1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Enzym nào sau đây giúp vi khuẩn xâm lấn và lan tràn:
A. Fibrinolysin.
B. Coagulase.
C. Protease.
D. Catalase.
-
Câu 2:
Enzym coagulase giúp vi khuẩn tránh được sự đề kháng của cơ thể và tác động của kháng sinh nhờ cơ chế:
A. Vón kết sợi fibrin bao quanh bạch cầu làm bạch cầu không hoạt động được.
B. Bọc vi khuẩn trong kén fibrin không cho bạch cầu, kháng thể hoặc kháng sinh tấn công.
C. Phá huỷ cấu trúc hóa học của kháng sinh.
D. Làm tan lớp sợi fibrin bao quanh vi khuẩn nên kháng sinh và bạch cầu không nhận diện được vi khuẩn.
-
Câu 3:
Một vi sinh vật ngoài các yếu tố độc lực còn cần hai yếu tố phải có để gây được bệnh nhiễm trùng, đó là:
A. Sự xâm nhập và độc tố
B. Yếu tố bám và xâm nhập
C. Yếu tố bám và độc tố
D. Độc tố và enzym ngoại bào
-
Câu 4:
Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn:
A. Có ở tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh.
B. Những vi khuẩn có vỏ đều là những vi khuẩn gây bệnh.
C. Có tác dụng chống lại sự thực bào.
D. Có tác dụng phá hủy đại thực bào làm bão hòa sự opsonin hóa.
-
Câu 5:
Enzym ngoại bào protease của vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan hồng cầu.
B. Làm tan tơ huyết.
C. Làm đông kết huyết tương.
D. Làm vô hiệu hóa kháng thể IgA1.
-
Câu 6:
Một số kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn có tác dụng chống thực bào là:
A. Kháng nguyên vỏ
B. Kháng nguyên lông
C. Kháng nguyên vách
D. Kháng nguyên enzym ngoại bào
-
Câu 7:
Hiện tượng opsonin hóa là:
A. Sự chuẩn bị của phức hợp kháng nguyên-kháng thể-bổ thể để huy động đại thực bào đến thực bào.
B. Sự tạo thành vỏ của một số vi khuẩn để chống lại sự thực bào.
C. Sự chốn tránh của các vi sinh vật trong trạng thái nội tế bào để tránh bị thực bào.
D. Sự tiết ra protein A bao quanh tế bào vi khuẩn để ngăn cản tác dụng của kháng thể.
-
Câu 8:
Yếu tố nào sau đây không thuộc các yếu tố độc lực của virus:
A. Yếu tố bám và xâm nhập.
B. Chuyển dạng tế bào, gây các khối u và ung thư.
C. Thay đổi tính thấm của lysosom của tế bào, giải phóng enzym thủy phân.
D. Kích thích tế bào cảm thụ tổng hợp ra interferon.
-
Câu 9:
Sự né tránh đáp ứng miễn dịch là một trong những yếu tố độc lực của vi sinh vật. Yếu tố nào sau đây không thuộc sự né tránh đáp ứng miễn dịch:
A. Vi sinh vật ký sinh nội tế bào tránh tác dụng của kháng thể, kháng sinh.
B. Vi sinh vật thay đổi kháng nguyên làm hạn chế tác dụng của miễn dịch.
C. Vi sinh vật tiết ra các công kích tố như interferon để phá hủy kháng thể IgA1.
D. Một số virus đánh vào tế bào miễn dịch gây suy giảm miễn dịch.
-
Câu 10:
Để gây được bệnh nhiễm trùng, các vi sinh vật cần có đủ các điều kiện:
A. Độc lực, số lượng cần thiết, đường xâm nhập thích hợp
B. Độc lực, đường xâm nhập thích hợp, kháng thuốc kháng sinh
C. Độc lực, số lượng cần thiết, có yếu tố vận chuyển di truyền kháng thuốc
D. Số lượng cần thiết, đường xâm nhập thích hợp, có độc tố
-
Câu 11:
Trong miễn dịch chống nhiễm trùng, hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể bao gồm:
A. Hàng rào da, niêm mạc, miễn dịch chủng loại.
B. Hàng rào da, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch.
C. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch tự nhiên.
D. Hàng rào da, niêm mạc, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch chủng loại.
-
Câu 12:
Một kháng nguyên khi tiếp xúc với hệ miễn dịch của ký chủ sẽ kích thích hệ miễn dịch:
A. Có thể tạo được một hay nhiều miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.
B. Chỉ tạo ra được một miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.
C. Luôn luôn tạo được nhiều miễn dịch với kháng nguyên.
D. Chưa thể tạo đựợc miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên sau lần tiếp xúc đầu tiên.
-
Câu 13:
Kháng thể nào sau đây có thể tìm thấy trong dịch tiết:
A. IgM.
B. IgG.
C. IgA.
D. IgE.
-
Câu 14:
Trong một phân tử Ig, Phần có chức năng gắn vào kháng nguyên đặc hiệu là:
A. Phần Fc.
B. Phần Fab.
C. Chuỗi H.
D. Chuỗi L.
-
Câu 15:
Bản chất của kháng thể là:
A. Gamma globulin.
B. Glycoprotein.
C. Protein.
D. Glycopeptid.
-
Câu 16:
Liên quan đến chỉ định xét nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học:
A. Chỉ có giá trị giúp nghi ngờ đến một số bệnh nhiễm trùng.
B. Phải xét nghiệm huyết thanh hai lần: vào những ngày đầu và ngày cuối của bệnh.
C. Chỉ thực hiện trong những trường hợp nhiễm trùng thể ẩn khó chẩn đoán.
D. Được dùng phổ biến để chẩn đoán nhanh bệnh nhiễm trùng.
-
Câu 17:
Yếu tố nào sau đây liên quan đến miễn dịch đặc hiệu:
A. Interferon.
B. Tế bào null.
C. Propecdin.
D. Tế bào TDTH
-
Câu 18:
Yếu tố nào sau đây liên quan đến miễn dịch không đặc hiệu:
A. Propecdin.
B. Tế bào T- cytotoxic.
C. IgM.
D. IgA tiết.
-
Câu 19:
Sự chuyển động liên tục của nhung mao tế bào biểu mô đường hô hấp có tác dụng:
A. Tiêu hóa vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp.
B. Tiết ra chất nhầy để chặn giữ vật lạ.
C. Nhận diện và huy động đại thực bào đến bắt và tiêu diệt vật lạ.
D. Chặn giữ và chuyển vật lạ ra ngoài đường hô hấp.
-
Câu 20:
Dùng kháng sinh lâu ngày dễ bị tiêu chảy là do:
A. Tổn thương lớp nhung mao ruột non
B. Loạn khuẩn đường ruột.
C. Rối loạn sự sản xuất enzym tiêu hóa.
D. Giảm bài tiết acid dịch vị.
-
Câu 21:
Miễn dịch tự nhiên ở người có các đặc điểm:
A. Hệ thống này gồm có hàng rào thể dịch của cơ thể và miễn dịch chủng loại.
B. Hệ thống này có sẵn nên ngăn cản tức thì mọi sự xâm nhập của vi sinh vật
C. Chỉ được tạo ra khi gặp kháng nguyên tác nhân gây bệnh trước đó.
D. Có thể có được khi nhận được kháng thể từ cơ thể khác truyền qua.
-
Câu 22:
Dùng vac-xin dự phòng chính là tạo cho cơ thể có được:
A. Miễn dịch chủ động.
B. Miễn dịch thụ động.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tự nhiên.
-
Câu 23:
Kháng thể có trong sữa mẹ được truyền qua con làm cho cơ thể của con có được:
A. Miễn dịch thụ động.
B. Miễn dịch thụ động đặc hiệu.
C. Miễn dịch chủ động.
D. Miễn dịch chủ động đặc hiệu.
-
Câu 24:
Con nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau thai trong thời kỳ bào thai hay qua sữa trong thời kỳ nhũ nhi, và miễn dịch này có thể tồn tại cho đến:
A. 3 tháng tuổi.
B. 6 tháng tuổi.
C. 9 tháng tuổi.
D. 1 năm tuổi.
-
Câu 25:
Trong miễn dịch chống nhiễm trùng, hệ thống phòng ngự đặc hiệu của cơ thể bao gồm:
A. Miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.
B. Miễn dịch chủng loại, miễn dịch tự nhiên.
C. Miễn dịch chủ động, miễn dịch thụ động.
D. Miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tự nhiên.
-
Câu 26:
Các đặc điểm của interferon:
A. Bản chất là một glycoprotein.
B. Bản chất là một lipoprotein.
C. Có tác dụng đặc hiệu với kháng nguyên.
D. Không có tính đặc hiệu loài.
-
Câu 27:
Interferon (IFN) có đặc điểm gì?
A. Xuất hiện từ ngày 4-7 sau khi có virus xâm nhập cơ thể
B. IFN của loài động vật nào sản xuất ra chỉ có tác dụng với loài đó
C. Có tác dụng đặc hiệu với kháng nguyên
D. Ngăn chặn virus nhân lên do phá vỡ vỏ capsid của virus
-
Câu 28:
Trong hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể là:
A. Hàng rào da, hàng rào tế bào
B. Hàng rào niêm mạc, hàng rào tế bào
C. Hàng rào da, hàng rào niêm mạc
D. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch
-
Câu 29:
Một trong các tiêu chuẩn của kháng nguyên:
A. Kháng nguyên phải là một virus gây bệnh đối với cơ thể.
B. Kháng nguyên phải là vi khuẩn gây bệnh đối với cơ thể.
C. Kháng nguyên phải là ký sinh trùng gây bệnh đối với cơ thể.
D. Kháng nguyên phải là vật lạ đối với cơ thể.
-
Câu 30:
Đặc điểm kháng nguyên của vi khuẩn:
A. Ngoại độc tố có tính kháng nguyên mạnh.
B. Kháng nguyên ngoại độc tố chỉ có ở vi khuẩn Gram dương.
C. Nội độc tố không có tính kháng nguyên.
D. LPS ở vi khuẩn Gram âm kích thích sinh miễn dịch đặc hiệu.
-
Câu 31:
Ngoại độc tố của vi khuẩn có đặc điểm gì?
A. Có ở mọi loại vi khuẩn.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram dương.
C. Có độc lực cao.
D. Bản chất là phức hợp lipopolysaccharit (LPS).
-
Câu 32:
Một trong những yếu tố sau của vi khuẩn không có vai trò là kháng nguyên:
A. Ngoại độc tố
B. Nội độc tố
C. Enzym ngoại bào
D. Enzym nội bào
-
Câu 33:
Phức hợp lipopolysaccharit của vi khuẩn Gram âm không được sử dụng để sản xuất vac-xin vì lý do:
A. Cấu trúc của phức hợp được lặp lại nhiều lần các đoạn giống nhau.
B. Thành phần lipid trong phức hợp không có tính kháng nguyên.
C. Thành phần lipid trong phức hợp có tính sinh miễn dịch yếu.
D. Thành phần phức hợp có saccharit nên tính sinh miễn dịch yếu.
-
Câu 34:
Đặc điểm kháng nguyên vách của vi khuẩn Gram âm:
A. Tính đặc hiệu kháng nguyên được quyết định bởi lớp phospholipid A, B.
B. Lớp polysaccharit trong của vách mang tính đặc hiệu kháng nguyên.
C. Kháng nguyên nội độc tố có bản chất hóa học là lipopolysaccharit.
D. Kháng nguyên vách có bản chất hóa học là lipopolysaccharit.
-
Câu 35:
Tính đặc hiệu kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram âm được quyết định bởi:
A. Peptidoglycan.
B. Lớp polysaccharit ngoài cùng.
C. Lớp polysaccharit trong.
D. Các lớp phospholipid A và B.
-
Câu 36:
Đặc điểm kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram âm:
A. Kháng nguyên vách bản chất là peptidoglycan
B. Kháng nguyên vách bản chất là lipopolysaccharit (LPS)
C. Kháng nguyên nội độc tố có bản chất là lipopolysaccharit (LPS)
D. Kháng nguyên O chính là kháng nguyên nội độc tố (LPS)
-
Câu 37:
Tính đặc hiệu kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram dương được quyết định bởi:
A. Thành phần peptidoglycan.
B. Thành phần acid techoic và protein M hay protein A.
C. Thành phần peptidoglycan và polysacchrit.
D. Tùy mỗi loại vi khuẩn mà một trong các thành phần trên quyết định tính đặc hiệu kháng nguyên thân.
-
Câu 38:
Kháng nguyên enzym của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là nhóm enzym nội bào.
B. Là enzym độc lực của nhóm enzym ngoại bào.
C. Bản chất là phức hợp lipid-polysaccharit nên tính sinh miễn dịch yếu.
D. Bản chất là ngoại độc tố nên tính sinh miễn dịch cao.
-
Câu 39:
Đặc điểm vỏ của vi khuẩn:
A. Quan sát được vỏ khi nhuộm bắng phương pháp nhuộm Gram
B. Phản ứng phình vỏ xảy ra khi vỏ bị kết hợp bởi kháng thể đặc hiệu
C. Phản ứng phình vỏ xảy ra khi vỏ bị kết hợp bởi kháng nguyên đặc hiệu
D. Một số vi khuẩn có kháng nguyên bề mặt nằm ngoài vỏ
-
Câu 40:
Bản chất hóa học của vỏ vi khuẩn có hai loại:
A. Polypeptid hoặc lipoprotein
B. Polysaccharit hoặc protein
C. Polypeptid hoặc polysaccharit
D. Protein hoặc lipoprotein