1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đợt cấp là:
A. Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, trừ thấp
B. Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt tả hỏa, hoạt huyết
C. Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, hoạt huyết
D. Khu phong, tư âm bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp
-
Câu 2:
Pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ngoài đợt cấp là:
A. Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt lạc
B. Bổ can thận, lương huyết, khu phong trừ thấp
C. Khu phong, trừ thấp, hoá đàm, hoạt huyết
D. Khu phong thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, trừ thấp
-
Câu 3:
Nhận định đau khớp do hàn chủ yếu dựa vào triệu chứng:
A. Cứng khớp buổi sáng khó cầm nắm
B. Đau tăng lên khi về đêm hoặc trời lạnh
C. Đau cố định
D. Mệt mỏi và sợ lạnh nhiều
-
Câu 4:
Nhận định đau khớp do thấp chủ yếu dựa vào triệu chứng:
A. Nặng nề mệt mỏi, cứng khớp, lưỡi khô
B. Mức độ khớp sưng nhiều, lưỡi khô rêu trắng
C. Rêu lưỡi nhớt, đau sưng khớp, sợ lạnh
D. Sưng khớp, nặng nề, mệt mỏi, lưỡi nhớt
-
Câu 5:
Đề phòng viêm khớp dạng thấp cần chú ý các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tránh nơi ẩm thấp
B. Tránh nơi có gió lạnh
C. Tăng cường vân động để rèn luyện cơ thể
D. Kiêng ăn chất tanh
-
Câu 6:
Đề phòng viêm khớp dạng thấp cần chú ý các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tránh nơi ẩm thấp
B. Tránh nơi có gió lạnh
C. Tăng cường vân động để rèn luyện cơ thể
D. Kiêng ăn chất tanh
-
Câu 7:
Phương pháp luyện tập dễ thực hiện nhất cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là:
A. Tập khí công
B. Tập dưỡng sinh
C. Tự xoa bóp
D. Tập thể thao
-
Câu 8:
Liệu pháp vận động điều trị và phòng tái phát viêm khớp dạng thấp cho bệnh nhân bao gồm các nguyên tắc sau, NGOẠI TRỪ:
A. Vận động sớm, càng nhiều càng tốt
B. Vận động thường xuyên
C. Vận động tuỳ theo mức độ tổn thương khớp
D. Vận động theo chỉ dẫn của thầy thuốc
-
Câu 9:
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh:
A. Của chất tạo keo
B. Là bệnh thấp khớp
C. Chủ yếu gặp ở nam giới
D. Chủ yếu gặp ở phụ nữ
-
Câu 10:
Viêm khớp dạng thấp là bệnh có đặc điểm:
A. Có tính phổ biến
B. Không gặp ở tuổi trẻ
C. Có thể dẫn đến tàn phế
D. Có thể chữa khỏi hoàn toàn
-
Câu 11:
Di chứng teo cơ cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. Teo cơ biến dạng khớp là di chứng tất yếu của viêm khớp dạng thấp
B. Không điều trị đúng thì viêm khớp dạng thấp tiến triển dẫn đến teo cơ cứng khớp
C. Teo cơ biến dạng khớp là hậu quả viêm khớp dạng thấp
D. Teo cơ biến dạng khớp có thể chữa bằng phương pháp Y học cổ truyền
-
Câu 12:
Di chứng teo cơ cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. Thường gặp ở bàn tay bàn chân
B. Thường gặp ở khớp gối
C. Thường có dạng khớp hình thoi
D. Có dấu hiệu bàn tay gió thổi xiêu
-
Câu 13:
Các nhận xét sau đây về bệnh viêm khớp dạng thấp đều đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Không phải là bệnh thấp khớp
B. Có thể gây ra tổn thương tim, gan, thận, não
C. Không cần điều trị thiếu máu
D. Phải vừa bổ dưỡng vừa tiêu viêm giảm đau
-
Câu 14:
Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp trong dân gian có thể:
A. Chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp
B. Giải quyết được bệnh của chất tạo keo
C. Giải quyết được phần lớn các hậu quả do viêm khớp dạng thấp gây ra
D. Giải quyết được di chứng teo cơ cứng khớp
-
Câu 15:
Uống thuốc phòng bệnh viêm khớp dạng thấp cần tuân theo các nguyên tắc sau, NGOẠI TRỪ:
A. Đủ liều
B. Theo chỉ dẫn của thầy thuốc
C. Theo tình trạng của bệnh tật
D. Theo tính chất hàn nhiệt của bệnh
-
Câu 16:
Điều trị chứng đau khớp trong viêm khớp dạng thấp cần thực hiện các nguyên tắc sau, NGOẠI TRỪ:
A. Phải cố định khớp, nếu có sưng đau nhiều, phát sốt
B. Phải cứu ngải, nếu đau di chuyển, lúc nặng lúc nhẹ
C. Phải tăng cường vận động khớp, nếu đau ê ẩm, nặng nề
D. Phải tránh gió lạnh, nếu đau cố định, dữ dội
-
Câu 17:
Lựa chọn pháp điều trị nào dưới đây để điều trị dự phòng viêm đa khớp dạng thấp:
A. Bổ Can Thận, lương huyết, khu phong trừ thấp
B. Khu phong tán hàn, trừ thấp, hoạt lạc
C. Khu phong, trừ thấp, hoá đàm, hoạt huyết
D. Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết
-
Câu 18:
Triệu chứng đau khớp lúc nặng, lúc nhẹ, hay di chuyển trong viêm khớp dạng thấp là do:
A. Phong tà
B. Hàn tà
C. Thấp tà
D. Nhiệt tà
-
Câu 19:
Triệu chứng đau khớp có đặc điểm đau cố định nặng nề, rêu lưỡi nhớt là do:
A. Thấp tà
B. Hàn tà
C. Phong tà
D. Nhiệt tà
-
Câu 20:
Theo Y học cổ truyền, tâm căn suy nhược KHÔNG THUỘC chứng bệnh nào dưới đây:
A. Thất miên
B. Đầu thống
C. Kiện vong
D. Khí hư
-
Câu 21:
Tâm căn suy nhược là biểu hiện rối loạn hoạt động ở tạng phủ nào dưới đây:
A. Ngũ tạng
B. Lục phủ
C. Tâm, Can, Thận
D. Nhiều tạng phủ
-
Câu 22:
Nguyên nhân gây ra tâm căn suy nhược là do:
A. Rối loạn tính chí
B. Lo nghĩ căng thẳng quá độ
C. Bẩm tố tiên thiên bất túc (loại hình thần kinh yếu)
D. Rối loạn tinh, khí, thần của các tạng phủ
-
Câu 23:
Theo YHCT, nguyên nhân gây ra tâm căn suy nhược thuộc nhóm:
A. Nội nhân
B. Ngoại nhân
C. Bất nội ngoại nhân
D. Tiên thiên bất túc
-
Câu 24:
Bản chất của tâm căn suy nhược là:
A. Bệnh rối loạn tâm thần
B. Do loại hình thần kinh yếu
C. Do stress kéo dài
D. Rối loạn tâm thể do nhiều yếu tố
-
Câu 25:
Tâm căn suy nhược gây ra các triệu chứng sau:
A. Dễ mệt mỏi sau một gắng sức về trí óc
B. Mệt mỏi sau một gắng sức về thể lực
C. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu, cáu gắt, hay quên, mệt mỏi
D. Nhiều rối loạn hoạt động ở các cơ quan
-
Câu 26:
Yếu tố thuận lợi dẫn đến tâm căn suy nhược thường là:
A. Do căng thẳng thần kinh
B. Do suy nhược cơ thể
C. Do một bệnh mạn tính
D. Do Stress đủ cường độ và thời gian
-
Câu 27:
Chẩn đoán tâm căn suy nhược theo Tây y chỉ cần có:
A. Sự mệt mỏi và suy giảm khả năng lao động trí óc
B. Mất ngủ, suy nhược cơ thể lâu ngày
C. Sự mệt mỏi và suy giảm khả năng lao động thể lực
D. Suy giảm trí lực, thể lực và rối loạn cảm giác bản thể
-
Câu 28:
Nguyên tắc điều trị tâm căn suy nhược quan trọng nhất là:
A. Giải toả Stress
B. Tăng cường khả năng chịu Stress
C. Sử dụng thuốc tăng cường thể lực
D. Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
-
Câu 29:
Mục đích sử dụng thuốc điều trị tâm căn suy nhược là:
A. Cải thiện hoạt động thần kinh chức năng
B. Dùng thuốc an thần, nâng cao thể trạng
C. Nâng cao thể trạng và tăng cường dinh dưỡng
D. Điều trị các rối loạn tâm thể
-
Câu 30:
Bệnh nhân đau đầu âm ỉ, mệt mỏi hoa mắt, chóng mặt hồi hộp hay quên, hay xúc động, ngủ ít, hay mê thuộc tâm căn suy nhược thể bệnh nào dưới đây:
A. Can Tâm khí uất kết
B. Thận âm, Thận dương hư
C. Can Tâm thận âm hư
D. Can hoả vượng