1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Điều trị xoắn khuẩn Leptospira:
A. Pennicilin
B. Tetracilin
C. Cần sử dụng kết hợp thuốc trị triệu chứng: giảm sốt, giảm đâu, chống co giật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Kháng nguyên của loại Proteus nào được dùng để làm phản ứng tụ Weill- Felix:
A. Proteus mirabilis
B. Proteus morgani
C. Proteus rettgeri
D. Proteus vulgaris
-
Câu 3:
Độc tố nào giúp S.aureus gây chết và hoại tử da:
A. Độc tố sinh mủ
B. Độc tố gây sốc
C. Độc tố gây bong da
D. Alphatoxin
-
Câu 4:
Họ virus nào sau đây chứa DNA đôi, vòng:
A. Papovaviridae.
B. Hepadnaviridae.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
-
Câu 5:
Bệnh lý lâm sàng do nhiễm virus là kết quả của quá trình tương tác giữa virus và ký chủ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Các men H.pylori tiết ra đều có chung đặc điểm:
A. Gây độc và phá huỷ tế bào
B. Xâm nhập niêm mạc, gây độc và phá huỷ tế bào
C. Giúp vi khuẩn sống trong môi trường acid, xâm nhập niêm mạc, gây độc và phá huỷ tế bào
D. Giúp vi khuẩn sống trong môi trường acid, xâm nhập niêm mạc, phá huỷ tế bào.
-
Câu 7:
Trong phản ứng ngưng kết có:
A. Hồng cầu cừu và hemolysin.
B. Vòng kết tủa.
C. Kháng nguyên hữu hình.
D. Dòng điện
-
Câu 8:
Phân tử Corona Virus có cấu trúc:
A. Hình xoắn ốc
B. Hình tròn
C. Hình cầu
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Các giai đoạn phát triển bình thường của vi khuẩn trong môi trường lỏng:
A. Thích ứng - tăng theo hàm số mũ - suy tàn - dừng tối đa
B. Thích ứng - tăng theo hàm số mũ - dừng tối đa - suy tàn
C. Thích ứng - dừng tối đa - tăng theo hàm số mũ - suy tàn
D. Tăng theo hàm số mũ - thích ứng - dừng tối đa - suy tàn
-
Câu 10:
H.pylori di động nhờ vào:
A. Đơn mao ở một đầu
B. Đơn mao ở hai đầu
C. Nhiều chiên mao ở một đầu
D. Chu mao quanh thân
-
Câu 11:
Để phân lập các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt ta sử dụng môi trường nuôi cấy:
A. Dinh dưỡng
B. Phong phú
C. Phân biệt
D. Chọn lọc
-
Câu 12:
Một phản ứng kháng nguyên - kháng thể được tiến hành như sau: Tiêm trong da một lượng nhỏ độc tố bạch hầu. Phản ứng viêm tại chỗ sẽ xảy ra nếu cơ thể không có kháng độc tố, phản ứng không xảy ra nếu cơ thể đã có kháng độc tố. Phản ứng này là:
A. Trung hòa độc tố in vitro
B. Trung hòa độc tố in vivo
C. Kết hợp bổ thể
D. Ngưng kết chủ động
-
Câu 13:
Đặc điểm dạng đề kháng giả trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm phần lớn trong kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Xảy ra ở những vi khuẩn nội tế bào.
C. Không do nguồn gốc di truyền.
D. Có nguồn gốc di truyền hoặc không di truyền.
-
Câu 14:
Chọn tập hợp đúng các tính chất của virus Paramyxo:
(1) Protein P và L có hoạt tính polymerase.
(2) Để có hoạt tính sinh học, tiền tố bất hoạt F0 phải được men ngoại bào phân giải tạo ra 2 tiểu đơn vị nối với nhau bởi liên kết hydro.
(3) Protein hòa màng F điều khiển sự hòa màng của màng bao virus với màng bào tương tế bào ký chủ.
(4) Protein hòa màng F điều khiển sự hòa màng giữa các tế bào kế cận tạo hợp bào khổng lồ.
A. (2), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (3)
D. Chỉ (4) đúng
-
Câu 15:
Virus sởi có thể gây ra các biến chứng nào? Chọn câu sai:
A. Viêm tai giữa
B. Bội nhiễm vi khuẩn chủ yếu là Staphylococcus
C. Viêm phổi tế bào khổng lồ
D. Viêm toàn não cứng bán cấp
-
Câu 16:
Bệnh phong có thể lấy truyền qua đường
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Sinh dục
D. Máu
-
Câu 17:
Về bệnh rubella mắc phải câu nào sau đây sai?
A. Người là kí chủ duy nhất của virus rubella
B. Bệnh rubella mắc phải gây miễn dịch suốt đời
C. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng cao điểm vào mùa hè.
D. Kháng thể rubella IgG thường tồn tại suốt đời
-
Câu 18:
Một vi sinh vật ngoài các yếu tố độc lực còn cần hai yếu tố phải có để gây được bệnh nhiễm trùng, đó là:
A. Sự xâm nhập và độc tố
B. Yếu tố bám và xâm nhập
C. Yếu tố bám và độc tố
D. Độc tố và enzym ngoại bào
-
Câu 19:
Thể Negri là thể có đặc điểm:
A. Là thể vùi đặc hiệu ưa eosin nằm trong nhân tế bào nhiễm
B. Người mắc bệnh dại luôn tìm thấy thể Negri
C. Người tìm thấy thể Negri thì chắc chắn mắc bệnh dại
D. Thể Negri chứa kháng nguyên virus dại, không thể phát hiện được bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang
-
Câu 20:
Tế bào T gây độc (TC) được hoạt hóa bởi kháng nguyên được trình diện nhờ:
A. MHC I
B. MHC II
C. Bạch cầu đa nhân
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Thời kì ủ bệnh đối với bệnh viêm não Nhật Bản cấp tính trung bình:
A. 2 ngày.
B. 7 ngày.
C. 4 ngày.
D. 5 ngày.
-
Câu 22:
Về nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch, điều nào sau đây không đúng:
A. Chỉ nên dùng khi điều trị sống còn
B. Dùng nhiều lần với liều thấp
C. Thường tiêm bắp
D. Phối hợp tiêm vaccin
-
Câu 23:
Amantadine tác động chủ yếu vào giai đoạn nào trong chu kỳ nhân lên của virus cúm:
A. Sự hấp phụ và xâm nhập của virus
B. Tổng hợp mRNA của virus
C. Tổng hợp bộ gen DNA của virus
D. Tổng hợp protein của virus
-
Câu 24:
Chloramphenicol là thuốc chọn lọc điều trị nhiễm khuẩn:
A. Rickettsia, Chlamydia
B. Salmonella, H. influenzae
C. Salmonella, Rickettsia
D. H. influenza, Chlamydia
-
Câu 25:
Đáp ứng miễn dịch chủ yếu khi mắc bệnh sởi là:
A. Chống lại protein NP
B. Chống lại protein M
C. Cả (A) và (B) đều đúng
D. Cả (A) và (B) đều sai
-
Câu 26:
Vi khuẩn Neisseria meningitidis có thể gây bệnh sau trừ một:
A. Viêm xoang
B. Viêm màng não
C. Viêm mủ giác mạc
D. Viêm tuyến sinh dục
-
Câu 27:
Vi khuẩn lên men tạo pH acid trong âm đạo phụ nữ là:
A. Staphylococci
B. Diphtheroids
C. Escherichia Ecoli
D. Lactobacilli
-
Câu 28:
Chọn câu đúng về trực khuẩn mủ xanh:
A. Khuẩn không có trong các dung dịch rửa vết thương có trong bệnh viện
B. Phản ứng âm tính với sucrose
C. Chỉ phát hiện bằng các xét nghiệm sinh hóa
D. Phản ứng dương tính với indole
-
Câu 29:
Độ tuổi thường dễ bị mắc viêm gan A là:
A. Trẻ em
B. Thanh thiếu niên
C. Trung niên
D. Người già
-
Câu 30:
Tính chất virus viêm não Nhật Bản là, trừ một:
A. Hình cầu, capsid hình khối, có màng bọc.
B. Có liên hệ kháng nguyên với virus Dengue.
C. Thuộc họ Flaviviridae của virus Arbo.
D. Có khả năng gây ngưng kết hồng cầu người
-
Câu 31:
Ở virus Paramyxo, tính hòa màng và gây tán huyết là chức năng của glycoprotein:
A. HN
B. H
C. M
D. F
-
Câu 32:
Trực khuẩn lao tạo thành một lớp dầy nhăn nheo trên bề mặt môi trường và có khuynh hướng leo lên thành ống nghiệm khi được nuôi cấy trong môi trường nào:
A. Môi trường Middlebrook 7H12
B. Môi trường Lowenstein-Jensen
C. Môi trường Middle brook 7H10
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 33:
Chọn phát biểu sai về loại huyết thanh:
A. Loại huyết thanh điều chế từ mấu người khỏe mạnh hay từ nhau thai gọi là globulin huyết thanh miễn dịch
B. Loại huyết thanh được điều chế từ mãu người mắc bệnh đã hồi phục có hiệu giá cao gấp nhiều lần so với gammaglobulin
C. Globulin huyết thanh miễn dịch là loại huyết thanh miễn dịch gây phản ứng phụ cao
D. Huyết thanh động vật được bào chế từ máu của động vật đã được tiêm vaccine và vi sinh vật gây bệnh
-
Câu 34:
Glycoprotein của Corona Virus gồm:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
-
Câu 35:
Bệnh lý do Pneumococci gây ra, trừ một:
A. Nhiễm khuẩn phổi khởi phát bất thình lình, sốt cao và lạnh run
B. Nhiễm Pneumococci gây ra tràn dịch có sợi tơ huyết vào phế nang
C. Đàm có máu
D. Nhiễm khuẩn máu không gây ra tử vong
-
Câu 36:
Năm kháng nguyên của vi khuẩn là:
A. Ngoại độc tố, nội độc tố, thân, vỏ, lông
B. Ngoại độc tố, enzyme, thân, vách, lông
C. Ngoại độc tố, thân, vỏ, nang, lông
D. Ngoại độc tố, enzyme, vỏ, nang, lông
-
Câu 37:
Chỉ ra ý đúng về nhiễm trùng?
A. Nhiễm trùng chắc chắn dẫn đến bệnh.
B. Trong nhiễm trùng, vai trò cơ thể có ý nghĩa quan trọng nhất.
C. Trong nhiễm trùng, vai trò vi sinh vật có ý nghĩa quan trọng nhất.
D. Nhiễm trùng chỉ xảy ra ở động vật bậc cao.
-
Câu 38:
Đặc điểm các loại môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn:
A. Môi trường cơ bản: phải đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đa số vi khuẩn.
B. Môi trường cơ bản: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng nhanh.
C. Môi trường chuyên biệt: là môi trường cơ bản có thêm hồng cầu.
D. Môi trường chuyên biệt: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng chậm.
-
Câu 39:
Bệnh phẩm không được sử dụng để chuẩn đoán bệnh do Streptococci:
A. Mủ
B. Đàm
C. Dịch não tủy
D. Huyết thanh để tìm kháng thể
-
Câu 40:
Tính chất của virus Rota:
A. Có màng bọc ngoài.
B. Vỏ cấu tạo bởi 32 capsomere.
C. Vỏ chỉ gồm một lớp.
D. Nhân chứa hai chuỗi DNA.