c
-
Câu 33:
Sốt mò: (1) Có nhiều tên gọi khác nhau: sốt phát ban rừng rú, sốt triền sông Nhật Bản, … (2) Là bệnh cấp tính (3) Do vi khuẩn R. mooseri gây nên (4) Vi khuẩn gây bệnh có sức đề kháng mạnh nhất trong tất cả các loài Rickettsia (5) Mầm bệnh được truyền qua trung gian là con mò đỏ Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Về bệnh cúm do Inluenza virus, chọn câu đúng nhất:
A. Bệnh cúm A lây lan nhanh và xuyên lục địa tạo những trận đại dịch
B. Cúm C có ý nghĩa dịch tễ học lớn nhất
C. Tỉ lệ mắc bệnh cúm cao quanh năm ở các nước Âu Mỹ
D. Những trận dịch định kỳ xảy ra do đột biến một hay hai kháng nguyên bên trong
-
Câu 35:
Loài động vật nào là ký chủ trung gian và là nơi diễn ra sự tái tổ hợp virus cúm:
A. Gà
B. Vịt
C. Heo
D. A và B đúng
-
Câu 36:
Phát biểu sai về các bệnh nhiễm Rickettsia:
A. Sốt phát ban dịch tễ xảy ra ở người lớn tuổi nặng hơn ở trẻ em
B. Sốt phát ban địa phương có biểu hiện lâm sàng giống sốt phát ban dịch tễ
C. Bệnh sốt Q, sốt mò lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, qua sữa thịt bị nhiễm mầm bệnh
D. Bệnh sốt mò là bệnh cấp tính
-
Câu 37:
Số thứ týp HA và NA lần lượt gây bệnh cúm ở người:
A. 9 và 15
B. 6 và 2
C. 4 và 3
D. 5 và 4
-
Câu 38:
Bệnh sốt phát ban do R. prowaseki: chọn câu sai:
A. Gọi là bệnh sốt phát ban dịch tễ
B. Sốt cao 40-41oC, hình bình nguyên
C. Sốt phát ban rầm rộ kèm theo nhiễm độc toàn thân, bệnh nhân tỉnh và không rối loạn cảm giác, tinh thần
D. Rận là trung gian lây lan mầm bệnh
-
Câu 39:
Năm 1997 ở Hồng Kông, lần đầu tiên ghi nhận được bệnh nhiễm cúm gà týp A lây trực tiếp sang người từ gia cầm, virus cúm này thuộc thứ týp:
A. H1N1
B. H2N2
C. H5N1
D. H3N2
-
Câu 40:
Sốt phát ban địa phương: chọn câu đúng
A. Do vi khuẩn R. prowaseki
B. Chuột là động vật cảm nhiễm R. mooseri, nhất là chuột lang
C. Biểu hiện lâm sàng giống sốt phát ban do R. orientalis gây nên nhưng nhẹ hơn
D. Bệnh thường gặp ở Châu Âu