1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mạch sác phản ánh bệnh thuộc chứng nào dưới đây:
A. Nhiệt chứng
B. Hàn chứng
C. Phong chứng
D. Thấp chứng
-
Câu 2:
Khi xem mạch ở thốn khẩu, đặt nhẹ tay thấy mạch đập rõ, ấn vừa thấy yếu đi, ấn mạnh không thấy đập thuộc loại mạch nào dưới đây:
A. Mạch trầm
B. Mạch phù
C. Mạch vô lực
D. Mạch trì
-
Câu 3:
Khi xem mạch ở thốn khẩu, ấn mạnh mới thấy mạch đập thuộc loại mạch nào dưới đây:
A. Mạch trầm
B. Mạch phù
C. Mạch huyền
D. Mạch trì
-
Câu 4:
Đại tiện phân nát thường xuyên thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Thận âm hư
B. Tỳ thận dương hư
C. Can thận âm hư
D. Tỳ hư
-
Câu 5:
Đại tiện phân táo là thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Nhiệt chứng
B. Tỳ hư
C. Hàn chứng
D. Thực chứng
-
Câu 6:
Chân tay lạnh, sợ lạnh kèm theo ỉa chảy buổi sáng sớm, nét mặt bàng quang, lãnh tinh, đái dầm thuộc bệnh lý của tạng phủ nào dưới đây:
A. Đại trường
B. Tỳ
C. Bàng quang
D. Thận
-
Câu 7:
Đại tiện có mùi tanh, loãng là chứng bệnh thuộc tạng phủ nào dưới đây:
A. Đại trường hư
B. Tỳ hư
C. Thực tích
D. Thấp nhiệt
-
Câu 8:
Đại tiện có mùi thối khẳn là chứng bệnh thuộc tạng phủ nào dưới đây:
A. Đại trường hư
B. Tỳ hư
C. Thực tích
D. Vị nhiệt
-
Câu 9:
Có 1 nhận xét dưới đây KHÔNG ĐÚNG về chứng bệnh của tạng phủ thể hiện ở màu sắc củng mặc mắt:
A. Vàng do tỳ thấp
B. Đỏ do tâm nhiệt
C. Trắng do thận hư
D. Xanh do can phong
-
Câu 10:
Các đặc điểm sau đây đều gợi ý trong chẩn đoán bệnh lý của tạng can, NGOẠI TRỪ:
A. Giận dữ
B. Da xanh
C. Mắt đỏ
D. Nhức xương
-
Câu 11:
Các đặc điểm sau đây đều gợi ý chẩn đoán bệnh lý của tạng tỳ, NGOẠI TRỪ:
A. Da vàng
B. Cơ teo nhẽo
C. Môi nhợt nhạt
D. Hay giận dữ
-
Câu 12:
Giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm thuộc nguyên nhân gây bệnh nào dưới đây:
A. Phong hàn
B. Nội phong
C. Phong thấp
D. Phong nhiệt
-
Câu 13:
Các bệnh viêm khớp, phù dị ứng, chàm thuộc nguyên nhân gây bệnh nào dưới đây:
A. Phong hàn
B. Hàn thấp
C. Phong thấp
D. Phong nhiệt
-
Câu 14:
Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:
A. Hỷ là vui mừng, thái quá hại tâm
B. Nộ là bực tức, thái quá hại can
C. Ưu là suy tư, lo âu, thái quá hại tỳ
D. Bi là buồn, bi quan thái quá hại thận
-
Câu 15:
Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:
A. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can
B. Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm
C. Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ
D. Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ
-
Câu 16:
Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:
A. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can
B. Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm
C. Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ
D. Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ
-
Câu 17:
Hàn có các đặc điểm gây bệnh sau, NGOẠI TRỪ:
A. Là âm tà, gây tổn hại đến âm khí
B. Hay gây co cứng, chườm nóng đõ đau
C. Hay gây đau, điểm đau không di chuyển
D. Ngoại hàn thường gây bệnh ở biểu
-
Câu 18:
Phát sốt, nhức đầu, sổ mũi, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng là do cảm nhiễm ngoại tà nào dưới đây:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Hàn thấp
D. Thử thấp
-
Câu 19:
Không nên thực hiện kế hoạch nào dưới đây khi chăm sóc bệnh nhân ỉa chảy do thử thấp:
A. Cho bệnh nhân uống phương thuốc giải thử hóa thấp để cầm ỉa chảy
B. Không cho bệnh nhân ăn thức ăn tanh, sống, nhiều dầu mỡ trong thời gian điều trị
C. Cứu huyệt quan nguyên và cho uống phương thuốc kiện tỳ
D. Châm tả các huyệt trung quản, thiên khu, túc tam lý, hợp cốc
-
Câu 20:
Sang chấn tinh thần gây bệnh suy nhược thần kinh được xếp vào nguyên nhân gây bệnh nào dưới đây:
A. Do ngoại nhân
B. Do nội nhân
C. Do bất nội ngoại nhân
D. Do Tâm huyết hư
-
Câu 21:
Phong có các đặc điểm gây bệnh sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Lưu động và nhanh chóng chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác
B. Có 2 loại: nội phong và ngoại phong
C. Phong thuộc loại âm tà nên bệnh thường thuộc biểu
D. Huyết hư sinh phong thường gặp trong bệnh chàm, dị ứng
-
Câu 22:
Bệnh nhân ho kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi trong là do nhiễm phải ngoại tà nào dưới đây:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Phong thấp
D. Hàn thấp
-
Câu 23:
Đái buốt, đái rắt, đái máu, bí đái là biểu hiện bệnh của tạng phủ nào dưới đây:
A. Bàng quang hư chứng
B. Thận khí hư
C. Bàng quang thực chứng
D. Tiểu trường nhiệt
-
Câu 24:
Ngực sườn đầy tức kèm theo tính tình hay bực bội cáu gắt, nôn nóng, thiếu bình tĩnh thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
D.
A. Can khí uất kết
B. Đởm thực
C. Can huyết hư
D. Tâm nhiệt
-
Câu 25:
Họng khô, răng đau, lung lay, ù tai, hoa mắt, nhức trong xương, đau lưng, mỏi gối, di tinh, ra mồ hôi trộm là biểu hiệnn triệu chứng của tạng phủ nào hư:
A. Thận âm hư
B. Thận dương hư
C. Can âm hư
D. Tâm âm hư
-
Câu 26:
Bệnh nhân đói mà không muốn ăn, miệng nhạt là thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Vị nhiệt
B. Vị âm hư
C. Tỳ hư
D. Vị hàn
-
Câu 27:
Theo Y học cổ truyền, sự chuyển hoá cơ bản trong cơ thể là do công năng của tạng tỳ, vì tỳ có chức năng nào dưới đây:
A. Tỳ chủ tứ chi, chủ cơ nhục
B. Tỳ thống nhiếp huyết
C. Tỳ chủ vận hoá
D. Tỳ thổ sinh Phế kim, khắc Thận thuỷ
-
Câu 28:
Chức năng nào dưới đây thuộc tạng phế:
A. Chủ vận hoá thuỷ thấp
B. Thông điều thuỷ đạo
C. Chủ huyết mạch
D. Thúc đẩy hoạt động của tạng phủ
-
Câu 29:
Người bệnh có biểu hiện đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau nhức trong xương, ù tai, di tinh, liệt dương là triệu chứng bệnh lý của tạng phủ nào:
A. Tạng Tỳ
B. Tạng Can
C. Tạng Thận
D. Tạng Tâm
-
Câu 30:
Theo Y học cổ truyền, Tâm chủ thần minh do có chức năng nào dưới đây:
A. Đứng đầu các tạng
B. Chủ về huyết mạch
C. Chủ về các hoạt động tinh thần, tư duy
D. Sinh ra tạng Tỳ, khắc tạng Phế