1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh với vi khuẩn:
A. Kháng sinh gây rối loạn chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách.
B. Kháng sinh ức chế tổng hợp ribosom 70S.
C. Kháng sinh ức chế tổng hợp tiểu phần 30S.
D. Kháng sinh gây rối loạn chức năng màng nguyên tương.
-
Câu 2:
Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế:
A. Kháng sinh làm thay đổi tính thấm chọn lọc của vách vi khuẩn.
B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn.
C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương.
D. Kháng sinh làm thay đổi tính thấm của màng nhân.
-
Câu 3:
Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau:
A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom.
B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom.
C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S.
D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S.
-
Câu 4:
Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là:
A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin.
B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom.
C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom vi khuẩn gây nên đọc sai mã của ARN thông tin.
D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển.
-
Câu 5:
Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn:
A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của ADN
B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN.
C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN.
D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN.
-
Câu 6:
Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn:
A. Ức chế ARN polymerase phụ thuộc ARN nên ngăn cản sự hình thành ARN thông tin.
B. Ngăn cản sinh tổng hợp ARN-polymerase phụ thuộc AND.
C. Gắn vào sợi ARN khuôn, ngăn không cho hai sợi tách ra.
D. Làm cho ARN tan thành từng mảnh.
-
Câu 7:
Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào vi khuẩn theo cơ chế:
A. Phá hủy enzym làm rối loạn quá trình chuyển hóa tạo ra các chất cần thiết cho vi khuẩn.
B. Phá hủy màng bào tương nên vi khuẩn không hấp thu được acid folic.
C. Phá hủy vách nên vi khuẩn không hấp thu được các chất cần thiết.
D. Ngăn cản quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất cần thiết cho vi khuẩn phát triển.
-
Câu 8:
Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn do:
A. Kháng sinh ức chế tổng hợp màng bào tương vi khuẩn.
B. Kháng sinh ức chế tổng hợp vỏ vi khuẩn.
C. Kháng sinh ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn.
D. Kháng sinh ức chế sự nhân lên của vi khuẩn ở nhiễm sắc thể.
-
Câu 9:
Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho:
A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt.
B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt.
C. Vách không còn khả năng phân chia trong quá trình nhân lên nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
-
Câu 10:
Chất sát khuẩn là những chất:
A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử
B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể
C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da
D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da
-
Câu 11:
Chất tẩy uế có đặc điểm:
A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật.
B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật.
C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da.
D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn.
-
Câu 12:
Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn:
A. Có bốn dạng đề kháng: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được.
B. Đề kháng giả được chia thành hai nhóm: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
C. Đề kháng thật được chia thành hai nhóm: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền.
-
Câu 13:
Đặc điểm của đề kháng tự nhiên của vi khuẩn kháng kháng sinh:
A. Không phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
B. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid.
C. Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số thuốc kháng sinh nhất định.
D. Các gien đề kháng nằm trên nhiễm sắc thể hay plasmid hoặc transposon.
-
Câu 14:
Đặc điểm đề kháng thu được của vi khuẩn kháng kháng sinh:
A. Do đột biến hoặc nhận được gien đề kháng làm cho một vi khuẩn đang từ không trở nên có gien đề kháng.
B. Không do nguồn gốc di truyền.
C. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid.
D. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid và có pili giới tính.
-
Câu 15:
Đặc điểm của đề kháng giả của vi khuẩn kháng kháng sinh:
A. Có biểu hiện là đề kháng, do nguồn gốc di truyền.
B. Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số thuốc kháng sinh nhất định.
C. Các gien đề kháng có thể được truyền thông qua các hình thức vận chuyển khác nhau.
D. Đề kháng nhưng không do nguồn gốc di truyền.
-
Câu 16:
Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
A. Làm giảm tính thấm của vách.
B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương.
C. Làm giảm tính thấm của màng nhân.
D. Làm giảm tính thấm của vỏ.
-
Câu 17:
Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách làm thay đổi đích tác động, nên kháng sinh:
A. Không bám được vào đích, vì vậy không phát huy được tác dụng.
B. Không bám được vào vách tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng.
C. Không bám được vào vỏ tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng.
D. Không bám được vào màng nguyên tương tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng.
-
Câu 18:
Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra enzym, các enzym này có thể:
A. Biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh làm thuốc mất tác dụng.
B. Biến đổi cấu trúc hóa học của isoenzym làm các isoenzym mất tác dụng.
C. Tạo ra các isoenzym phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh.
D. Tạo ra các isoenzym phá hủy màng nguyên tương nên kháng sinh không còn đích tác động.
-
Câu 19:
Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách nào sau đây?
A. Tạo ra vỏ bao ngoài ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào.
B. Phá hủy tiểu phần 30S hay 50S nên thuốc không bám được vào đích, vì vậy không phát huy được tác dụng.
C. Tạo ra các enzym có tác dụng ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào.
D. Tạo ra các enzym phá hủy cấu trúc hóa học của kháng sinh.
-
Câu 20:
Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế:
A. Vi khuẩn sản xuất men để phá hủy hoạt tính của thuốc.
B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc.
C. Vi khuẩn không còn men nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh.
D. Vi khuẩn không còn màng tế bào.
-
Câu 21:
Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế nào sau đây?
A. Vi khuẩn tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nữa nên không chịu ảnh hưởng của thuốc.
B. Điểm gắn của thuốc vào men đã bị thay đổi.
C. Thay đổi đường biến dưỡng của men chuyển hóa.
D. Điểm gắn của thuốc vào protein cấu trúc không còn.
-
Câu 22:
Chọn đáp án đúng về: Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế nào?
A. Vi khuẩn thay đổi cấu trúc của ribosom.
B. Vi khuẩn thay đổi khả năng thẩm thấu của màng nguyên tương.
C. Vi khuẩn sản xuất colixin để phá hủy hoạt tính của thuốc
D. Vi khuẩn sản xuất plasmid để phá hủy hoạt tính của thuốc.
-
Câu 23:
Gien đề kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn được lan truyền theo cơ chế:
A. Chỉ truyền dọc sang các thế hệ sau qua sự phân chia tế bào.
B. Chỉ truyền ngang giữa các vi khuẩn cùng loài.
C. Có thể truyền ngang giữa các vi khuẩn khác loài.
D. Chỉ truyền được gien kháng thuốc ở những vi khuẩn có pili.
-
Câu 24:
Gien đề kháng kháng sinh có thể lan truyền trên bốn phương diện, là:
A. Biến nạp, tải nạp, tiếp hợp và chuyển vị trí.
B. Trong tế bào; giữa các tế bào; trong quần thể vi sinh vật; trong quần thể đại sinh vật.
C. Truyền dọc; truyền ngang giữa vi khuẩn cùng loàI và khác loài; tải nạp; đột biến.
D. Truyền dọc; truyền ngang; thông qua các hình thức vận chuyển di truyền; đột biến.
-
Câu 25:
Đặc điểm dạng đề kháng giả trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm phần lớn trong kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Xảy ra ở những vi khuẩn nội tế bào.
C. Không do nguồn gốc di truyền.
D. Có nguồn gốc di truyền hoặc không di truyền.
-
Câu 26:
Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu.
C. Các gien đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon.
D. Gien đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-.
-
Câu 27:
Plasmid mang các gen kháng thuốc và kim loại nặng gọi là:
A. R-plasmid.
B. RTF.
C. R determinant.
D. Yếu tố F.
-
Câu 28:
Vi khuẩn F+ giao phối với vi khuẩn F־ thì:
A. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F+
B. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F'.
C. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F+, còn mình mất yếu tố F để trở thành F־.
D. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F', còn mình mất yếu tố F để trở thành F־.
-
Câu 29:
Vi khuẩn Hfr là vi khuẩn:
A. Có yếu tố F tách rời khỏi nhiễm sắc thể
B. Có yếu tố F tích hợp trên nhiễm sắc thể
C. Yếu tố F tách khỏi nhiễm sắc thể nhưng mang theo một đoạn AND của nhiễm sắc thể.
D. Có yếu tố F nằm trên R-plasmid
-
Câu 30:
Hiện tượng nhiễm sắc thể truyền từ tế bào cho qua tế bào nhận bằng cơ chế giao phối xảy ra khi:
A. Tế bào cho là F+, tế bào nhận là F־.
B. Tế bào cho là Hfr, tế bào nhận là F+
C. Tế bào cho là F־,tế bào nhận là F+
D. Tế bào cho là F־, tế bào nhận là Hfr.
-
Câu 31:
Trong phương thức truyền chất liệu di truyền qua giao phối của vi khuẩn, chất liệu ditruyền được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận qua cơ chế:
A. Vừa truyền vừa nhân đôi.
B. Truyền toàn bộ chất liệu di truyền cho vi khuẩn nhận.
C. Hầu hết là vừa tryền vừa nhân đôi, nhưng có khi không nhân đôi.
D. Hầu hết là truyền nhưng không nhân đôi, nhưng cũng có khi nhân đôi.
-
Câu 32:
Một trong các đặc điểm sau không phải là tính chất của plasmid:
A. Là yếu tố di truyền nằm ngoài nhiễm sắc thể.
B. Có cấu tạo là AND dạng vòng, mạch kép.
C. Mang những gen qui định những tính trạng không liên quan đến sự sống còn của vi khuẩn.
D. Số lượng của các plasmid trong mỗi tế bào là như nhau.
-
Câu 33:
Điều kiện để chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho được truyền sang vi khuẩn nhận bằng thức tiếp hợp cần phải qua trung gian là:
A. Pili chung của vi khuẩn.
B. Pili giới tính của vi khuẩn.
C. Receptor của vi khuẩn.
D. Plasmid Tra của vi khuẩn.
-
Câu 34:
Tải nạp là sự truyền chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận qua trung gian:
A. Pili chung của vi khuẩn.
B. Bacteriophage.
C. Pili giới tính của vi khuẩn
D. Plasmid F của vi khuẩn.
-
Câu 35:
Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid:
A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh.
B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh.
C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh.
D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh.
-
Câu 36:
Vi khuẩn có R-plasmid có đặc điểm gì?
A. Các gien nằm trên plasmid được truyền sang vi khuẩn khác chỉ khi vi khuẩn bị ly giải.
B. Các gien nằm trên plasmid chỉ được truyền sang vi khuẩn khác nhờ phage.
C. Chỉ những vi khuẩn có R-plasmid mới đề kháng với kháng sinh.
D. R-plasmid có thể tích hợp vào nhiễm sắc thể.
-
Câu 37:
Chất liệu di truyền trên R-plasmid có thể được lan truyền từ vi khuẩn nọ sang vi khuẩn kia qua hình thức vận chuyển di truyền:
A. Tiếp hợp, tải nạp, plasmid tra.
B. Biến nạp, tải nạp, plasmid tra.
C. Tải nạp, transposon, plasmid tra.
D. Tiếp hợp, biến nạp, tải nạp, plasmid tra.
-
Câu 38:
Những vi khuẩn có R-plasmid có đặc điểm gì nổi bật:
A. Mỗi vi khuẩn kháng thuốc chỉ có một R-plasmid.
B. R-plasmid có thể được truyền sang các vi khuẩn khác loài.
C. R-plasmid chỉ được truyền sang vi khuẩn khác qua hình thức tiếp hợp.
D. R-plasmid chỉ được truyền sang vi khuẩn khác khi vi khuẩn có pili giao phối.
-
Câu 39:
Trên lâm sàng, phối hợp thuốc kháng sinh là một trong những nguyên tắc dùng thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc, dựa trên tính chất sau của đột biến:
A. Đột biến có tính vững bền.
B. Đột biến có tính ngẫu nhiên.
C. Đột biến có tính chất hiếm.
D. Đột biến có tính chất độc lập và đặc hiệu.
-
Câu 40:
Kháng thuốc do R-plasmid có đặc điểm:
A. Một R-plasmid chỉ mang một gien kháng thuốc kháng lại một loại kháng sinh.
B. Một vi khuẩn có thể cùng một lúc mang nhiều gien kháng thuốc.
C. R-plasmid chỉ được truyền cho thế hệ con cháu.
D. R-plasmid chỉ được truyền cho vi khuẩn cùng loài.