1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vị thuốc Bạch truật qui vào kinh nào?
A. Phế, Thận
B. Tỳ, Vị
C. Can, Tâm
D. Đởm, Tâm bào.
-
Câu 2:
Vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc bổ dương:
A. Phòng phong, Ý dĩ
B. Ngưu tất, Cam thảo
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 3:
Vị thuốc Tang thầm có tác dụng dược lý:
A. Bổ âm huyết
B. Sinh tân nhuận trường
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 4:
Vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc bổ âm:
A. Bắc sa sâm
B. Độc hoạt
C. Khương hoạt
D. Trần bì
-
Câu 5:
Tác dụng dược lý của Ngọc trúc:
A. Tư âm nhuận phế
B. Sinh tân dưỡng vị
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 6:
Hen phế quản theo Y học cổ truyền mô tả bệnh trong các phạm trù nào sau đây?
A. Háo chứng
B. Suyễn chứng.
C. Ẩm chứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 7:
Bệnh đa số phát vào mùa nào?
A. Xuân
B. Hạ
C. Thu
D. Đông
-
Câu 8:
Triệu chứng lâm sàng của Hen phế quản thể Hàn háo:
A. Hô hấp khí súc
B. Trong họng khò khè
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 9:
Phương pháp điều trị Hen phế quản thề Hàn háo:
A. Hoạt huyết hóa ứ
B. Ôn phế tán hàn, hóa đàm bình suyễn
C. Khu phong trừ thấp
D. Hoạt huyết chỉ huyết
-
Câu 10:
Phương thuốc dùng điều trị Hen phế quản thể Hàn háo:
A. Tứ vật đào hồng
B. Lục vị
C. Bát vị
D. Xạ can ma hoàng thang
-
Câu 11:
Trong điều trị Hen phế quản thể Hàn háo nếu đàm thông suyễn nghịch thì gia thêm:
A. Tô tử
B. Độc hoạt
C. Phòng phong
D. Đại táo
-
Câu 12:
Trong điều trị Hen phế quản thể Hàn háo nếu lý ẩm biểu hàn, dịch đàm xanh lỏng thì gia thêm:
A. Hồng hoa
B. Đào nhân
C. Can khương
D. Tất cả đúng
-
Câu 13:
Trong điều trị Hen phế quản thể Hàn háo nếu thượng thực hạ hư thì gia thêm:
A. Cúc hoa
B. Trầm hương
C. Thạch hộc
D. Câu kỷ tử
-
Câu 14:
Triệu chứng lâm sàng Hen phế quản thể Nhiệt háo. Chọn câu sai?
A. Thở thô khò khè, đờm đặc màu vàng dính đục, khó khạc
B. Phiền táo bất an
C. Hãn xuất mặt đỏ
D. Đại tiện lỏng
-
Câu 15:
Phương pháp điều trị Hen phế quản thề Nhiệt háo:
A. Thanh nhiệt tuyên phế, hóa đờm bình suyễn
B. Thanh nhiệt giải độc. hóa đờm bình suyễn
C. Thanh nhiệt lương huyết, hóa đờm bình suyễn
D. Thanh nhiệt tả hỏa. hóa đờm bình suyễn
-
Câu 16:
Phương thuốc dùng điều trị Hen phế quản thể Nhiệt háo:
A. Kỷ cúc địa hoàng hoàn
B. Tứ quân tử thang
C. Định suyễn thang
D. Bát chính tán
-
Câu 17:
Trong điều trị Hen phế quản thể Nhiệt háo nếu tức ngực nhiều thì gia thêm:
A. Sử quân tử
B. Binh lang
C. Chỉ xác
D. Thạch xương bồ
-
Câu 18:
Trong điều trị Hen phế quản thể Nhiệt háo nếu phế nhiệt nặng thì gia thêm:
A. Rễ tranh
B. Rau má
C. Thạch cao
D. Long nhãn
-
Câu 19:
Triệu chứng lâm sàng Hen phế quản thể Suyễn thoát:
A. Suyễn nghịch nặng
B. Khó thở không nằm ngủ được
C. Phiền táo bất an
D. Tất cả đúng
-
Câu 20:
Phương pháp điều trị Hen phế quản thể Suyễn thoát:
A. Hồi dương cứu nghịch bình suyễn cố thoát
B. Chỉ khái, chỉ thống
C. ình can tức phong
D. B và C đúng
-
Câu 21:
Cảm cúm Đông y gọi là gì?
A. Trúng phong
B. Trúng thử
C. Thương phong
D. Huyền vựng
-
Câu 22:
Đông y chia cảm thành các thể bệnh nào sau đây?
A. Cảm hàn (phong hàn)
B. Cảm nhiệt (phong nhiệt)
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 23:
Triệu chứng lâm sàng Cảm cúm thể Phong hàn:
A. Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu
B. Hắt hơi, sổ mũi
C. Rêu lưỡi trắng mỏng
D. Tất cả đúng
-
Câu 24:
Huyệt nào sau đây dùng châm cứu Cảm cúm thể Phong hàn:
A. Nghinh hương, Ần đường, Thái dương
B. Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 25:
Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm khi bệnh còn ở:
A. Biểu
B. Lý
C. Hư
D. Thực
-
Câu 26:
Phương pháp đánh gió dùng trứng gà luộc và bấm bạc hay dùng cho:
A. Phụ nữ có thai
B. Người già
C. Trẻ em
D. Tất cả đúng
-
Câu 27:
Không dùng rượu tỏi để phòng ngừa dịch cúm cho đối tượng nào sau đây:
A. Trẻ nhỏ
B. Phụ nữ có thai
C. Người lớn tuổi
D. A và B đúng
-
Câu 28:
Không dùng nhỏ mũi bằng nước tỏi (mà chỉ nên cho ngửi) để phòng ngừa dịch cúm cho đối tượng nào sau đây:
A. Phụ nữ có thai
B. Người lớn tuổi
C. Trẻ sơ sinh
-
Câu 29:
Theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên đã được mô tả trong những bệnh danh:
A. Khẩu nhãn oa tà
B. Trúng phong
C. Nuy chứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 30:
Nguyên nhân thường là phong hàn, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào:
A. Kinh dương ở đầu và mặt
B. Kinh âm ở đầu và mặt
C. Kinh dương ở tay chân
D. Kinh âm ở tay chân