1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn đáp án đúng về Kháng nguyên của phẩy khuẩn tả:
A. Chỉ có Vibrio cholerae thuộc nhóm O1 là căn nguyên các vụ dịch tả lớn hiện nay.
B. Nhóm O1 có 3 týp huyết thanh: (A, B), (A, C) và (A, B, C)
C. Vibrio eltor làm tan hồng cầu gà và nhạy cảm với Polymycin B.
D. Vibrio cholerae O139 bị ngưng kết bởi kháng huyết thanh kháng O1
-
Câu 2:
Câu nào trong đây là sai:
A. Độc tố ruột là độc tố đóng vai trò quyết định trong khả năng gây bệnh của Vibrio cholerae.
B. Độc tố ruột có 2 thành phần A và B: A1 giúp chui vào tế bào đích, A2 là thành phần gây độc, B có tác dụng gắn vào thụ thể bề mặt.
C. Hemolysin gây độc tế bào.
D. Mucinase làm tróc vẩy tế bào biểu mô ruột.
-
Câu 3:
Câu sai về enzyme của Vibrio cholerae gồm:
A. Mucinase làm tróc vẩy tế bào biểu mô ruột.
B. Hemolysin gây độc tế bào.
C. Neuraminidase làm tăng thụ thể độc tố ruột.
D. Tổng hợp GMP vòng vô hạn khiến lượng lớn dịch từ tế bào ruột non vào lòng ruột.
-
Câu 4:
Câu nào đúng về phẩy khuẩn tả:
A. Khuẩn tả dễ bị hủy diệt bởi ánh nắng, điều kiện khô hanh nhưng không chết ngay khi đun sôi 100 độ.
B. Phẩy khuẩn tả tiết độc tố ruột tại ruột non, gây hạ kali máu, toan huyết biến dưỡng.
C. Phẩy khuẩn tả là phẩy khuẩn hiếu khí, ái kiềm, không chịu được mặn.
D. Trong điều kiện tự nhiên, phẩy khuẩn tả gây bệnh cho cả người lẫn động vật.
-
Câu 5:
Câu đáp án đúng nhất là:
A. Bệnh tả thường gặp ở những người có độ acid của dịch vị cao hơn người bình thường.
B. Vi khuẩn tả vượt qua dạ dày, xuống ruột non, bám vào niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào mô gây độc tế bào.
C. Phẩy khuẩn tả không vào máu, phát triển nhanh ở ruột non nhờ pH ở khoảng 8.
D. Niêm mạc ruột giảm hấp thu Na+, tăng tiết nước và Cl- gây tiêu chảy mạn tính.
-
Câu 6:
Biểu hiện lâm sàng của phẩy khuẩn tả:
A. Thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày, khởi phát đột ngột với tiêu chảy dữ dội, không nôn ói, đau bụng.
B. Bệnh nhân mất nước và chất điện giải rất nhanh, có thể xuất hiện thân nhiệt tăng, mạch yếu, vô niệu.
C. Phân như nước vo gạo, có hạt trắng chứa chất nhầy, tế bào biểu bì và số lượng lớn phẩy khuẩn tả
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 7:
Điều trị bệnh tả bằng:
A. Điều trị bằng kháng sinh là biện pháp hàng đầu và quan trọng nhất.
B. Chỉ bù nước và điện giải bằng truyền tĩnh mạch.
C. Kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh tả là Tetracyclin, Bactrim và Chloramphenicol.
D. Phẩy khuẩn tả có thể bị tiêu diệt bằng cách bù nước và điện giải.
-
Câu 8:
Có thể chuyên chở phẩy khuẩn tả bằng môi trường:
A. Thạch pepton kiềm có pH từ 8,5 đến 9,5 ở 37 độ C.
B. Thạch Mac - Conkey.
C. Thạch Thiosulfate - citrate - bile - sucrose.
D. Cary - Blair
-
Câu 9:
Câu trả lời sai về chẩn đoán vi sinh học phẩy khuẩn tả là:
A. Có thể chẩn đoán trực tiếp lẫn gián tiếp.
B. Sử dụng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
C. Có thể nuôi cấy phân lập phẩy khuẩn tả.
D. Có thể nhuộm Gram và soi tươi để chẩn đoán.
-
Câu 10:
Bệnh nhân bệnh tả sẽ bị:
A. Mất nước nhược trương.
B. Tăng kali máu.
C. Toan huyết biến dưỡng.
D. A, C đều đúng.
-
Câu 11:
Tình trạng nào sau đây không phải là nhiễm khuẩn:
A. Tìm thấy vi khuẩn Shigella trong mẫu phân của một người bình thường
B. Tìm thấy Streptococci tiêu huyết trong phết họng của một người bình thường
C. Tìm thấy vi khuẩn Clostridium perfringens trong mẫu phân của người bình thường
D. Cả ba trường hợp trên
-
Câu 12:
Một người bị viêm màng não mủ, cấy máu và cấy dịch não tuỷ đều có vi khuẩn H. influenzae type b, kết luận người ấy đang bị tình trạng nhiễm khuẩn huyết là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn kháng lại sự thực bào:
A. Nang
B. Pili
C. Bào tử
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 14:
Vi khuẩn nào sau đây gây bệnh bằng ngoại độc tố:
A. Salmonella typhi
B. Corynebacterium diphtheriae
C. Vibro cholerae
D. B và C đúng
-
Câu 15:
Trẻ nhỏ trước 6 tháng tuổi có khả năng miễn dịch được các bệnh nhiễm khuẩn. Đây là miễn dịch:
A. Bẩm sinh thụ động
B. Thu được chủ động
C. Thu được thụ động
D. Bẩm sinh chủ động
-
Câu 16:
Tính chất của nội độc tố, ngoại trừ:
A. Do vi khuẩn chết phóng thích
B. Bản chất là protein
C. Tính sinh kháng nguyên yếu
D. Tương đối ít độc
-
Câu 17:
Nội độc tố không gây ra tình trạng nào sau đây:
A. Sốt
B. Tổn hại dinh dưỡng
C. Hoại thư sinh hơi
D. Giảm bạch cầu
-
Câu 18:
Biểu hiện và tiến triển của bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào:
A. Vi sinh vật gây bệnh
B. Cơ thể ký chủ
C. Môi trường xung quanh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Số đặc điểm đúng của ngoại độc tố: (1) Thường do vi khuẩn gam (+) tiết ra (2) Bản chất là protein (3) Qui định bởi gen nằm trên NST (4) Tính sinh kháng nguyên cao (5) Không thể chế thành giải độc tố (6) Tương đối bền với nhiệt
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 20:
Nhận định sai về định đề Koch:
A. Vi khuẩn được tìm thấy trong sang thương của các cơ thể bị cùng một loại bệnh
B. Vi khuẩn được cấy và thuần khiết qua nhiều đời
C. Gây được mô hình bệnh thực nghiệm trên người
D. Sau thí nghiệm phân lập được vi khuẩn gây bệnh
-
Câu 21:
Nhận định sai về định đề Koch phân tử:
A. Có liên quan đến tính độc lực của vi khuẩn
B. Kiểu hình hoặc tính chất khảo sát có liên hệ đến những thành viên sinh bệnh của giống hoặc những dòng gây bệnh của loài
C. Bất hoạt gen liên hệ với độc lực sẽ dẫn đến mất hoàn toàn độc lực
D. Sự đột biến ngược của gen làm phục hồi tính sinh bệnh
-
Câu 22:
Loại vi sinh vật nào chỉ gây bệnh cho người:
A. HBV
B. Y. pestis
C. Virut dại
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Chọn câu sai, yếu tố bám dính của vi sinh vật:
A. Pili
B. Gp120
C. Tính kỵ nước bề mặt
D. Flagella
-
Câu 24:
Enzyme ly giải fibrin:
A. Streptokinase
B. Coagulase
C. Hyaluronidase
D. Neuraminidase
-
Câu 25:
Enzyme phá hủy màng nhày:
A. Neuraminidase
B. Fibrinolysin
C. Streptokinase
D. Hyaluronidase
-
Câu 26:
Chọn câu sai, yếu tố chống thực bào:
A. Nang tế bào vi khuẩn: polysaccharide ở nang Pneumococci
B. Kết hợp với một yếu tố của cơ thể: Protein A của Staphylococci gắn với Fc của IgM
C. Yếu tố bề mặt: Protein M của S.pyogenes
D. Tiết các yếu tố hòa tan ngăn cản hoá ứng động của bạch cầu
-
Câu 27:
Liên quan tính gây bệnh nội bào:
A. Mọi vi sinh vật đều có khả năng gây bệnh nội bào
B. Chỉ xảy ra với đại thực bào
C. Vi sinh vật tồn tại bình thường nhưng không tăng sinh
D. Nhờ khả năng ngăn cản sự kết hợp của phagosome và lysosome
-
Câu 28:
Tổn thương miễn dịch, chọn câu sai:
A. Do vi khuẩn gây ra, ví dụ như Streptococci
B. Thấp khớp cấp sau khi nhiễm streptococci ở họng
C. Viêm cầu thận cấp sau khi nhiễm Streptococci ngoài da
D. Có thể gây suy tim
-
Câu 29:
Yếu tố quyết định đối với sự phát sinh, phát triển và kết thúc của bệnh nhiễm trùng:
A. Vi sinh vật
B. Cơ thể ký chủ
C. Môi trường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Bệnh truyền nhiễm là gì?
A. Do nhiều mầm bệnh gây nên
B. Nguồn lây duy nhất từ người sang người
C. Có thể lây lan thành dịch nhờ ba yếu tố: nguồn lây, đường lây, mầm bệnh
D. Tiến triển có chu kỳ
-
Câu 31:
Tập hợp phát biểu đúng về “thể ẩn” trong trạng thái nhiễm trùng: (1) Triệu chứng lâm sàng (-) (2) Không có tổn thương và rối loạn chức năng (3) Có thể có tổn thương và rối loạn chức năng (4) Thải mầm bệnh ra môi trường (5) Thường được miễn dịch và chống tái nhiễm
A. (1), (2), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (3), (5)
D. (1), (2), (5)
-
Câu 32:
Tế bào lympho nào tương đương túi bursa ở gia cầm:
A. Lympho B
B. Lympho T
C. Monocyte
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Chọn câu đúng về kháng sinh:
A. Tác động ở mức độ tế bào
B. Có tác dụng đặc hiệu
C. Chỉ có tác dụng diệt khuẩn
D. Tất cả kháng sinh có hoạt phổ hẹp.
-
Câu 34:
Không phải là cơ chế tác động của kháng sinh:
A. Ức chế tổng hợp acid nucleic
B. Ức chế tổng hợp protein
C. Ức chế thành lập vách tế bào
D. Ức chế sự tạo màng tế bào
-
Câu 35:
Chọn số phát biểu đúng: (1)Kháng sinh bao gồm chất sát khuẩn. (2)Phân loại kháng sinh dựa vào nhóm bệnh cần điều trị. (3)Sự kháng thuốc kháng sinh có thể do di truyền hoặc không di truyền. (4)Lạm dụng kháng sinh có thể gây bội nhiễm vi khuẩn. (5)Kháng sinh có cùng hoạt tính như nhau đối với các loại vi khuẩn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Sự kháng chéo là gì?
A. Chỉ gặp ở những thuốc có thành phần hóa học tương tự nhau
B. Kháng 1 loại thuốc sẽ kháng với tất cả thuốc cùng cơ chế tác động
C. Sử dụng đồng thời 2 loại thuốc không có phản ứng chéo sẽ giới hạn kháng thuốc
D. Erythromycin và Lincomycin có liên hệ hóa học nên có thể xảy ra kháng chéo
-
Câu 37:
Cơ chế tác động của sulfonamides:
A. Ức chế tổng hợp acid nucleic
B. Ức chế tổng hợp protein
C. Ức chế thành lập vách tế bào
D. Ức chế nhiệm vụ màng tế bào
-
Câu 38:
Số phát biểu đúng về Penicillin G: (1)Thuộc nhóm β-lactams. (2)Bị dịch vị phá hủy. (3)Có thể tiêm hoặc dùng bằng đường uống. (4)Vi khuẩn sản xuất được penicillinase sẽ kháng Penicillin G. (5)Bền với acid và β-lactamase
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Chọn câu sai về Chloramphenicol:
A. Là thuốc diệt khuẩn
B. Có thể gây thiếu máu do suy tủy
C. Gây ức chế tổng hợp protein vi khuẩn
D. Có thể điều trị nhiễm trùng ở HTK trung ương
-
Câu 40:
Nhóm thuốc kháng lao:
A. Rifampin, PAS, Penicillin
B. Dapsone, Rifampin, Streptomyicn
C. Isoniazid, Rifampin, PAS
D. Cefazolin, Streptomycin, Rifampin