1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dự phòng di chứng TBMMN cần phải thực hiện tốt các nội dung sau, NGOẠI TRỪ:
A. Điều trị tăng huyết áp
B. Điều trị xơ vữa động mạch
C. Thường xuyên sử dụng thuốc cải thiện tuần hoàn não
D. Thể dục, thể thao thường xuyên
-
Câu 2:
Nhận định chăm sóc bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não cần dựa vào các tiêu chí sau, NGOẠI TRỪ:
A. Nhận định khả năng phục hồi
B. Khả năng tự luỵên tập để phục hồi
C. Tình trạng tim mạch, tinh thần, hô hấp
D. Tình trạng liệt nửa thân
-
Câu 3:
Để đưa ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt tốt, cần nhận định các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tình trạng liệt nửa người nặng hay nhẹ
B. Kế hoạch ăn kiêng của bệnh nhân như thế nào
C. Liệt cứng hay liệt mềm
D. Có rối loạn cơ tròn hay không ?
-
Câu 4:
Mục nào dưới đây cần chú ý nhất khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân di chứng TBMMN:
A. Phục hồi di chứng liệt theo y lệnh của bác sĩ
B. Tư vấn chế độ ăn uống cho bệnh nhân
C. Theo dõi tình trạng tim mạch, huyết áp
D. Tư vấn chăm sóc sức khỏe dự phòng
-
Câu 5:
Kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân liệt tại giường cần chú ý các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Cho bệnh nhân nằm đệm nước chống loét
B. Cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên lành để không bị ứ đọng đờm rãi do liệt mặt
C. Xoa bóp tay chân, toàn thân, vận động các khớp đề phòng cứng khớp do lâu không vận động
D. Cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ nhẹ vùng lưng đề phòng ứ đọng đờm dãi và ứ đọng dịch tiết ở phổi
-
Câu 6:
Cảm mạo do lạnh, Y học cổ truyền gọi là chứng:
A. Thời hành cảm mạo
B. Thương phong
C. Dịch lệ
D. Trúng phong
-
Câu 7:
Nhận định triệu chứng có thể có ở một bệnh nhân cảm mạo phong hàn:
A. Sốt, sợ gió, đau đầu, không có mồ hôi, mạch phù xác
B. Sốt, sợ gió, không có mồ hôi, mạch tế sác
C. Sốt, sợ gió, sợ lạnh, không có mồ hôi, mạch phù khẩn
D. Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, ra mồ hôi, mạch hoạt xác
-
Câu 8:
Cảm mạo xảy ra do các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
A. Chính khí cơ thể suy giảm
B. Sau khi đi mưa lạnh, tắm lạnh
C. Do phong hàn xâm nhập vào tạng Phế
D. Do phế khí mất chức năng chủ khí
-
Câu 9:
Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi trong bệnh cảm cúm là do ảnh hưởng đến chức năng nào của tạng Phế:
A. Chủ khí
B. Tuyên phát túc giáng
C. Chủ bì mao
D. Khai khiếu ra mũi
-
Câu 10:
Trong bài thuốc xông sau đây vị thuốc nào có tác dụng kháng sinh:
A. Lá bưởi
B. Lá tre
C. Lá tỏi
D. Lá sả
-
Câu 11:
Trong bài thuốc xông sau đây vị thuốc nào có tác dụng hạ sốt:
A. Lá sả
B. Lá kinh giới
C. Lá tre
D. Lá hành
-
Câu 12:
Trong bài thuốc xông sau đây vị thuốc nào có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp:
A. Lá bạc hà
B. Lá duối
C. Lá hành
D. Lá bưởi
-
Câu 13:
Đặc điểm lâm sàng của bệnh cúm:
A. Sợ lạnh, sợ gió, hắt hơi, đau mình mẩy, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt xác
B. Phát sốt, sợ gió, đau đầu, nước mũi trong, loãng, mạch tế xác
C. Đau mình mẩy, đau đầu, nước mũi vàng, rêu lưỡi vàng, mạch trầm
D. Phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác
-
Câu 14:
Thứ tự bỏ lá xông vào nồi theo cách nào dưới đây là tốt nhất:
A. Lá có tác dụng kháng sinh -> hạ sốt -> lá có tinh dầu
B. Lá có tinh dầu -> kháng sinh-> lá có tác dụng hạ sốt
C. Lá có tác dụng hạ sốt -> tinh dầu -> lá có tác dụng kháng sinh
D. Cả ba loại lá cùng 1 lúc
-
Câu 15:
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân cảm mạo phong hàn:
A. Phát tán phong nhiệt
B. Phát tán phong hàn
C. Phát tán phong thấp
D. Khu phong thanh nhiệt
-
Câu 16:
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân cúm:
A. Phát tán phong hàn
B. Thanh nhiệt giải độc
C. Phát tán phong nhiệt
D. Phát tán phong thấp
-
Câu 17:
Đánh gió là phương pháp điều trị dân gian có tác dụng:
A. Làm se lỗ chân lông
B. Làm ấm nóng cơ thể
C. Làm giãn mạch
D. Chữa cảm mạo
-
Câu 18:
Thủ thuật châm cứu tốt nhất để điều trị cảm lạnh là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Ôn châm
D. Cứu
-
Câu 19:
Áp dụng thủ thuật châm tả để điều trị cúm vì:
A. Bệnh thuộc biểu chứng
B. Bệnh thuộc hư nhiệt
C. Bệnh thuộc thực nhiệt
D. Bệnh thuộc lý nhiệt
-
Câu 20:
Bệnh cúm KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:
A. Phát thành dịch
B. Lây nhiễm qua đường hô hấp
C. Do phong hàn gây ra
D. Đáp ứng miễn dịch thấp
-
Câu 21:
Lựa chọn công thức huyệt chữa đau đầu vùng trán do cảm cúm:
A. Bách hội, Phong trì, Thái dương
B. Dương bạch, Toán trúc, Ty trúc không
C. Thái dương, Tứ thần thông, Hợp cốc
D. Bách hội, Thái dương, Hợp cốc
-
Câu 22:
Lựa chọn công thức huyệt điều trị đau đầu vùng gáy do cảm cúm:
A. Bách hội, Thái dương, Kiên tỉnh
B. Bách hội, Tứ thần thông, Thiên tông
C. Bách hội, Phong trì, Kiên tỉnh
D. Bách hội, Kiên tỉnh, Dương bạch
-
Câu 23:
Lựa chọn công thức huyệt chữa đau nửa bên đầu do cảm cúm:
A. Bách hội, Tứ thần thông, Toán trúc, Túc tam lý
B. Bách hội, Thái dương, Dương bạch, Nội đình
C. Bách hội, Thái dương, Phong trì, Ngoại quan
D. Bách hội, Hạ quan, A thị huyệt, Hợp cốc
-
Câu 24:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cảm cúm:
A. Thực hiện y lệnh của dùng thuốc của bác sĩ
B. Giải thích cho bệnh nhân thực hiện quy chế bệnh viện
C. Phát hiện các triệu chứng kèm theo, báo cáo bác sĩ kịp thời
D. Cách ly người bệnh tránh lây nhiễm nếu bệnh nhân mắc cúm
-
Câu 25:
Thăm khám viêm khớp dạng thấp có thể tìm được tổn thương thường gặp nhất ở khớp là:
A. Sưng
B. Nóng
C. Đỏ đau
D. Hạn chế vận động
-
Câu 26:
Viêm khớp dạng thấp có các dấu hiệu tổn thương đặc trưng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Viêm khớp ngọn chi
B. Viêm khớp đối xứng
C. Cứng khớp buổi sang
D. Viêm khớp lớn
-
Câu 27:
Viêm khớp dạng thấp đợt cấp (thể phong thấp nhiệt tý) gồm các triệu chứng cơ bản sau, NGOẠI TRỪ:
A. Sưng đau các khớp, cứng khớp buổi sang
B. Sưng nóng đỏ đau các khớp ngọn chi
C. Mạch nhanh và trơn (hoạt sác)
D. Hay gặp viêm khớp háng, cứng khớp
-
Câu 28:
Viêm khớp dạng thấp được gọi là chứng tý theo Y học cổ truyền bởi các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Giảm hoặc mất vận động khớp
B. Đau khớp
C. Sưng nóng đỏ khớp
D. Thiếu máu, hoa mắt chóng mặt
-
Câu 29:
Giai đoạn cấp của viêm khớp dạng thấp là do:
A. Phong thấp
B. Phong hàn
C. Thấp nhiệt
D. Phong, thấp, nhiệt
-
Câu 30:
Giai đoạn ngoài đợt cấp của viêm khớp dạng thấp thuộc phạm vi chứng:
A. Phong tý vì do phong tà
B. Hàn tý vì do hàn tà
C. Thấp tý vì do thấp tà
D. Do phong hàn thấp tý