1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chỉ sử dụng thuốc giải biểu khi tà còn ở:
A. Lý
B. Biểu
C. Bán biểu bán lý
D. Tất cả sai
-
Câu 2:
Cần giảm liều thuốc giải biểu khi dùng cho đối tượng nào sau đây. Ngoại trừ:
A. Phụ nữ mới sinh con
B. Người già, trẻ em
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 3:
Ma hoàng quy vào kinh nào?
A. Tỳ
B. Tâm
C. Phế
-
Câu 4:
Các vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc phát tán phong hàn:
A. Kim ngân
B. Độc hoạt
C. Tế tân
D. Cúc hoa
-
Câu 5:
Tác dụng dược lý của Cúc hoa:
A. Giải cảm hạ sốt (sơ phong tán nhiệt) tiêu viêm
B. Giải độc
C. Làm sáng mắt (dưỡng can minh mục)
D. A và B sai
-
Câu 6:
Tính vị của Cát căn:
A. Vị cay tính ấm
B. Vị mặn tính hàn
C. Vị ngọt tính mát
D. Vị đắng tính ôn
-
Câu 7:
Thuốc thanh nhiệt được chia thành:
A. Tiêu nhiệt, tả nhiệt
B. Sinh nhiệt, tà nhiệt
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 8:
Đa số các vị thuốc thanh nhiệt giải thử có đặc điểm:
A. Vị ngọt, nhạt, tính lương hàn
B. Vị đắng, tính ôn
C. Vị cay, tính nhiệt
D. Vị mặn, tính mát
-
Câu 9:
Các vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc:
A. Tang ký sinh
B. Tang thầm
C. Liên ngẫu
D. Liên kiều
-
Câu 10:
Bồ công anh quy vào kinh nào:
A. Tâm, Phế
B. Can, Vị
C. Đởm, Bàng quang
D. Thận, Tỳ
-
Câu 11:
Tính vị của Tri mẫu:
A. Vị mặn, tính ôn
B. Vị cay, tính lương
C. Vị đắng, tính hàn
D. Vị chua, tính nhiệt
-
Câu 12:
Tác dụng dược lý của Chi tử. Ngoại trừ:
A. Giải nhiệt, lợi mật
B. Cầm máu, an thần
C. Hạ huyết áp
D. Trừ thấp
-
Câu 13:
Thành phần hóa học của Trúc diệp:
A. Tinh dầu
B. Alkaloid
C. Tanin
D. Tất cả sai
-
Câu 14:
Các vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thanh nhiệt táo thấp:
A. Xuyên tâm liên
B. Câu đằng
C. Hòe hoa
D. Trạch tả
-
Câu 15:
Tác dụng dược lý của Hoàng liên. Ngoại trừ:
A. Hóa đàm chỉ khái
B. Thanh nhiệt táo thấp
C. Giải độc
D. Thanh can sáng mắt
-
Câu 16:
Bạch biển đậu quy vào kinh nào:
A. Phế, Thận
B. Tâm, Can
C. Tỳ, Vị
D. Đởm, Tâm bào
-
Câu 17:
Tác dụng dược lý của Mẫu đơn bì. Chọn câu sai:
A. Thanh nhiệt lương huyết
B. Khu phong trừ thấp
C. Hoạt huyết hóa ứ
D. A và C đúng
-
Câu 18:
Tác dụng dược lý của Huyền sâm:
A. Tả hỏa giải độc
B. Tán hàn trừ thấp
C. Dưỡng âm sinh tân
D. A và C đúng
-
Câu 19:
Xích thược quy vào kinh nào:
A. Tâm, Tỳ
B. Thận, Tỳ
C. Can, Tỳ
D. Phế, Tỳ
-
Câu 20:
Thuốc trừ hàn có tác dụng:
A. Ôn trung (làm ấm bên trong cơ thể)
B. Thông kinh hoạt lạc
C. Giảm đau và hồi dương cứu nghịch
D. Tất cả đúng
-
Câu 21:
Khi sử dụng thuốc hóa thấp cần thận trọng khi dùng cho người:
A. Khí hư, âm hư
B. Tân dịch suy giảm
C. Huyết táo
D. Tất cả đúng
-
Câu 22:
Vị thuốc Tang chi quy vào kinh nào?
A. Phế
B. Tỳ
C. Can
D. Thân
-
Câu 23:
Tác dụng dược lý của Ngũ gia bì:
A. Khu phong thông lạc
B. Trừ phong thấp, cường gân cốt, tiêu phù
C. Hoạt huyết hóa ứ
D. Thanh nhiệt giải độc
-
Câu 24:
Sa nhân có tính vị gì?
A. Vị đắng, tính hàn
B. Vị cay tính ôn
C. Vị ngọt tính bình
D. Vị chua tính lương
-
Câu 25:
Đa số các vị thuốc trừ thấp lợi niệu có tính vị gì?
A. Tính bình, vị đạm
B. Tính hàn, vị cay
C. Tính nhiệt, vị mặn
D. Tính ôn, vị đắng
-
Câu 26:
Tác dụng chung của thuốc trừ thấp lợi niệu:
A. Lợi niệu tiêu phù, điều trị thấp khớp
B. Kiện tỳ, cầm tiêu chảy
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 27:
Không dùng thuốc lợi niệu trong trường hợp sau:
A. Bí tiểu do thiếu tân dịch
B. Di tinh, hoạt tinh không thấp nhiệt.
C. Không dùng thuốc lợi niệu kéo dài, có thể gây tổn thương tân dịch
D. Tất cả đúng
-
Câu 28:
Tác dụng dược lý của Đăng tâm thảo:
A. Chỉ thống
B. Lợi tiểu, thông lâm
C. Khu phong trừ thấp
D. Thanh nhiệt giải độc
-
Câu 29:
Vị Thổ phục linh quy vào kinh nào?
A. Tỳ, Vị
B. Tâm, Phế
C. Thận, Can
D. Can, Vị
-
Câu 30:
Tác dụng dược lý của Thổ phục linh:
A. Chỉ huyết hóa ứ
B. Hóa đàm chỉ khái
C. A và B đúng
D. A và B sai