1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sự phân định thuộc tính âm trong cơ thể gồm có các bộ phận sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Các tạng
B. v
C. Phần biểu
D. Tinh, huyết, dịch
-
Câu 2:
Sự phân định thuộc tính dương trong cơ thể gồm có các bộ phận sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Các phủ
B. Các kinh dương
C. Các tạng
D. Khí, thần, vệ khí
-
Câu 3:
Những thuộc tính sau thuộc âm, NGOẠI TRỪ:
A. Bên trong
B. Tích tụ
C. Bên dưới
D. Vận động
-
Câu 4:
Cặp phạm trù "Trong dương có âm. Trong âm có dương" nằm trong quy luật nào của học thuyết âm dương:
A. Âm dương đối lập
B. Âm dương hỗ căn
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm dương bình hành
-
Câu 5:
Cặp phạm trù "thật, giả” được giải thích dựa vào quy luật nào của học thuyết âm dương:
A. Âm dương hỗ căn
B. Âm dương bình hành
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm dương đối lập
-
Câu 6:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC thuộc tính âm:
A. Tỳ
B. Phế
C. Thận
D. Bàng quang
-
Câu 7:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC thuộc tính dương:
A. Đại trường
B. Tiểu trường
C. Đởm
D. Tỳ
-
Câu 8:
Bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nhưng trên lâm sàng lại biểu hiện chân tay lạnh, rét run...Tình trạng bệnh lý này thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Chân hàn giả nhiệt
B. Chân nhiệt giả hàn
C. Chứng hàn
D. Chứng nhiệt
-
Câu 9:
Âm thắng (âm thịnh) bao gồm các biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ:
A. Cơ thể thấy lạnh, sợ lạnh
B. Đi ngoài phân lỏng, nát
C. Rêu lưỡi trắng, dày, mạch xác
D. Rêu lưỡi trắng, dày, mạch trì
-
Câu 10:
Dương thắng (dương thịnh) bao gồm các biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ:
A. Sốt, khát nước, mạch xác hữu lực
B. Chân tay nóng, nước tiểu vàng
C. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
D. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng, mạch trì
-
Câu 11:
Âm hư bao gồm những biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ:
A. Chất lưỡi đỏ, không có rêu
B. Môi khô, miệng khát
C. Lòng bàn tay, bàn chân và ngực nóng
D. Sốt cao, mạch xác, rêu lưỡi vàng
-
Câu 12:
Dương hư bao gồm những biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ:
A. Chân tay lạnh, sợ lạnh
B. Liệt dương, mạch trầm vô lực
C. Ngũ canh tả (ỉa chảy buổi sáng sớm)
D. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng
-
Câu 13:
Hội chứng bệnh nào dưới đây là do mất cân bằng âm dương:
A. Âm hư sinh nội hàn
B. Dương hư sinh nội nhiệt
C. Âm thắng sinh ngoại hàn
D. Dương thắng sinh ngoại nhiệt
-
Câu 14:
Cặp phạm trù "âm cực tất sinh dương, dương cực tất sinh âm" là nằm trong quy luật nào của học thuyết âm dương:
A. Âm dương bình hành
B. Âm dương hỗ căn
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm dương đối lập
-
Câu 15:
Sốt cao kéo dài làm cho tân dịch bị hao tổn, có thể dùng quy luật nào của học thuyết âm dương dưới đây để giải thích:
A. Âm dương đối lập, chế ước
B. Âm dương hỗ căn
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm dương cân bằng
-
Câu 16:
Bệnh nhân sốt nhẹ về chiều đêm, ho khan, môi miệng khô, họng ráo khát, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, bứt rứt khó ngủ, lưỡi đỏ, mạch tế sác là biểu hiện của chứng bệnh nào nào dưới đây:
A. Dương thịnh sinh ngoại nhiệt
B. Dương hư sinh ngoại hàn
C. Âm thịnh sinh nội hàn
D. Âm hư sinh nội nhiệt
-
Câu 17:
Trường hợp bệnh nhân bị chứng thực hàn hoặc dương hư sinh hàn, anh chị chọn các vị thuốc có tính gì để điều trị:
A. Tính ôn ấm
B. Tính hàn lương
C. Tính hàn
D. Vị cay tính mát
-
Câu 18:
Phát hiện một lựa chọn dùng thuốc SAI với chứng bệnh:
A. Gốc bệnh là hàn, triệu chứng bệnh biểu hiện nhiệt, điều trị bằng dương dược
B. Gốc bệnh là nhiệt, triệu chứng bệnh biểu hiện nhiệt, điều trị bằng dương dược
C. Gốc bệnh là nhiệt, triệu chứng bệnh biểu hiện hàn, điều trị bằng âm dược
D. Gốc bệnh là hàn, triệu chứng bệnh biểu hiện hàn, điều trị bằng dương dược
-
Câu 19:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC hành mộc:
A. Can
B. Mắt
C. Đởm
D. Cơ nhục
-
Câu 20:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC hành hỏa:
A. Tâm
B. Đại trường
C. Lưỡi
D. Mạch
-
Câu 21:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC hành thổ:
A. Tỳ
B. Vị
C. Cơ nhục
D. Lưỡi
-
Câu 22:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC hành kim:
A. Đại trường
B. Môi miệng
C. Da lông
D. Mũi
-
Câu 23:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC hành thủy:
A. Đại trường
B. Bàng quang
C. Xương tuỷ
D. Môi miệng
-
Câu 24:
Mục nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với mối quan hệ tương sinh:
A. Mộc sinh hoả
B. Hoả sinh kim
C. Kim sinh thuỷ
D. Thuỷ sinh mộc
-
Câu 25:
Mục nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với mối quan hệ tương khắc:
A. Can khắc Tỳ
B. Tỳ khắc Phế
C. Phế khắc Can
D. Thận khắc Tâm
-
Câu 26:
Có một ý SAI trong các câu sau:
A. Màu xanh thuộc hành hỏa
B. Màu vàng thuộc hành thổ
C. Màu trắng thuộc hành kim
D. Màu đen thuộc hành thủy
-
Câu 27:
Chỉ ra sự liên quan SAI giữa ngũ tạng và ngũ thể trong cơ thể:
A. Tâm chủ huyết mạch
B. Tỳ chủ môi miệng
C. Can chủ cân
D. Phế chủ bì mao
-
Câu 28:
Có một lựa chọn SAI khi sao tẩm thuốc quy kinh theo ý muốn:
A. Muốn thuốc vào phế, thường sao tẩm với nước gừng
B. Muốn thuốc vào can, thường sao tẩm với nước dấm
C. Muốn thuốc vào thận, thường sao tẩm với nước muối nhạt
D. Muốn thuốc vào tâm, thường sao tẩm với mật ong
-
Câu 29:
Căn cứ vào ngũ hành, nếu dùng quá nhiều vị ngọt thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạng nào dưới đây:
A. Tâm
B. Can
C. Tỳ
D. Phế
-
Câu 30:
Có một nhận xét dưới đây KHÔNG ĐÚNG với sự quy nạp của các tạng với ngũ hành:
A. Tạng thận thuộc hành thuỷ
B. Tạng can thuộc hành mộc
C. Tạng phế thuộc hành thổ
D. Tạng tâm thuộc hành hoả