1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kháng thuốc ở những vi khuấn có R-plasmid có đặc điểm:
A. Gen kháng thuốc chỉ được truyền dọc cho con cháu.
B. Chỉ truyền được tính kháng thuốc cho vi khuẩn tiếp xúc.
C. Phương thức truyền tính kháng thuốc cho vi khuẩn qua tiếp xúc chiếm tỷ lệ cao.
D. Chỉ truyền được tính kháng thuốc cho vi khuẩn cùng loài.
-
Câu 2:
Đặc điểm của vi khuẩn có yếu tố R-plasmid:
A. Vi khuẩn có thể truyền yếu tố R-plasmid cho vi khuẩn cùng loài
B. Vi khuẩn không thể truyền yếu tố R-plasmid cho vi khuẩn khác loài
C. Tần số truyền tính kháng thuốc qua tiếp xúc là 101- 102
D. Tần số truyền tính kháng thuốc qua tiếp xúc là 10-7- 10-12
-
Câu 3:
Vi khuẩn truyền tính kháng thuốc qua đường phân bào là tính kháng thuốc được truyền cho vi khuẩn con cháu qua phân chia tế bào, đặc tính này:
A. Hay gặp ở vi khuẩn Gram dương.
B. Hay gặp ở vi khuẩn Gram âm.
C. Hay gặp ở nhiều loài vi khuẩn.
D. Ít gặp ở vi khuẩn.
-
Câu 4:
Kháng sinh đồ là kỹ thuật:
A. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
B. Xác định độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn.
C. Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn.
D. Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn.
-
Câu 5:
Sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Các vi khuẩn kháng thuốc bị tiêu diệt.
B. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bị tiêu diệt.
C. Các vi khuẩn nhạy cảm được tự do phát triển mà không bị ức chế cạnh tranh bởi các vi khuẩn khác.
D. Tất cả các vi khuẩn nhạy cảm và kháng thuốc đều bị tiêu diệt.
-
Câu 6:
Một trong những biện pháp phòng chống kháng thuốc ở vi khuẩn là:
A. Chỉ điều trị khi có kết quả kháng sinh đồ.
B. Chỉ điều trị khi phân lập, định danh được vi khuẩn.
C. Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
D. Phối hợp nhiều loại kháng sinh và tăng liều kháng sinh.
-
Câu 7:
Để xác định vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cần phải:
A. Phân lập được vi khuẩn gây bệnh.
B. Có chẩn đoán xác định trên lâm sàng và định danh vi khuẩn gây bệnh.
C. Làm kháng sinh đồ chỉ với những loại vi khuẩn hay kháng thuốc.
D. Làm kháng sinh đồ với vi khuẩn gây bệnh.
-
Câu 8:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của kháng sinh:
A. Các loại kháng sinh khác nhau thì có hoạt phổ khác nhau.
B. Có nhiều cách để phân loại kháng sinh.
C. Hoạt tính của một kháng sinh có tác dụng giống nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
D. Vi khuẩn cũng có thể sản xuất ra kháng sinh.
-
Câu 9:
Kháng thuốc có nguồn gốc không di truyền có liên quan đến:
A. Nhiễm sắc thể.
B. Vi khuẩn ở trạng thái không nhân lên.
C. Plasmid.
D. Phage.
-
Câu 10:
Kháng thuốc do plasmid có liên quan đến:
A. Đề kháng tự nhiên.
B. Đề kháng giả.
C. Đề kháng thu được.
D. Đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
-
Câu 11:
Kháng sinh nào ức chế tổng hợp protein:
A. Polymycin.
B. Streptomycin.
C. Nhóm β - lactam.
D. Nhóm quinolon.
-
Câu 12:
Thuốc kháng sinh nào ức chế tổng hợp vách vi khuẩn:
A. Nhóm β-lactam.
B. Nhóm aminozid.
C. Nhóm quinolon.
D. Nhóm chloramphenicol.
-
Câu 13:
Họ thuốc kháng sinh nào ức chế tổng hợp protein do tác động vào tiểu phần 50S của ribosom:
A. Penicillin.
B. Colistin.
C. Erythromycin.
D. Polymycin.
-
Câu 14:
Trong điều trị nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc kháng sinh có tác dụng:
A. Luôn luôn cho hiệu quả cao.
B. Giảm chủng đột biến kháng thuốc trong trường hợp nhiễm khuẩn mạn tính.
C. Để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
D. Để điều trị các nhiễm khuẩn bội nhiễm sau khi nhiễm virus.
-
Câu 15:
Nhiễm trùng là tình trạng:
A. Xâm nhập vào mô của các vi sinh vật gây bệnh.
B. Xâm nhập vào cơ thể của vi sinh vật gay bệnh.
C. Tăng sinh của vi sinh vật ký sinh trong cơ thể tại vị trí thông thường của nó.
D. Tăng sinh của vi sinh vật trong cơ thể dù rằng không có triệu chứng biểu hiện bệnh.
-
Câu 16:
Một người khỏe mạnh hoàn toàn, làm xét nghiệm máu thấy có hiện diện virus viêm gan B (HBsAg (+)), hình thái nhiễm trùng này được gọi là:
A. Nhiễm trùng thể ẩn.
B. Nhiễm trùng mạn tính.
C. Nhiễm trùng chậm.
D. Nhiễm trùng cấp tính.
-
Câu 17:
Một người khỏe mạnh hoàn toàn, cấy phân thấy có vi khuẩn thương hàn, tình trạng này gọi là:
A. Nhiễm trùng cơ hội.
B. Nhiễm trùng mạn tính.
C. Người lành mang bệnh.
D. Nhiễm trùng chậm.
-
Câu 18:
E. coli là vi khuẩn ký sinh với tỷ lệ lớn ở đường tiêu hóa của người, thường không gây bệnh, nhưng lại rất hay gây tiêu chảy ở người bị AIDS. Đây được gọi là:
A. Nhiễm trùng tiềm tàng.
B. Nhiễm trùng chậm.
C. Nhiễm trùng cơ hội.
D. Nhiễm trùng cấp tính.
-
Câu 19:
Một số khái niệm đúng về nhiễm trùng:
A. Bệnh nhiễm trùng thể ẩn là trạng thái bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
B. Bệnh nhiễm trùng cấp tính là triệu chứng bệnh trầm trọng, nhưng bệnh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
C. Bệnh nhiễm trùng mạn tính là bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
D. Nhiễm trùng tiềm tàng là người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng.
-
Câu 20:
Tính gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào:
A. Độc lực của vi sinh vật.
B. Độc tố của vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
C. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
D. Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể.
-
Câu 21:
Đơn vị dùng để đo độc lực:
A. 50MD
B. MLD50
C. MLD
D. MD50
-
Câu 22:
Liều chết LD50 là liều vi sinh vật hay sản phẩm của nó làm chết:
A. 50 con chuột trong phòng thí nghiệm.
B. 50 con thỏ trong phòng thí nghiệm.
C. 50 súc vật thí nghiệm.
D. 50% súc vật thí nghiệm.
-
Câu 23:
Các thành phần của tế bào vi khuẩn đóng vai trò độc lực:
A. Vỏ vi khuẩn.
B. Acid hyaluronic của vi khuẩn.
C. Tryptophanase của vi khuẩn.
D. Catalase của vi khuẩn.
-
Câu 24:
Đặc điểm của bệnh nhiễm trùng mạn tính:
A. Bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
B. Bệnh kéo dài, không có dấu hiệu lâm sàng.
C. Hay gặp hơn các thể bệnh nhiễm trùng khác.
D. Thường không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh trong bệnh phẩm.
-
Câu 25:
Đặc điểm của nhiễm trùng tiềm tàng:
A. Loại nhiễm trùng này do một số virus.
B. Thời gian ủ bệnh thường rất dài.
C. Vi sinh vật gây bệnh chỉ gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
D. Thường do các vi khuẩn ký sinh bên trong tế bào.
-
Câu 26:
Đặc điểm các yếu tố độc lực của vi sinh vật:
A. Ở những vi khuẩn độc lực, yếu tố bám luôn tương quan với độc lực.
B. Vi sinh vật muốn gây được bệnh thì điều kiện đầu tiên là phải bám được vào tế bào.
C. Chỉ những vi khuẩn có pili mới có khả năng bám vào tế bào và gây bệnh.
D. Chỉ những vi khuẩn Gram (-) có pili mới có khả năng bám vào tế bào và gây bệnh.
-
Câu 27:
Các thành phần bề mặt của vi khuẩn tham gia bám đặc hiệu lên bề mặt tế bào là:
A. Lông
B. Pili gới tính
C. Pili chung
D. Vỏ
-
Câu 28:
Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn gây bệnh bằng cơ chế bám dính tại ngã vào:
A. Lông.
B. Pili.
C. Vỏ.
D. Lipopolysaccharit trên vách.
-
Câu 29:
Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn gây bệnh bằng cơ chế chống thực bào:
A. Lipopolysaccharit (LPS) ở vách.
B. Peptidoglycan.
C. Vỏ.
D. Nha bào.
-
Câu 30:
Đặc điểm sự xâm nhập và sinh sản của vi sinh vật:
A. Xâm nhập là yếu tố quyết định của sự nhiễm trùng.
B. Xâm nhập là điều kiện đầu tiên để vi sinh vật có thể bám vào mô.
C. Vi sinh vật muốn gây được bệnh thì phải xâm nhập được vào trong tế bào.
D. Vi sinh vật muốn xâm nhập được vào tế bào thì phải có nội độc tố.
-
Câu 31:
Coagulase của một số vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan chất tạo keo và sợi cơ của cơ thể.
B. Làm tan hồng cầu.
C. Giúp vi khuẩn bám chắc vào niêm mạc đường hô hấp.
D. Làm lắng đọng fibrin bao quanh vi khuẩn.
-
Câu 32:
Hyaluronidase là yếu tố độc lực của vi khuẩn vì nó có vai trò:
A. Hủy hoại chất tạo keo giúp vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức của cơ thể.
B. Hủy hoại sợi cơ giúp vi khuẩn xâm nhập các tổ chức của cơ thể.
C. Hủy hoại mô liên kết của tổ chức giúp vi khuẩn dễ khuếch tán và xâm nhập các tổ chức.
D. Huỷ hoại đại thực bào, giúp vi khuẩn tránh bị thực bào.
-
Câu 33:
Ngoại độc tố của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là độc tố có độc lực rất mạnh.
B. Là độc tố có độc lực không mạnh bằng nội độc tố.
C. Không có kháng độc tố điều trị.
D. Tính kháng nguyên yếu.
-
Câu 34:
Đặc điểm của ngoại độc tố của vi khuẩn:
A. Được giải phóng ra khỏi tế bào vi khuẩn khi vi khuẩn bị ly giải.
B. Gây rối loạn đặc hiệu, nghiêm trọng cho cơ thể.
C. Tính kháng nguyên mạnh do bản chất là glycopeptid.
D. Không có vi khuẩn Gram âm nào tiết được ngoại độc tố.
-
Câu 35:
Các tính chất của nội độc tố:
A. Tính kháng nguyên thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
B. Có kháng độc tố điều trị.
C. Chỉ được giải phóng ra khi tế bào vi khuẩn bị ly giải.
D. Chịu nhiệt kém.
-
Câu 36:
Tính chất của nội độc tố là gì?
A. Có ở các Clostridium, bạch hầu, tả, E. coli, Shigella.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram âm.
C. Độc tính rất mạnh.
D. Bản chất là phức hợp phospholipid A và B.
-
Câu 37:
Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của ngoại độc tố:
A. Tính sinh miễn dịch mạnh.
B. Bản chất là protein.
C. Do vi khuẩn chết phóng thích ra.
D. Dễ bị hủy bởi nhiệt.
-
Câu 38:
Bản chất hóa học của ngoại độc tố là:
A. Lipopolysaccharit.
B. Glycoprotein.
C. Glycolipid.
D. Polysaccharit.
-
Câu 39:
Bản chất hóa học của nội độc tố là:
A. Phospholipid.
B. Acid techoic.
C. Polysaccharit.
D. Lipopolysaccharit.
-
Câu 40:
Enzym ngoại bào Fibrinolysin của vi khuẩn là yếu tố độc lực do có vai trò:
A. Gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
B. Gây viêm màng trong tim dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em
C. Gây tan tơ huyết dẫn tới làm tăng sự lan tràn của vi khuẩn
D. Thủy phân IgA1, vô hiệu hóa kháng thể này