1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bài thuốc điều trị Đau vai gáy thể Huyết ứ:
A. Tứ quân tử thang
B. Tứ vật
C. Tứ vật đào hồng
D. Tứ vật đào hồng gia giảm
-
Câu 2:
Pháp trị Đau vai gáy thể mạn tính. Chọn câu sai?
A. Ôn bổ can thận
B. Khu phong trừ thấp
C. Lợi tiểu
D. Tán hàn
-
Câu 3:
Phương dược điều trị Đau vai gáy thể mạn tính:
A. Độc hoạt ký sinh thang
B. Tam tý thang
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 4:
Nguyên nhân gây Suy nhược thần kinh theo Y học cổ truyền là do thất tình làm tổn thương 3 tạng nào sau:
A. Tỳ, Can, Đởm
B. Tâm, Bàng quang, Thận
C. Tỳ, Can, Thận
D. Tâm, Can, Phế
-
Câu 5:
Triệu chứng lâm sàng Suy nhược thần kinh thể Âm hư hỏa vượng:
A. Người cáu gắt, bứt rứt, nóng trong người
B. Mặt đỏ, đại tiện thường táo
C. Rêu lưỡi khô. Mạch huyền, tế sác
D. Tất cả đúng
-
Câu 6:
Triệu chứng lâm sàng Suy nhược thần kinh thể Can Thận âm hư:
A. Thường có kèm di tinh
B. Rêu lưỡi khô. Mạch tế
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 7:
Triệu chứng lâm sàng Suy nhược thần kinh thể Tâm Tỳ lưỡng hư:
A. Rêu lưỡi trắng
B. Rêu lưỡi vàng
C. Rêu lưỡi khô
D. Rêu lưỡi ướt
-
Câu 8:
Triệu chứng lâm sàng Suy nhược thần kinh thể Thận dương hư. Chọn câu sai?
A. Sợ nóng
B. Liệt dương
C. Hoạt tinh
D. Mạch trầm nhược
-
Câu 9:
Phép trị Suy nhược thần kinh thể Âm hư hỏa vượng:
A. Tư âm, giáng hỏa
B. Tiềm dương, an thần
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 10:
Phương huyệt dùng châm cứu Suy nhược thần kinh thể Âm hư hỏa vượng:
A. Thái dương, Bách hội
B. Đầu duy, Phong trì
C. Thái xung, Quang minh
D. Tất cả đúng
-
Câu 11:
Phép trị Suy nhược thần kinh thể Can Thận âm hư:
A. Bổ Thận âm, bổ Can huyết, an thần
B. Tư âm dưỡng huyết
C. Bình can tiềm dương
D. Bổ can thận âm
-
Câu 12:
Di chứng tai biến mạch máu não, Y học cổ truyền gọi là gì?
A. Trúng phong
B. Khẩu nhãn oa tà
C. Háo suyễn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Di chứng tai biến mạch máu não, nếu nhẹ thì Y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Trúng tạng phủ
B. Trúng kinh lạc
C. Trúng khí huyết
D. Tất cả đúng
-
Câu 14:
Di chứng tai biến mạch máu não, nếu nặng thì Y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Trúng tạng phủ
B. Trúng kinh lạc
C. Trúng khí huyết
D. Tất cả đúng
-
Câu 15:
Triệu chứng của trúng phong kinh lạc. Chọn câu sai?
A. Bán thân bất toại
B. Tay chân tê dại
C. Không có hôn mê
D. Hôn mê sâu
-
Câu 16:
Triệu chứng của trúng phong kinh lạc:
A. Mê man bất tỉnh
B. Liệt tứ chi
C. Liệt mặt kiểu ngoại biên
D. Tất cả đúng
-
Câu 17:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng mồm há, tay buông thõng. Y học cổ truyền gọi là:
A. Đởm tuyệt
B. Bàng quang tuyệt
C. Tỳ tuyệt
D. Thận tuyệt
-
Câu 18:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng mắt nhắm. Y học cổ truyền gọi là:
A. Tiểu trường tuyệt
B. Đại trường tuyệt
C. Vị tuyệt.
D. Can tuyệt
-
Câu 19:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng. Y học cổ truyền gọi là:
A. Tâm bào tuyệt
B. Phế tuyệt
C. Tam tiêu tuyệt
D. Can tuyệt
-
Câu 20:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng đái dầm. Y học cổ truyền gọi là:
A. Thận tuyệt
B. Tỳ tuyệt
C. Huyết tuyệt
D. Tâm tuyệt
-
Câu 21:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng lưỡi ngắn không nói được. Y học cổ truyền gọi là:
A. Tâm tuyệt
B. Âm tuyệt
C. Dương tuyệt
D. Huyết tuyệt
-
Câu 22:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng nấc cụt không dứt. Y học cổ truyền gọi là:
A. Khí tuyệt
B. Bàng quang tuyệt
C. Tỳ tuyệt
D. Phế tuyệt
-
Câu 23:
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền có liên quan đến yếu tố bệnh lý nào sau đây?
A. Phong
B. Đàm
C. Hỏa
D. Tất cả đúng
-
Câu 24:
Phép chữa Chứng bế trong Di chứng tai biến mạch máu não?
A. Khai bế tỉnh não, hoạt huyết chỉ huyết
B. Khu phong tán hàn thông kinh lạc
C. Tán hàn trừ thấp
D. Hóa đàm chỉ khái
-
Câu 25:
Phương dược dùng điều trị Chứng bế trong Di chứng tai biến mạch máu não:
A. Bổ dương hoàng ngũ thang
B. Kỷ cúc địa hoàng hoàn
C. Tê giác địa hoàn thang
D. Sinh mạch tán
-
Câu 26:
Phương dược dùng điều trị Chứng thoát trong Di chứng tai biến mạch máu não:
A. Độc sâm thang
B. Nhị trần thang
C. Sâm phụ thang
D. Huyết phủ trục ứ thang
-
Câu 27:
Phương huyệt dùng điều trị Chứng thoát trong Di chứng tai biến mạch máu não, chủ yếu là cứu huyệt nào sau. Ngoại trừ:
A. Khí hải
B. Quan nguyên
C. Thần khuyết
D. Túc tam lý
-
Câu 28:
Phương dược dùng điều trị thể Khí hư huyết ứ trong Di chứng tai biến mạch máu não:
A. Quyên tý thang
B. Độc hoạt ký sinh thang
C. Lục vị hoàn
D. Bổ dương hoàng ngũ thang
-
Câu 29:
Viêm loét dạ dày tá tràng. Y học cổ truyền gọi là gì?
A. Vị quản thống
B. Tâm quản thống
C. Tỳ vị hư hàn
D. Tâm căn suy nhược
-
Câu 30:
Nguyên nhân gây bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng theo Y học cổ truyền:
A. Giận dữ, uất ức khiến cho chức năng sơ tiết của tạng Can mộc bị ảnh hưởng
B. Lo nghĩ, toan tính quá mức cũng như việc ăn uống đói no thất thường sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng Tỳ
C. A và B đúng
D. A và B sai