1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn thấp, về mặt châm cứu, chúng ta cần:
A. Châm tả
B. Ôn điện châm
C. Châm bổ, ôn điện châm
D. Châm bổ, châm tả, ôn điện châm
-
Câu 2:
Điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn thấp, dùng bài thuốc:
A. Bát vị quế phụ thang gia giảm
B. Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm
C. Đào hồng tứ vật thang gia giảm
D. Độc hoạt thang gia giảm.
-
Câu 3:
Đau dây thần kinh tọa thể phong hàn thấp tương ứng với đau thần kinh tọa do:
A. hoát vị đĩa đệm
B. Lạnh và ẩm thấp
C. Sang chấn
D. Gai hoặc thoái hóa cột sống
-
Câu 4:
Phép điều trị của đau dây thần kinh tọa do phong thấp nhiệt là:
A. Khu phong thanh nhiệt trừ thấp
B. Khu phongthanh nhiệt trừ thấp, tư bổ can thận
C. Hành khí hoạt huyết
D. Khu phong thanh nhiệt trừ thấp - Hành khí hoạt huyết
-
Câu 5:
Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm tương ứng với thể nào dưới đây trong cách phân thể lâm sàng theo y học cổ truyền:
A. Phong nhiệt
B. Phong thấp
C. Ứ huyết
D. Phong hàn thấp
-
Câu 6:
Trong đau dây thần kinh tọa, nếu đau đơn thuần ở đường kinh đởm thì châm các huyệt:
A. Dương lăng tuyền, Dương phụ, Huyền chung
B. Dương lăng tuyền, Hoàn khiêu, Thừa phù
C. Hoàn khiêu, Ủy trung
D. Huyền chung, Thừa phù, Ủy trung
-
Câu 7:
Đau dây thần kinh tọa thể L5 có triệu chứng giống phong hàn xâm nhập vào kinh:
A. Bàng quang
B. Đởm
C. Bàng quang, Đởm
D. Thận
-
Câu 8:
Teo cơ là triệu chứng có thể gặp trong đau dây thần kinh tọa do:
A. Phong nhiệt
B. Phong thấp
C. Ứ huyết
D. Phong hàn thấp
-
Câu 9:
Điều trị đau dây thần kinh tọa thể do huyết ứ, dùng bài thuốc:
A. Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm
B. Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
C. Độc hoạt thang gia giảm
D. Ý dĩ nhân thang gia giảm
-
Câu 10:
Phép điều trị đau dây thần kinh tọa thể do huyết ứ:
A. Hành khí hoạt huyết
B. Ôn thông kinh lạc
C. Phá ứ - Hành khí hoạt huyết
D. Phá ứ hoạt huyết
-
Câu 11:
Trong đau dây thần kinh tọa, nếu đau dữ dội như kim châm và dao cắt ở một điểm thường do nguyên nhân:
A. Phong hàn thấp
B. Phong thấp nhiệt
C. Ứ huyết
D. Phong thấp
-
Câu 12:
Trong đau dây thần kinh tọa, mạch sáp gặp trong thể do:
A. Phong hàn
B. Phong hàn thấp
C. Phong thấp nhiệt
D. Ứ huyết
-
Câu 13:
Một qui luật cơ bản trong học thuyết âm dương là:
A. Âm dương đối lập
B. Âm dương sinh ra
C. Âm dương mất đi
D. Âm dương luôn tồn tại
-
Câu 14:
Phạm trù cùa học thuyết âm dương là:
A. Luôn chuyển hóa hai mặt của âm dương
B. Trong âm có dương, trong dương có âm
C. Âm dương luôn đi đôi với nhau
D. Âm dương luôn tách rời nha
-
Câu 15:
Nếu thiên suy (hư chứng) thì dùng phép chữa nào?
A. Thanh pháp
B. Tiêu pháp
C. Hòa pháp
D. Bổ pháp
-
Câu 16:
Trong YHCT thuộc tính của Dương dược là:
A. Đắng
B. Ngọt
C. Trầm
D. Lạnh
-
Câu 17:
Tạng nào sau đây làm chủ huyết:
A. Tạng Tâm làm chủ huyết
B. Tạng Can làm chủ huyết
C. Tạng Tỳ làm chủ huyết
D. Cả 3 câu đều sai
-
Câu 18:
Người có bệnh chóng mặt, da xanh, móng khô là biểu hiện bệnh ở tạng:
A. Ở tạng can
B. Ở tạng tâm
C. Ở tạng tỳ
-
Câu 19:
Ngũ tạng bao gồm có:
A. Tâm, can, tỳ, phế, thận
B. Tâm, can, tam tiêu, phế, đởm
C. Can, vị, phế, thận, bang quang
D. Tâm, can, tỳ, phế, tiểu trường
-
Câu 20:
Chứng bệnh kém phát triển, trí tuệ đần độn thuộc tạng:
A. Tạng Tâm
B. Tạng Can
C. Tạng Tỳ
D. Tạng Thận
-
Câu 21:
Phương pháp thích hợp để chữa bệnh ở biểu là:
A. Phép thanh
B. Phép hạ
C. Phát tán
D. Bổ
-
Câu 22:
Hai cương Biểu và lý để đánh giá bệnh:
A. Hai cương để tìm vị trí nông sâu cùa bệnh tật
B. Hai cương dùng để đánh giá tính chất của bệnh
C. Hai cương dùng để đánh giá trạng thái người bệnh
D. Hai cương tổng quát dùng để đánh giá xu thế chung của bệnh tật
-
Câu 23:
Các triệu chứng lâm sàng của “biểu chứng”là:
A. Sốt cao, chất lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ
B. Phát sốt, sợ lạnh, ngạt mũi, ho
C. Sốt cao, mê sảng
D. Phát sốt, sợ lạnh, táo bón hay ỉa chảy
-
Câu 24:
Các triệu chứng lâm sàng của “biểu chứng”là:
A. Sốt cao, chất lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ
B. Phát sốt, sợ lạnh, ngạt mũi, ho
C. Sốt cao, mê sảng
D. Phát sốt, sợ lạnh, táo bón hay ỉa chảy
-
Câu 25:
Các triệu chứng lâm sàng của “biểu chứng”là:
A. Sốt cao, chất lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ
B. Phát sốt, sợ lạnh, ngạt mũi, ho
C. Sốt cao, mê sảng
D. Phát sốt, sợ lạnh, táo bón hay ỉa chảy
-
Câu 26:
Biểu hiện nào sau đây là của “âm hư”:
A. Triều nhiệt, nhức ừong xương, di tinh liệt dương
B. Sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu trong dài
C. Sợ lạnh, ho khan, hai gò má đỏ
D. Triều nhiệt, nhức trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt
-
Câu 27:
Tiêu pháp là những vị thuốc tạo thành những bài thuốc có tác dụng chữa các chứng bệnh gây ra do tích tụ ngưng trệ, như ứ huyêt, khí trệ, ứ nước, ứ đọng thức ăn...
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Phương pháp thổi mũi: lấy bột thuốc hay khói thuốc thôi vào mũi chữa bệnh tại chỗ như hôn mê, ngất:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nguyên tắc chữa bệnh theo Y học cổ truyền?
A. Gốc bệnh là những nguyên nhân gây bệnh
B. Gốc bệnh là ngọn bệnh
C. Ngọn bệnh là triệu chứng
D. Gốc bệnh và ngọn bệnh bổ sung cho nhau
-
Câu 30:
Có mây nguyên tắc chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5