1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong thời kỳ dựng nước, phương pháp chữa bệnh chủ yếu bằng:
A. Phương pháp truyền miệng
B. Viết sách
C. Vừa truyền miệng vừa viết sách
D. Đào tạo lương y
-
Câu 2:
Phương pháp điều trị chủ yếu dùng toa căn bản vào thời kỳ:
A. Đấu tranh giành độc lập lần thứ nhất (năm 111 trước công nguyên - 938 sau công nguyên)
B. Thời kỳ độc lập giữa các triều đại Ngô - Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ (939-406)
C. Thời kỳ độc lập giữa các triều đại hậu Lê - Tây sơn nhà Nguyễn (1428-1876)
D. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
-
Câu 3:
Kết hợp hai nền y học sẽ có ý nghĩa:
A. Khoa học
B. Khoa học, dân tộc, đại chúng
C. Khoa học, dân tộc, tiến bộ nhất
D. Dân tộc, đại chúng
-
Câu 4:
Kết hợp 2 nền y học sẽ có ý nghĩa:
A. Đoàn kết cán bộ y tế, thừa kế kinh nghiệm
B. Đoàn kết đội ngũ cán bộ y tế
C. Thừa kế kinh nghiệm
D. Tăng cường cán bộ y học hiện đại
-
Câu 5:
Biện pháp kết hợp 2 nền y học bao gồm:
A. Nhận thức tư tưởng, kiện toàn tổ chức, thừa kế kinh nghiệm
B. Nhận thức tư tưởng, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ
C. Nhận thức tư tưởng, khuyến khích y học cổ truyền
D. Nhận thức tư tưởng, kiện toàn tổ chức, thừa kế kinh nghiệm, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu y học cổ truyền, có chính sách đãi ngộ, giải quyết vấn đề dược liệu
-
Câu 6:
Thời kỳ độc lập giữa các thời đại Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn (1428-1876) có những danh y và thầy thuốc nổi tiếng là:
A. Tuệ Tĩnh
B. Đỗng Trọng Phụng
C. Hải Thượng Lãn Ông
D. Lâm Thắng
-
Câu 7:
Công tác thừa kế y học cổ truyền bao gồm nghiên cứu:
A. Tác phẩm của các danh y
B. Bài thuốc
C. Cách trồng cây thuốc
D. Phương pháp phòng bệnh
-
Câu 8:
Giải quyết các vấn đề dược liệu gồm có:
A. Điều tra cây thuốc
B. Cách sử dụng thuốc
C. Thu hái thuốc
-
Câu 9:
Xây dựng chính sách cán bộ toàn diện về đường lối kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại gồm:
A. Có chính sách đãi ngộ
B. Động viên cán bộ tham gia công tác y học cổ truyền
C. Đẩy mạnh công tác thừa kế
D. Giải thích cho cán bộ hiểu về công tác y học cổ truyền
-
Câu 10:
Công tác thừa kế kinh nghiệm về Y học cổ truyền đòi hỏi:
A. Khảo sát kịp thời
B. Khảo sát bài thuốc
C. Nghiên cứu phương pháp điều trị
D. Soạn tài liệu học tập
-
Câu 11:
Nền y học được phổ biến trong nhân dân vào thời kỳ Hùng Vương 2900 năm chủ yếu bằng:
A. Sách vở
B. Truyền miệng
C. Văn thơ
D. Thông tin
-
Câu 12:
Thời nhà Trần (1225 - 1339) có nhà danh y nổi tiếng là:
A. Đổng Phụng
B. Lâm Thẳng
C. Tuệ Tĩnh
D. Hải Thượng Lãn Ông
-
Câu 13:
Việc điều trị bệnh vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) chủ yếu bằng:
A. Thuốc Nam + Thuốc Tây
B. Thuốc Bắc
C. Thuốc Nam + Thuốc Bắc
D. Toa căn bản
-
Câu 14:
Trong thiên nhiên có quá trình:
A. Sinh - trưởng
B. Hoá - tàng
C. Thu và tàng
D. Sinh - trưởng - hoá - thu - tàng
-
Câu 15:
Trong cơ thể con người có quá trình:
A. Sinh
B. Trưởng
C. Sinh - trưởng - tráng - lão – di
D. Lão và di
-
Câu 16:
Dựa vào quy loại ngũ hành ta có hành mộc tương ứng với:
A. Cây, vị chua
B. Cây, vị đắng
C. Cây, vị ngọt
D. Cây, vị mặn
-
Câu 17:
Dựa vào quy loại của ngũ hành, trong thiên nhiên có:
A. Mộc, vị đắng
B. Hỏa, vị chua
C. Thổ, vị ngọt
D. Kim ,vị mặn
-
Câu 18:
Dựa vào quy loại của ngũ hành, trong cơ thể có ngũ thể là:
A. Mạch thuộc Mộc
B. Cân thuộc Hỏa
C. Xương tuỷ thuộcThổ
D. Da lông thuộc Kim
-
Câu 19:
Những hiện tượng của hành hoả:
A. Màu đỏ
B. Vị đắng
C. Mùa hạ
D. Lửa, màu đỏ, vị đắng, mùa hạ
-
Câu 20:
Những hiện tượng của hành kim:
A. Kim loại, mùa thu
B. Màu vàng
C. Vị mặn
D. Mùa đông
-
Câu 21:
Dựa vào quy loại của ngũ hành, trong cơ thể con người có:
A. Hỏa thì ngũ quan là mắt
B. Thổ thì ngũ quan là mũi
C. Kim thì ngũ quan là miệng
D. Thủy thì ngũ quan là tai
-
Câu 22:
Những hiện tượng của hành thuỷ:
A. Đất
B. Màu xanh
C. Vị mặn, màu đen
D. Mùa thu
-
Câu 23:
Theo quy loại ngũ hành ta có:
A. Can biểu lý với đởm
B. Can biểu lý với tiểu trường
C. Can biểu lý với vị
D. Can biểu lý với đại trường
-
Câu 24:
Quy luật tương sinh biểu hiện:
A. Tâm hỏa sinh tỳ thổ
B. Tỳ thổ sinh thận thủy
C. Thận thủy sinh phế kim
D. Phế kim sinh can mộc
-
Câu 25:
Quy luật tương khắc biểu hiện:
A. Can mộc khắc tâm hỏa
B. Tâm hỏa khắc phế kim
C. Phế kim khắc thận thủy
D. Thận thủy khắc can mộc
-
Câu 26:
Trong bệnh lý, hiện tượng tương thừa biểu hiện:
A. Hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia
B. Hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh
C. Hành nọ, tạng nọ sinh ra hành kia, tạng kia
D. Hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia
-
Câu 27:
Dựa vào ngũ chí người ta có thể chẩn đoán:
A. Sợ hãi, bệnh ở can
B. Cười nói huyên thuyên, bệnh ở tỳ
C. Lo nghĩ, bệnh ở thận
D. Buồn rầu, bệnh ở phế
-
Câu 28:
Dựa vào ngũ vị, ngũ sắc để xét tác dụng của vị thuốc:
A. Vị đắng, màu đỏ vào tỳ
B. Vị ngọt, màu vàng vào thận
C. Vị cay, màu trắng vào phế
D. Vị mặn, màu đen vào can
-
Câu 29:
Dựa vào ngũ khiếu, ngũ thể ta có thể chẩn đoán:
A. Bệnh ở cân, chân tay co quắp, bệnh thuộc can
B. Bệnh ở mũi, chảy máu cam, bệnh thuộc tỳ
C. Bệnh ở miệng, kém ăn, bệnh thuộc thận
D. Bệnh ở mạch (nhỏ, yếu), bệnh thuộc phế
-
Câu 30:
Dựa vào ngũ sắc ta có thể chẩn đoán:
A. Màu vàng, bệnh thuộc phế
B. Màu trắng, bệnh thuộc tỳ
C. Màu xanh, bệnh thuộc can
D. Màu đỏ, bệnh thuộc thận