1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ở chỗ lõm đầu dưới trong xương bánh chè là huyệt:
A. Huyết hải
B. Lương khâu
C. Độc tỵ
D. Tất nhãn
-
Câu 2:
Vị trí huyệt Nội đình:
A. Từ kẽ ngón chân I - II đo lên một thốn về phía mu chân
B. Từ kẽ ngón chân II - III đo lên nửa thốn về phía mu chân
C. Từ kẽ ngón chân I - II đo lên nửa thốn về phía mu chân
D. Từ kẽ ngón chân II - III đo lên một thốn về phía mu chân
-
Câu 3:
Vị trí của huyệt Thừa sơn là ở giữa cẳng chân sau, trên cơ dép:
A. Phía trên cơ sinh đôi trong và sinh đôi ngoài
B. Chỗ hợp lại của cơ sinh đôi trong và sinh đôi ngoài
C. Giữa cơ sinh đôi trong và sinh đôi ngoài
D. Phía ngoài cơ sinh đôi trong và sinh đôi ngoài
-
Câu 4:
Cách ngang sau mắt cá trong xương chày nửa thốn là huyệt
A. Thái khê
B. Thái xung
C. Côn lôn
D. Thừa sơn
-
Câu 5:
Vị trí của huyệt Giải khê: ở chính giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm:
A. Giữa gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ duỗi chung ngón chân
B. Phía ngoài gân cơ duỗi chung ngón chân, trên nếp gấp cổ chân
C. Phía trong gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ duỗi chung ngón chân
D. Phía ngoài gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ duỗi chung ngón chân
-
Câu 6:
Tám huyệt ngay kẽ các đốt ngón chân của hai bàn chân là huyệt:
A. Bát liêu
B. Bát tà
C. Bát phong
D. Bát hội huyệt
-
Câu 7:
Từ điểm giữa cung lông mày đo lên một thốn, nằm trên cơ trán là huyệt:
A. Ngư yêu
B. Dương bạch
C. Toán trúc
D. Ấn đường
-
Câu 8:
Ở điểm giữa đầu trong hai cung lông mày là huyệt:
A. Toán trúc
B. Ấn đường
C. Dương bạch
D. Tình minh
-
Câu 9:
Vị trí huyệt Tình minh ở chỗ lõm:
A. Cách góc trong mi mắt trên 2mm
B. Đầu trong mi mắt trên 2mm
C. Cách góc trong mi mắt dưới 2mm
D. Cách mi mắt trên 2mm
-
Câu 10:
Vị trí huyệt Toán trúc:
A. Ở đầu trong cung lông mày
B. Ở giữa đầu trong 2 cung lông mày
C. Chính giữa hai cung lông mày
D. Chỗ lõm đầu trong cung lông mày
-
Câu 11:
Vị trí huyệt Ty trúc không:
A. Chỗ lõm đầu trong cung lông mày
B. Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày
C. Tận cùng đầu ngoài cung lông mày
D. Chỗ lõm giữa hai cung lông mày
-
Câu 12:
Ở điểm giữa cung lông mày là huyệt:
A. Dương bạch
B. Thừa khấp
C. Ngư yêu
D. Ty trúc không
-
Câu 13:
Huyệt Thái dương nằm ở chỗ lõm trên xương thái dương
A. Từ cuối lông mày đo ngang ra 0,5 thốn
B. Từ đuôi mắt đo ngang ra 1 thốn
C. Từ cuối lông mày đo ngang ra 1 thốn
D. Từ đuôi mắt đo ngang ra 0,5 thốn
-
Câu 14:
Huyệt Nhân trung nằm trên rãnh nhân trung ở điểm:
A. 2/3 trên và 1/3 dưới
B. 1/3 trên và 2/3 dưới
C. 1/2 trên và 1/2 dưới
D. 1/4 trên và 3/4 dưới
-
Câu 15:
Trên rãnh nhị đầu ngoài, bên ngoài gân cơ nhị đầu, bên trong cơ ngửa dài, huyệt trên đường ngang nếp khuỷu, là huyệt:
A. Khúc trạch
B. Xích trạch
C. Khúc trì
D. Thủ tam lý
-
Câu 16:
Ở giữa mi mắt dưới đo xuống 7/ 10 thốn, huyệt tương đương với hõm dưới ổ mắt là huyệt:
A. Ty trúc không
B. Dương bạch
C. Tình minh
D. Thừa khấp
-
Câu 17:
Chính giữa D1 – D2 đo ngang ra 1,5 thốn là huyệt:
A. Đại truỳ
B. Đại trữ
C. Phế du
D. Phong môn
-
Câu 18:
Huyệt Khúc cốt nằm trên đường trắng dưới rốn, từ rốn đo xuống:
A. 1,5 thốn
B. 2 thốn
C. 3 thốn
D. 5 thốn
-
Câu 19:
Ở đầu chót xương cụt là huyệt:
A. Trường cường
B. Chương môn
C. Trật biên
D. Thừa sơn
-
Câu 20:
Huyệt ở chỗ lõm chính giữa khớp thái dương hàm là huyệt:
A. Giáp xa
B. Hạ quan
C. Ế phong
D. Thái dương
-
Câu 21:
Ngoài khóe miệng 4/ 10 thốn là huyệt:
A. Nghinh hương
B. Hạ quan
C. Giáp xa
D. Địa thương
-
Câu 22:
Huyệt nào dưới đây có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện tỳ:
A. Nội quan
B. Túc tam lý
C. Huyết hải
D. Lương khâu
-
Câu 23:
Huyệt có tác dụng an thần là:
A. Thái xung
B. Thần môn
C. Dương lăng tuyền
D. Túc tam lý
-
Câu 24:
Huyệt có tác dụng hoạt huyết là:
A. Tâm du
B. Cách du
C. Huyết hải
D. Can du
-
Câu 25:
Huyệt hội của mạch là:
A. Thái xung
B. Thái uyên
C. Đại trữ
D. Huyền chung
-
Câu 26:
Huyệt hội của cốt là:
A. Huyền chung
B. Dương lăng tuyền
C. Đại trữ
D. Chiên chung
-
Câu 27:
Huyệt Thận du có tác dụng chữa các chứng:
A. Đau dạ dày cấp, hen phế quản, điếc tai
B. Đau lưng, ù tai, hen phế quản
C. Viêm đại tràng co thắt, hen phế quản, ù tai
D. Đau mắt, cao huyết áp, giảm thị lực
-
Câu 28:
Huyệt Quan nguyên có tác dụng chữa:
A. Viêm đại tràng co thắt, bí tiểu tiện, đái dầm
B. Cơn đau dạ dày, sa trực tràng, bí tiểu tiện, đái dầm
C. Huyết áp thấp, bí đái, đái dầm, sa trực tràng
D. Cơn đau quặn thận, huyết áp thấp, đái dầm, bí đái
-
Câu 29:
Huyệt Túc tam lý có tác dụng chữa các chứng:
A. Đau dạ dày, cơn đau quặn thận, viêm đại tràng
B. Kích thích tiêu hóa, rong kinh, viêm tuyến vú
C. Kích thích tiêu hóa, đau dạ dày, cường tráng cơ thể
D. Đầy bụng, nôn nấc, đau thần kinh đùi
-
Câu 30:
Huyệt Tam âm giao có tác dụng chữa các chứng:
A. Dọa xảy, rong kinh, bí đái, mất ngủ, di tinh
B. Kích thích tiêu hóa, bí đái, di tinh, mất ngủ, nôn nấc
C. Đau thần kinh tọa, dọa xảy, rong kinh, đầy bụng
D. Bí đái, đau dạ dày, rong kinh, mất ngủ