1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuốc nào chỉ dùng điều trị tại chỗ (bôi ngoài da, viên ngậm,…):
A. Bacitracin
B. Linezolid
C. Tyrothricin
D. A và C
-
Câu 2:
Cơ chế của sự kháng thuốc:(1)Thay đổi khả năng thẩm thấu thuốc của màng tế bào vi khuẩn. (2)Cấu trúc điểm gắn thuốc bị thay đổi. (3)Vi khuẩn sản xuất enzyme thủy phân thuốc. (4)Vi khuẩn thay đổi đường biến dưỡng.
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Kiểu phối hợp kháng sinh nào có tác dụng hợp đồng:
A. Amphotericin và Flucytosine
B. Sulfonamides và Trimethoprim
C. Penicillin và Cephalosporin
D. A và B
-
Câu 4:
Chọn câu đúng về Cephalosporins:
A. Tất cả Cephalosporins thế hệ 3 thấm được vào HTK trung ương
B. Cefazolin được dùng để phòng ngừa nhiễm trùng ngoại khoa
C. Xếp thành 3 loại chính
D. Có cơ chế tác động khác với Penicillins
-
Câu 5:
Chọn câu đúng về Aminoglycosides:
A. Hoạt tính cao ở pH acid
B. Gây độc cho dây thần kinh thính giác và thận
C. Chưa xuất hiện chủng vi khuẩn kháng Streptomycin
D. Không được sử dụng phối hợp Streptomycin và Penicillin
-
Câu 6:
Phát biểu đúng về Tetracyclines: (1)Tác dụng ngưng khuẩn. (2)Vi khuẩn kháng các Tetracycline có thể vẫn nhạy cảm với Minocycline. (3)Hoạt phổ rộng. (4)Có thể xâm nhập dịch não tủy dễ dàng
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)
-
Câu 7:
Penicillin nào không bị hủy bởi β-lactamase:
A. Penicillin G
B. Nafcillin
C. Ampicillin
D. Penicillin V
-
Câu 8:
Cephalosporins là gì?
A. Thế hệ 4 được dùng điều trị Pseudomonas aeruginosa
B. Thế hệ 1 thấm được vào HTK trung ương
C. Thế hệ 3 giảm tác động với trực khuẩn gram âm
D. Ceftaroline tác dụng được trên Pseudomonas
-
Câu 9:
Kháng sinh hiệu quả đối với nhiễm khuẩn tủy xương do Staphylococci:
A. Vancomycin
B. Lincomycin C. Erythromycin D. Polymyxin
C. Erythromycin
D. Polymyxin
-
Câu 10:
Chloramphenicol là thuốc chọn lọc điều trị nhiễm khuẩn:
A. Rickettsia, Chlamydia
B. Salmonella, H. influenzae
C. Salmonella, Rickettsia
D. H. influenza, Chlamydia
-
Câu 11:
Một loại kháng nguyên lạ khi tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của một cơ thể sẽ kích thích cơ thể đó:
A. Tạo ra chỉ một miễn dịch đặc hiệu chống lại kháng nguyên
B. Có thể tạo ra một hay nhiều miễn dịch đặc hiệu chống lại kháng nguyên
C. Phải tạo ra nhiều miễn dịch đặc hiệu chống lại kháng nguyên
D. Tạo ra hoặc không tạo ra, tùy vào cơ địa mỗi người
-
Câu 12:
Sắp xếp tính sinh miễn dịch tăng dần của các phân tử kháng nguyên:
A. Protein, glucoprotein, nucleoprotein, lipoprotein, polysaccharide
B. Glucoprotein, lipoprotein, nucleoprotein, polysaccharide, protein
C. Polysaccharide, glucoprotein, lipoprotein, protein, nucleoprotein
D. Polysaccharid, nucleoprotein, lipoprotein, glucoprotein, protein
-
Câu 13:
Giác mạc mắt là kháng nguyên:
A. Homologous antigens
B. Autologous antigens
C. Isoantigens
D. Sequestered antigens
-
Câu 14:
Kháng nguyên nhóm máu hệ ABO có bản chất:
A. Protein
B. Polysaccharide
C. Glucoprotein
D. Lipoprotein
-
Câu 15:
Chuỗi nhẹ của một phân tử kháng thể:
A. Chỉ có thể là
B. Chuỗi nhẹ của các loại kháng thể IgG, IgM, IgA, IgD, IgE
C. Chỉ riêng chuỗi nhẹ của IgG1 là có cấu trúc kháng nguyên
D. A và B đúng
-
Câu 16:
Kháng thể nào sau đây là có ái lực với tế bào:
A. IgA
B. IgG
C. IgE
D. IgM
-
Câu 17:
Kháng thể nào sau đây là có thể tìm thấy trong dịch tiết:
A. IgA
B. IgG
C. IgE
D. IgM
-
Câu 18:
Kháng thể IgM có bao nhiêu đặc điểm sau đây: (1) Cấu trúc pantamer (2) Tiết vào máu sớm nhất (3) Truyền được qua nhau thai (4) Có trong sữa mẹ và colostrum
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Hai tính chất cơ bản của kháng nguyên:
A. Tính sinh miễn dịch và tính đáp ứng miễn dịch
B. Tính đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
C. Tính đặc hiệu và tính sinh miễn dịch
D. Tính kết hợp với kháng thể và tính cạnh tranh
-
Câu 20:
Liên quan đến epitope. Chọn câu sai:
A. Epitope là các điểm trên bề mặt kháng nguyên
B. Epitope là nơi kết hợp đặc hiệu với kháng thể
C. Epitope là quyết định kháng nguyên
D. Một epitope kích thích sinh nhiều loại kháng thể
-
Câu 21:
Số lượng quyết định kháng nguyên được gọi là hóa trị kháng nguyên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Các loại kháng nguyên:
A. Kháng nguyên đơn giá, đa giá
B. Kháng nguyên đơn giá, đa giá, chéo
C. Kháng nguyên hòa tan đa giá, chéo
D. Kháng nguyên đơn giá, đa giá, chéo, hoàn toàn và hapten
-
Câu 23:
Hapten là kháng nguyên:
A. Đa giá
B. Chéo
C. Hoàn toàn
D. Không hoàn toàn
-
Câu 24:
Kháng nguyên luôn tạo đáp ứng miễn dịch chống lại chúng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Năm kháng nguyên của vi khuẩn là:
A. Ngoại độc tố, nội độc tố, thân, vỏ, lông
B. Ngoại độc tố, enzyme, thân, vách, lông
C. Ngoại độc tố, thân, vỏ, nang, lông
D. Ngoại độc tố, enzyme, vỏ, nang, lông
-
Câu 26:
Kháng nguyên của virut:
A. Kháng nguyên lõi
B. Kháng nguyên vỏ
C. Kháng nguyên màng bọc ngoài
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Kháng thể IgA chịu trách nhiệm chính trong miễn dịch chống lại vi sinh vật xâm nhập qua đường niêm mạc, chỉ xuất hiện trong chất tiết, không có trong huyết thanh và sữa mẹ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Kháng thể đóng vai trò chủ yếu trong miễn dịch dịch thể là:
A. IgG
B. IgM
C. IgE
D. IgA
-
Câu 29:
Liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh kháng thể. Chọn câu sai:
A. Lượng kháng nguyên
B. Số lần kháng nguyên tiếp xúc với cơ thể
C. Khoảng cách giữa các lần kháng nguyên tiếp xúc với cơ thể
D. Trợ chất giúp kháng nguyên mau tan làm tăng khả năng sinh kháng thể
-
Câu 30:
Liên quan đến vai trò của kháng thể. Chọn câu sai:
A. Trung hòa độc tố
B. Hoạt hóa bổ thể
C. Ức chế hiện tượng opsonin hóa
D. Chống sự bám dính của vi sinh vật
-
Câu 31:
Kháng thể đầu tiên được tổng hợp từ thai nhi, là kháng thể nhóm máu hệ ABO thuộc loại:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgD
-
Câu 32:
Kháng thể liên quan đến phản ứng dị ứng:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
-
Câu 33:
Một trong những chức năng của kháng thể là giúp bạch cầu thực bào nhờ khả năng opsonin hóa. Đó là do trên bề mặt bạch cầu có thụ thể dành cho:
A. Chuỗi nặng (H)
B. Chuỗi nhẹ (L)
C. Mảnh Fab
D. Mảnh Fc
-
Câu 34:
Một người có nhóm máu O, Rh-:
A. Huyết thanh có kháng thể chống O
B. Huyết thanh có kháng thể chống A, B và D
C. Huyết thanh không có kháng thể chống A hay B hay D
D. Tất cả đều sai
-
Câu 35:
Khi ghép cơ quan không cùng cơ thể, hầu hết đều xảy ra phản ứng thải loại, điều này là do tính chất nào sau đây của kháng nguyên:
A. Tính đặc hiệu
B. Tính sinh miễn dịch
C. Tính thải loại khác cơ thể
D. Tính không tương đồng tổ chức
-
Câu 36:
Chọn tập hợp đúng khi nói về nhóm máu hệ Rhesus: (1) Kháng nguyên nhóm máu hệ Rhesus có bản chất là protein (2) Kháng thể nhóm máu hệ Rhesus là IgM (3) Kháng nguyên C là kháng nguyên sinh miễn dịch mạnh nhất (4) Bất đồng nhóm máu mẹ và con khi mẹ Rh+ và cha Rh- (5) Kỹ thuật Coombs cho dương tính thì Rh+:
A. 1), (3), (5)
B. (1), (2), (4), (5)
C. (1), (5)
D. (1), (4), (5)
-
Câu 37:
Kháng nguyên HLA do các gen nằm trên NST số mấy qui định:
A. 11
B. 9
C. 7
D. 6
-
Câu 38:
Tập hợp các ổ gen HLA qui định kháng nguyên tạo miễn dịch tế bào:
A. A. HLA-DP, HLA-DM, HLA-DQ
B. HLA-DZ, HLA-DK, HLA-DF
C. HLA-DX, HLA-DP, HLA-DM
D. HLA-DP, HLA-DQ, HLA-DR
-
Câu 39:
Helicobacter pylori gây bệnh:
A. Viêm cầu thận cấp
B. Viêm loét dạ dày - tá tràng
C. Viêm phổi
D. Nhiễm trùng máu
-
Câu 40:
H.pylori thích hợp ở độ pH:
A. 3 - 5
B. 5,5 - 7
C. 7,5 - 8,5
D. Câu B và C