1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vị trí cạo gió trong cảm mạo, trúng gió. Chọn câu sai?
A. Giữa sống lưng và tỏa sang hai bên mạng sườn
B. Các khớp đau mỏi nhiểu
C. Bắt gió ở giữa trán tại vị trí ấn đường
D. Chà sát hai bên mang tai
-
Câu 2:
Vị trí cạo gió trường hợp bị ho:
A. Hai bên mạng sườn
B. Giữa sống lưng và đường thẳng trước ngực
C. Giữa sống lưng
D. Đường thẳng trước ngực
-
Câu 3:
Vị trí cạo gió trường hợp bị nôn ọe, đau bụng, đi ngoài:
A. Từ trên hai bên mạng sườn xuống
B. Cạo trước ngực từ lõm cổ xuống
C. Cạo từ cánh tay đến các đầu ngón tay
D. Tất cả đúng
-
Câu 4:
Không nên cạo gió trường hợp nào sau. Ngoại trừ:
A. Cho trẻ em, phụ nữ có thai
B. Người mắc bệnh tim mạch
C. Da liễu, cao huyết áp
D. Cảm mạo
-
Câu 5:
Những thuốc hàn lương còn gọi là âm dược dùng để:
A. Thanh nhiệt hoả, giải độc
B. Tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt
C. Dương chứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 6:
Những thuốc ôn nhiệt còn gọi là dương dược dùng để:
A. Ôn trung, tán hàn
B. Tính chất thăng phù để chữa chứng hàn
C. Âm chứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 7:
Thuốc có vị chua có tác dụng. Ngoại trừ:
A. Thu liễm, cố sáp
B. Chống đau dùng để chữa chứng ra mồ hồi
C. Ỉa chảy, di tinh
D. Kinh nguyệt không đều
-
Câu 8:
Thuốc có vị mặn vào tạng nào?
A. Tỳ
B. Vị
C. Tiểu trường
D. Thận
-
Câu 9:
Thuốc có vị ngọt vào tạng nào?
A. Bàng quang
B. Tỳ.
C. Phế
D. Tâm bào
-
Câu 10:
Thuốc có vị ngọt có tác dụng. Ngoại trừ:
A. Hòa hoãn, giải co quắp cơ nhục
B. Nhuận trường
C. Chỉ khái
D. Bồi bổ cơ thể
-
Câu 11:
Các vị thuốc có cùng tính nhưng khác vị có tác dụng:
A. Khác nhau
B. Giống nhau
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 12:
Các vị thuốc chủ thăng thường có tính chất:
A. Kiện tỳ ích khí, thăng dương khí
B. Hạ khí, giáng khí, bình suyễn
C. Phát hãn, phát tán giải biểu, hạ nhiệt, chỉ thống
D. Thẩm thấp, lợi niệu
-
Câu 13:
Vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, giải quyết triệu chứng chính của bệnh:
A. Quân
B. Thần
C. Tá
D. Sứ
-
Câu 14:
Liều trung bình của từng vị trong phương đối với thuốc không độc là bao nhiêu?
A. 4, 6, 8g
B. 6, 8, 10g
C. 6, 8, 12g
D. 8, 10, 12g
-
Câu 15:
Bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào thời gian nào?
A. Sáng sớm lúc đói
B. Trước ăn
C. Sau ăn
D. Sáng sớm lúc no
-
Câu 16:
Thuốc chữa sốt rét uống lúc nào?
A. Trong cơn 2 giờ
B. Sau cơn 2 giờ
C. Trước cơn 1 giờ
D. Trước cơn 2 giờ
-
Câu 17:
Thuốc độc bảng A. Ngoại trừ:
A. Ba đậu
B. Ban miêu
C. Hùng hoàng
D. Phụ tử sống
-
Câu 18:
Thuốc độc bảng B. Ngoại trừ:
A. Thạch tín
B. Khinh phấn
C. Mã tiền chế
D. Thủy ngân
-
Câu 19:
Kê đơn thuốc theo toa căn bản, thì vị thuốc có tác dụng nhuận gan:
A. Độc hoạt
B. Phòng phong
C. Rau má
D. Địa liền
-
Câu 20:
Kê đơn thuốc theo toa căn bản, thì vị thuốc có tác dụng nhuận tràng:
A. Cỏ nhọ nồi
B. Kim ngân hoa
C. Muồng trâu
D. Sinh địa
-
Câu 21:
Kê đơn thuốc theo toa căn bản, thì vị thuốc có tác dụng giải độc cơ thể. Ngoại trừ:
A. Cam thảo đất
B. Ké đầu ngựa
C. Cỏ mần trầu
D. Tế tân
-
Câu 22:
Bài thuốc Tứ quân tử thang gồm các vị nào?
A. Đảng sâm hoặc Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Chích thảo
B. Liên kiều, Kim ngân hoa, Sài đất, Long nhãn
C. Thục địa, Trần bì, Ma hoàng, Hồng hoa
D. Đại táo, Sinh khương, Hoàng liên, Hoàng Cầm
-
Câu 23:
Bài thuốc Tứ vật thang gồm các vị nào?
A. Đào nhân, Câu kỷ, Tía tô, Bạc hà
B. Mã tiền chế, Hoài sơn, Nhãn nhục, Thương truật
C. Khương hoạt, Chỉ thực, Bồ công anh, Quế chi
D. Thục địa hoàng, Bạch thược, Đương qui, Xuyên khung
-
Câu 24:
Bài Bát trân thang có tác dụng:
A. Trừ phong thấp
B. Hoát huyết hóa ứ
C. Ích khí bổ huyết
D. Khu phong chỉ thống
-
Câu 25:
Bài Tư bổ khí huyết thang có tác dụng:
A. Bổ khí huyết
B. Hóa đờm chỉ khái
C. Bình can tức phong
D. An thần
-
Câu 26:
Bài Lục vị địa hoàng hoàn có tác dụng:
A. Bổ huyết chỉ huyết
B. Tư bổ can thận
C. Khu phong trừ thấp
D. Hành khí hoạt huyết
-
Câu 27:
Thuốc giải biểu có đặc điểm:
A. Vị cay, có công dụng phát tán
B. Phát hãn, giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn
C. Sởi đậu mọc, ngăn không cho tà vào sâu trong cơ thể
D. Tất cả đúng
-
Câu 28:
Thuốc giải biểu chia thành loại nào?
A. Phát tán phong hàn
B. Phát tán phong nhiệt
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 29:
Công năng chủ trị chung của thuốc giải biểu:
A. Thanh nhiệt tả hỏa
B. Sơ phong giải kinh
C. Hoạt huyết hóa ứ
D. Điều hòa kinh nguyệt
-
Câu 30:
Tính chất chung của thuốc giải biểu:
A. Các thuốc giải biểu có vị tân, chủ thăng, chủ tán
B. Phần lớn chứa Alkaloid
C. Quy vào kinh Tỳ
D. Tất cả sai