1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thất tình thường gây nhiều bệnh ở 3 tạng chính:
A. Thận, Phế, Đởm
B. Tâm, Tỳ và Can
C. Vị, Tâm bào, Tam tiêu
D. Tỳ, Vị, Tiểu trường
-
Câu 2:
Nguyên nhân nào sau đây được xem là bất nội ngoại nhân. Ngoại trừ:
A. Sang chấn, trùng phú cắn
B. Ứ huyết
C. Phong hàn
D. Đàm ẩm
-
Câu 3:
Đàm ẩm có nguồn gốc chủ yếu do 3 tạng nào sau đây:
A. Tỳ, Phế, Thận
B. Tâm, tâm bào, Bàng quang
C. Can, Phế, Tiểu trường
D. Đại trường, Tam tiêu, Thận
-
Câu 4:
Các chứng bệnh của đàm ẩm, nếu đàm đình trệ ở ngực gây ra triệu chứng:
A. Điên cuồng, lưỡi cứng không nói được
B. Huyền vựng
C. Tức ngực, suyễn
D. Sốt rét
-
Câu 5:
Các chứng bệnh của đàm ẩm, nếu ẩm vào Tỳ gây ra triệu chứng:
A. Phù thủng
B. Ho suyễn
C. Sôi bụng, đầy bụng, kém ăn
D. Tất cả đúng
-
Câu 6:
Hội chứng bệnh do đàm ẩm gây ra:
A. Lao hạch
B. Huyền ẩm
C. Yêm ẩm
D. Tất cả đúng
-
Câu 7:
Sang chấn, trùng thú cắn, được xếp vào loại nguyên nhân gây bệnh nào?
A. Bất nội ngoại nhân
B. Ngoại nhân
C. Nội nhân
D. A và B đúng
-
Câu 8:
Theo Y học cổ truyền, Lao hạch còn gọi là gì?
A. Huyền vựng
B. Thất miên
C. Tràng nhạc
D. Tâm quý
-
Câu 9:
Các đường kinh âm ở tay. Ngoại trừ:
A. Phế
B. Tâm
C. Tâm bào
D. Can
-
Câu 10:
Các đường kinh dương ở tay. Ngoại trừ:
A. Đại trường
B. Thận
C. Tam tiêu
D. Tiểu trường
-
Câu 11:
Các đường kinh âm ở chân:
A. Tỳ
B. Can
C. Thận
D. Tất cả đúng
-
Câu 12:
Các đường kinh dương ở tay:
A. Bàng quang
B. Đởm
C. Vị
D. Tất cả đúng
-
Câu 13:
Đường tuần hoàn của 12 kinh chính. Ba kinh dương ở tay đi từ hướng nào?
A. Từ chân trái lên hai tay
B. Từ bàn tay vào trong và lên đầu
C. Từ đầu xuống tay rồi xuống chân
D. Tất cả đều sai
-
Câu 14:
Đường tuần hoàn của 12 kinh chính. Ba kinh dương ở chân đi từ hướng nào?
A. Từ thắt lưng xuống bàn chân
B. Từ ngực xuống bàn chân
C. Từ đầu xuống bàn chân
D. Từ gối xuống bàn chân
-
Câu 15:
Đường tuần hoàn của 12 kinh chính. Ba kinh âm ở chân đi từ hướng nào?
A. Từ bàn chân lên đầu
B. Từ bàn chân lên đầu xuống tay hai bên
C. Từ bàn chân lên thắt lưng
D. Từ bàn chân lên ngực bụng
-
Câu 16:
Nói về khí huyết trong các đường kinh thì kinh dương minh:
A. Huyết nhiều
B. Khí nhiều
C. A và B đúng.
D. A và B sai
-
Câu 17:
Nói về khí huyết trong các đường kinh thì kinh thái dương và kinh quyết âm:
A. Huyết ít
B. Khí nhiều
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 18:
Kinh thủ thái âm Phế. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong:
A. Khí nghịch, khát nước, lo lắng
B. Đau mặt trong cánh tay, cảm giác nóng trong lòng bàn tay
C. A và B đúng
D. D. A và B sai
-
Câu 19:
Kinh thủ thái âm Phế. Biểu hiện của bệnh thực. Chọn câu sai?
A. Đau vai lưng
B. Phát sốt
C. Sợ lạnh, ra mồ hôi
D. Xuất huyết dưới da
-
Câu 20:
Kinh thủ thái âm Phế. Biểu hiện của bệnh hư:
A. Nước tiểu trong
B. Sợ nóng
C. Táo bón
D. Đau thượng vị
-
Câu 21:
Kinh thủ dương minh Đại trường. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Đau nhức răng
B. Cổ họng sưng đau
C. Hoa mắt, chóng mặt
D. A và B đúng
-
Câu 22:
Kinh thủ dương minh Đại trường. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong:
A. Đau thượng vị
B. Táo bón
C. Đau mặt trước vai, cánh tay, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được
D. Ho khan
-
Câu 23:
Kinh thủ dương minh Đại trường. Biểu hiện của bệnh thực:
A. Đau họng
B. Cảm giác nóng vùng mà đường kinh đi qua
C. Đoản hơi
D. Nặng ngực
-
Câu 24:
Kinh thủ dương minh Đại trường. Biểu hiện của bệnh hư:
A. Sợ lạnh, lạnh run
B. Sợ nóng
C. Tiêu lỏng
D. Ho đàm
-
Câu 25:
Lộ trình đường kinh túc dương minh Vị:
A. Khởi đầu từ chỗ lõm ở hai bên sống mũi và kết thúc tận cùng ở góc ngoài góc móng ngón chân 2
B. Khởi đầu từ khóe trong mắt và kết thúc góc ngoài góc móng ngón chân cái
C. Khởi đầu từ hai bên lỗ tai và kết thúc góc ngoài góc móng ngón chân út
D. Khởi đầu từ mép bên trái miệng và kết thúc góc ngoài góc móng ngón chân 3
-
Câu 26:
Kinh túc dương minh Vị. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Sắc mặt đen
B. Ngại gặp người và lửa
C. Lạnh run
D. Tất cả đúng
-
Câu 27:
Kinh túc dương minh Vị. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong:
A. Đau nhức các khớp
B. Xuất huyết dưới da
C. Bụng trên bị sưng trướng
D. Nôn ói nước trong
-
Câu 28:
Kinh túc dương minh Vị. Biểu hiện của bệnh thực:
A. Thường xuyên có cảm giác đói
B. Nước tiểu vàng
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 29:
Kinh túc thái âm Tỳ. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong:
A. Đau ở cuống lưỡi, người có cảm giác cứng khó cử động
B. Ăn kém, cảm giác thức ăn bị chặn, ăn không xuống
C. Đau thượng vị, tiêu chảy hoặc muốn đi cầu mà không đi được (giống như lỵ)
D. Tất cả đúng
-
Câu 30:
Kinh túc thái âm Tỳ. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Hoàng đản
B. Không nằm được, đứng lâu bị phù và có cảm giác lạnh ở mặt trong đùi
C. Ngón chân cái không cử động được
D. Tất cả sai