1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuốc hóa đàm có tác dụng. Ngoại trừ:
A. Loãng đàm, trừ đàm
B. Trúng phong, kinh giản
C. Phong đàm, hôn mê
D. Trừ phong thấp
-
Câu 2:
Theo Đông Y, thuốc bình can tức phong được chia thành loại nào sau đây. Ngoại trừ:
A. Phương hương khai khiếu
B. Bình can tức phong
C. An thần
D. Hoạt huyết hóa ứ
-
Câu 3:
Thuốc bình can tức phong, an thần có tác dụng. Ngoại trừ:
A. Trấn tâm, bình can
B. Tiềm dương
C. Hóa đàm
D. Chỉ kinh
-
Câu 4:
Các vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc thanh phế chỉ khái:
A. Đại táo
B. Sinh địa
C. Tang bạch bì.( Hạt củ cải- la bạc tử; tiền hồ- nham phong; tô tử )
D. Đương qui
-
Câu 5:
Các vị thuốc nào sau đây thuốc nhóm thuốc ôn hóa đàm hàn. Ngoại trừ:
A. Bán hạ
B. Cát cánh
C. Bạch giới tử. ( tạo giác; thiên nam tinh)
D. Phòng phong
-
Câu 6:
Người âm hư không dùng thuốc:
A. Thanh nhiệt hóa đàm.( người dương hư không sử dụng)
B. Ôn hóa đàm hàn
C. A và B đúng
D. A và B sai.
-
Câu 7:
Điều trị bằng châm cứu Liệt mặt ngoại biên thì huyệt nào sau đây có tác dụng đặc trị:
A. Nghinh hương cùng bên
B. Nghinh hương đối bên
C. Hợp cốc cùng bên
D. Hợp cốc đối bên.( ôn châm; Phong nhiệt phạm lạc mạch sử dụng châm tả)
-
Câu 8:
Kỹ thuật xoa bóp trong Liệt mặt ngoại biên:
A. Thầy thuốc đứng ở phía đầu người bệnh
B. Vuốt từ dưới cằm lên thái dương và từ trán hướng xuống tai
C. Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ
D. Tất cả đúng.( Gõ nhẹ vùng trán quanh mắt với các đầu ngón tay
-
Câu 9:
Tập luyện cơ trong Liệt mặt ngoại biên. Chon câu sai.( Nhắm 2 mắt- mỉm cười huýt và thổi sáo- ngậm chặt miệng- cười thấy rang và nhếch môi trên- nhăn trán nhíu mày- hỉnh 2 cánh mũi- phát âm dùng môi)
A. Hỉnh hai cánh mũi
B. Nhăn trán và nhíu mày
C. Há miệng rộng
D. Cười thấy răng và nhếch môi trên
-
Câu 10:
Tập luyện cơ trong Liệt mặt ngoại biên gồm phương pháp nào?
A. Mỉm cười
B. Nhắm hai mắt lại
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 11:
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng gồm nội dung nào sau?
A. Bảo vệ mắt trong lúc ngủ
B. Xoa bóp và chườm nóng cơ mặt vùng liệt
C. Tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng
D. Tất cả đúng
-
Câu 12:
Kỹ thuật châm Liệt mặt ngoại biên thể Phong nhiệt phạm kinh lạc:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Châm bình
D. Không châm mà cứu
-
Câu 13:
Đau thắt lưng có liên quan mật thiết với tạng nào sau đây?
A. Can
B. Tâm
C. Thận
D. Tỳ
-
Câu 14:
Những người bị Đau thắt lưng do Thận hư hàn không nên:
A. Uống nước đá
B. Uống nước ấm
C. Uống nước đun sôi để nguội
D. Tất cả đúng
-
Câu 15:
Triệu chứng của Đau thắt lưng thể Phong hàn thấp:
A. Vùng thắt lưng đau nhiều khi gặp lạnh. Trở mình khó khăn
B. Rêu trắng dày
C. Mạch trầm trì có lực
D. Tất cả đúng
-
Câu 16:
Pháp trị Đau vai gáy thể mạn tính. Chọn câu sai. ( Cấp: khưu phong tán hàn thông kinh lạc)
A. Ôn bổ can thận
B. Khu phong trừ thấp
C. Lợi tiểu
D. Tán hàn
-
Câu 17:
Phương dược điều trị Đau vai gáy thể mạn tính.( Cấp: Tứ vận đào hồng gia giảm):
A. Độc hoạt ký sinh thang
B. Tam tý thang
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 18:
Phương pháp châm cứu Đau vai gáy mạn tính. Cứu vào huyệt nào. Chọn câu sai?
A. Quan nguyên
B. Khí hải
C. Tam âm giao.( thận du)
D. Nhân trung
-
Câu 19:
Suy nhược thần kinh. Triệu chứng mệt mỏi, y học cổ truyền xếp vào chứng hư:
A. Khí, huyết hư
B. Âm hư
C. Dương hư
D. Tất cả đúng
-
Câu 20:
Suy nhược thần kinh. Triệu chứng nóng trong người, cơn nóng phừng mặt, y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Vong dương
B. Vong âm
C. Phát nhiệt
D. Phát hãn
-
Câu 21:
Suy nhược thần kinh. Triệu chứng đánh trống ngực, hồi hộp, y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Chứng thoát
B. Tâm quý, Chính xung
C. Trúng phong kinh lạc
D. Trúng phong tạng phủ
-
Câu 22:
Suy nhược thần kinh. Những rối loạn tâm thần như hay quên, hoạt động trí óc giảm sút, y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Kiện vong
B. Tọa điếng phong
C. Tróng phong
D. Chứng bế
-
Câu 23:
Suy nhược thần kinh. Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, y học cổ truyền xếp vào chứng: ( Khó ngủ: Thất miên)
A. Huyễn vậng
B. Tâm quý
C. Thất miên
D. Chính xung
-
Câu 24:
Suy nhược thần kinh. Triệu chứng đau đầu, y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Đầu thống
B. Đầu trọng
C. Đầu trướng
D. Tất cả đúng
-
Câu 25:
: Huyệt nào sau đây dùng để cứu trong Viêm khớp dạng thấp thể Hàn tý. Ngoại trừ:
A. Quan nguyên
B. Khí hải
C. Túc tam lý. ( Tam âm giao)
D. Tình minh
-
Câu 26:
Triệu chứng lâm sàng Viêm khớp dạng thấp thể Thấp tý. Chọn câu sai:
A. Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ cố định
B. Tê bì, đau các cơ có tính cách trì nặng xuống
C. Co rút lại, vận động khó khăn. Miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn
D. Đau nhức di chuyển từ khớp này sang khớp khác
-
Câu 27:
Huyệt có dụng toàn thân dùng điều trị duy trì đề phong Viêm khớp dạng thấp tái phát. Ngoại trừ:
A. Phong môn
B. Phong trì
C. Huyết hải. Hợp cốc, Túc tam lý, Cách du
D. Bách hội
-
Câu 28:
Phương dược dùng điều trị duy trì đề phong Viêm khớp dạng thấp tái phát:
A. Độc hoạt ký sinh thang gia Phụ tử chế
B. Bổ dương hoàn ngũ thang
C. Định suyễn thang
D. Bát vị
-
Câu 29:
Phương dược dùng điều trị Viêm khớp dạng thấp thể Thấp tý:
A. Độc hoạt ký sinh thang
B. Ý dĩ nhân thang
C. Bát chính tán
D. Đại tần giao thang
-
Câu 30:
Huyệt có dụng toàn thân dùng châm cứu trong Viêm khớp dạng thấp thể Thấp tý. Ngoại trừ:
A. Túc tam lý
B. Tam âm giao
C. Thái khê. Tỳ du, Huyết hải
D. Nhân trung