1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có mấy loại kim châm:
A. 3
B. 4
C. 5. ( kim nhỏ, kim dài, kim ba cạnh, kim cài loa tai, kim hoa mai: hào châm, trường châm, hoàn khiêu, nhĩ hoàn, kim hoa mai)
D. 6
-
Câu 2:
Kim hoa mai dùng để làm gì?
A. Gõ trên mặt da
B. Châm vào huyệt
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 3:
Nguyên tắc khi chọn tư thế người bệnh:
A. Chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.
B. Người bệnh được thay đổi tư thế trong lúc châm nếu cảm thấy khó chịu
C. Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim
D. A và C đúng
-
Câu 4:
Thốn F được quy ước:
A. Bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy
B. Bằng chiều dài của đốt đầu tiên ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy
C. Bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 4 của chính cơ thể người ấy
D. Bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 2 của chính cơ thể người ấy
-
Câu 5:
Những nội dung nào sau đây cần phải chú ý để đạt được yêu cầu khi châm kim qua da cho bệnh nhân không đau hoặc ít đau:
A. Cầm kim thật vững
B. Cầm thẳng kim
C. Lực châm phải tập trung ở đầu mũi kim
D. Tất cả đúng
-
Câu 6:
Góc châm của vùng cơ dày:
A. 50 – 700
B. 60 – 900
C. 30 – 500
D. 15 – 300
-
Câu 7:
Những thuốc hàn lương còn gọi là âm dược dùng để:
A. Thanh nhiệt hoả, giải độc
B. Tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt
C. Dương chứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 8:
Thuốc có vị đắng có tác dụng:
A. Thanh nhiệt, chống viêm nhiễm
B. Sát khuẩn, trị mụn nhọt
C. Côn trùng cắn
D. Tất cả đúng
-
Câu 9:
Thuốc có vị đắng vào tạng nào?
A. Can
B. Thận
C. Phế
D. Tâm
-
Câu 10:
Thuốc có vị cay dùng để trị:
A. Cảm, đầy trướng, đau bụng
B. Nhức đầu, chóng mặt, nôn ói
C. Đau nhức các khớp
D. Ho, khò khè, khó thở
-
Câu 11:
Những thuốc ôn nhiệt còn gọi là dương dược dùng để:
A. Ôn trung, tán hàn
B. Tính chất thăng phù để chữa chứng hàn
C. Âm chứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 12:
Thuốc có vị cay vào tạng nào?
A. Tâm.
B. Phế.
C. Tỳ.
D. Can
-
Câu 13:
Thuốc ôn trung đa số:
A. Có vị cay, mùi thơm
B. Dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 14:
Thuốc hồi dương cứu nghịch không dùng trong các trường hợp nào sau. Chọn câu sai?
A. Trụy mạch do nhiễm khuẩn
B. Giảm cơn đau nội tạng
C. Người âm hư
D. Tân dịch hao tổn
-
Câu 15:
Nhục quế quy vào kinh nào:
A. Tiểu trường, Đại trường, Đởm
B. Thận, Tỳ, Tâm, Can
C. Tam tiêu, Tâm bào, Vị
D. Phế, Thận. Can
-
Câu 16:
Tác dụng dược lý của Tiểu hồi hương:
A. Tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống, lý khí khai vị
B. Bình can tiềm dương
C. Hành khí hoạt huyết chỉ thống
D. B và C đúng
-
Câu 17:
Các vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc ôn lý trừ hàn (ôn trung):
A. Sinh địa
B. Đại hồi.( Can khương- gừng khô; thảo quả- quả đò ho; ngải cứu- y thảo; đại hồibát giác hồi hương; tiểu hồi- hồi hương; Cao lương khương; sả- hương mao; đinh hương; ngô thù du; xuyên tiêu)
C. Câu kỷ tử
D. Bạch linh
-
Câu 18:
Tính chất chung của thuốc trừ hàn: ( Vị cay, tính ôn. Quy kinh tỳ vị. Mất tân dịch. Dạng dùng thuốc khô sắc hoặc tán bột):
A. Thường có tính ôn nhiệt, vị tân
B. Quy kinh Tỳ, Thận
C. Hoạt chất chủ yếu là tinh dầu
D. Tất cả đúng
-
Câu 19:
Thuốc trừ phong thấp là gì?
A. Thuốc có khả năng trừ được tà thấp ứ đọng bên trong cơ thể
B. Thuốc có khả năng trừ u cục trong cơ thề
C. Thuốc có khả năng trừ phong hàn trong cơ thể
D. Thuốc có khả năng trừ nhiệt độc trong cơ thể.
-
Câu 20:
Thuốc trừ phong thấp chia thành các nhóm nào sau đây. Chọn câu sai?
A. Thuốc khử phong thấp
B. Thuốc hóa thấp
C. Thuốc lợi thấp
D. Thuốc hành thấp
-
Câu 21:
Tác dụng chủ yếu của nhóm thuốc hóa thấp:
A. Trị kém ăn, người mệt mỏi
B. Bụng trướng đầy, nôn ói ra rất chua, nhiều đờm rãi
C. Tiêu chảy do thấp phạm trung tiêu gây trở ngại cho sự vận hóa của tỳ
D. Tất cả đúng
-
Câu 22:
Thuốc hóa thấp có đặc điểm:
A. Mùi thơm, tính ấm
B. Hóa thấp trọc ứ đọng ở trung tiêu gây trở ngại khí cơ
C. Tỳ vận hóa thất thường
D. Tất cả đúng
-
Câu 23:
Các thuốc trừ phong thấp thường quy vào kinh nào?
A. Phế, Đại trường, Tâm
B. Tâm bào, Tỳ, Vị
C. Bàng quang, Thận, Tiểu trường
D. Can, Thận, Tỳ
-
Câu 24:
Nhóm thuốc khử phong thấp có đặc điểm:
A. Vị đắng hàn, hàn, tính nhiệt
B. Vị tân, khổ, tính ôn
C. Vị chua, ngọt, tính hàn
D. Vị cay, tính lương
-
Câu 25:
Lưỡi không rêu là bệnh thuộc:
A. Vị âm hư
B. Tỳ âm hư
C. Thận âm hư
D. Tâm âm hư
-
Câu 26:
Tây chân bị run là bệnh thuộc:
A. Phế âm hư
B. Can huyết hư
C. Can thận suy yếu
D. B và C đúng
-
Câu 27:
Ra mồ hôi nhiều, dính nhớt gọi là gì?
A. Tự hàn
B. Đạo hãn
C. Vong dương. ( Ra mồ hôi như tắm)
D. Vong âm
-
Câu 28:
Ra mồ hôi như tắm gọi là gì?
A. Tự hãn
B. Đạo hãn
C. Vong dương
D. Vong âm
-
Câu 29:
Tự ra mồ hôi gọi là gì?
A. Tự hãn
B. Đạo hãn.( ra mồ hôi trộm)
C. Vong dương
D. Vong âm
-
Câu 30:
Bát vị hoàn dùng chữa chứng:
A. Thận âm hư
B. Thận dương hư
C. Suy nhược cơ thể
D. Tất cả đúng