1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quốc hội và Chính phủ có mối quan hệ như thế nào?
A. Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội
B. Chính phủ là đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của quốc hội
C. Quốc hội là đơn vị nằm trong cơ cấu của Chính phủ
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 2:
Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có mối quan hệ như thế nào?
A. Viện kiểm sát nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân
B. Toà án nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân
C. Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 3:
Quốc hội và viện kiểm sát nhân dân có quan hệ như thế nào?
A. Quốc hội và viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan độc lập, không có quan hệ gì với nhau
B. Viện kiểm sát nhân dân là do quốc hội thành lập, chịu sự giám sát của quốc hội, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải là đại biểu quốc hội
C. Quốc hội không thành lập viện kiểm sát nhân dân mà chỉ giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân
D. Quốc hội chỉ thành lập viện kiểm sát nhân dân chứ không giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo tính độc lập của viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 4:
Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân?
A. Hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án
B. Hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C. Hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội
D. Cả ba hoạt động trên đều thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 5:
Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của Toà án nhân dân?
A. Hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án
B. Hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C. Hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội
D. Hoạt động thu thập chứng cứ về vụ án
-
Câu 6:
Hoạt động nào sau đây thuộc thẩm quyền của quốc hội?
A. Hoạt động ban hành hiến pháp và các đạo luật
B. Hoạt động hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật
C. Hoạt động kiểm tra kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
D. Cả ba hoạt động nêu trên đều thuộc thẩm quyền của quốc hội
-
Câu 7:
Hoạt động nào sau đây là hoạt động quản lý nhà nước?
A. hoạt động điều tra vụ án hình sự
B. Hoạt động công tố tại phiên toà
C. Hoạt động xét xử tại phiên toà
D. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
-
Câu 8:
Chủ thể nào sau đây không phải là cơ quan trong Bộ máy nhà nước?
A. Ban chấp hành trung ương Đảng
B. Thanh tra Bộ tài chính
C. Thanh tra Chính phủ
D. Thanh tra ngân hàng nhà nước
-
Câu 9:
Loại văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?
A. Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
B. Nghị định của Chính phủ
C. Thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ
D. Nghị quyết của Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng
-
Câu 10:
Bộ máy nhà nước tư sản và Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có điểm khác nhau như thế nào?
A. Bộ máy nhà nước tư sản không có cơ quan thực hành quyền công tố còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì có cơ quan này
B. Bộ máy nhà nước tư sản không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì luôn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này
C. Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 11:
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Chủ tịch quốc hội
-
Câu 12:
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào?
A. Chính phủ
B. Văn phòng Chính phủ
C. Uỷ ban nhân dân cấp tình
D. Uỷ ban thường vụ quốc hội
-
Câu 13:
Cơ quan xét xử cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
D. Chánh án Toà án nhân dân tối cao
-
Câu 14:
Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân có quan hệ như thế nào?
A. Uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu
B. Uỷ ban nhân dân trực thuộc hội đồng nhân dân
C. Uỷ ban nhân dân hoàn toàn độc lập với hội đồng nhân dân
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 15:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?
A. Chủ tịch quốc hội
B. Chủ tịch nước
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chánh án Toà án nhân dân tối cao
-
Câu 16:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
A. Chủ tịch nước
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch quốc hội
D. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
-
Câu 17:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan xét xử?
A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
B. Chủ tịch nước
C. Chủ tịch quốc hội
D. Chánh án Toà án nhân dân tối cao
-
Câu 18:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan thực hành quyền công tố?
A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
B. Chánh án Toà án nhân dân tối cao
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chủ tịch nước
-
Câu 19:
Toà án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. Chỉ tổ chức ở cấp trung ương
B. Chỉ tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh
C. Chỉ tổ chức ở cấp cấp tỉnh và cấp huyện
D. Tổ chức ở ba cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện
-
Câu 20:
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức cở cấp nào?
A. Chỉ tổ chức ở cấp trung ương
B. Chỉ tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh
C. chỉ tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện
D. Tổ chức ở ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
-
Câu 21:
Pháp luật xuất hiện từ khi nào?
A. Khi có sự xuất hiện loài người và có quan hệ giữa người với người trong xã hội
B. Khi có quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
C. Khi nhà nước ra đời thì pháp luật cũng xuất hiện
D. Khi có sự xuất hiện đồng tiền
-
Câu 22:
Bản chất giai cấp của pháp luật được hiểu như thế nào?
A. Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
B. Pháp luật là khuôn mẫu, quy tắc xử sự đối với mọi công dân
C. Pháp luật phản ánh các quy luật khách quan của đời sống kinh tế, xã hội
D. Cả ba cách hiểu trên đều sai
-
Câu 23:
Đặc điểm nào sau đây không phải là thuộc tính của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính phù hợp với quy luật khách quan
C. Tính xác định chặt chẽ vè mặt hình thức
D. Tính được đảm bảo bằng nhà nước
-
Câu 24:
Pháp luật tồn tại trong điều kiện xã hội như thế nào?
A. Trong bất kỳ hình thá ́i kinh tế xã hội nào cũng tồn tại pháp luật
B. Pháp luật chỉ tồn tại trong chế độ xã hội có người bóc lột người
C. Pháp luật chỉ tồn tại khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 25:
Trong lịch sử đã xuất hiện những kiểu pháp luật gì?
A. Pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến
B. Pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến
C. Pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa
D. Pháp luật cộng sản nguyên thuỷ
-
Câu 26:
Kiểu pháp luật nào là kiểu pháp luật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử?
A. Kiểu pháp luật cộng sản nguyên thủy
B. Kiểu pháp luật chủ nô
C. Kiểu pháp luật phong kiến
D. Kiểu pháp luật tư sản
-
Câu 27:
Pháp luật và chính trị có điểm gì giống nhau?
A. Đều là các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc được nhà nước thừa nhận
B. Đều là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
C. Đều được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước
D. Đều là các quy tắc xử sự, điều chỉnh quan hệ giữa người với người trong xã hội
-
Câu 28:
Pháp luật và đạo đức có điểm gì khác nhau?
A. Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội còn đạo đức thì không điều chỉnh quan hệ xã hội
B. Pháp luật mang tính bắt buộc chung còn đạo đức thì không mang tính bắt buộc chung
C. Pháp luật là quy tắc xử sự của con người trong xã hội còn đạo đức không phải là quy tắc xử sự của con người trong xã hội
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 29:
Pháp luật có quan hệ như thế nào với cơ sở kinh tế?
A. Cơ sở kinh tế là yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển của pháp luật
B. Pháp luật chỉ phản ánh một cách thụ động cơ sở kinh tế
C. Sự tồn tại của pháp luật hoàn toàn không phụ thuộc gì vào cơ sở kinh tế
D. Pháp luật là yếu tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế
-
Câu 30:
Vai trò, giá trị xã hội của pháp luật được biểu hiện như thế nào?
A. Cơ sở kinh tế là yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển của pháp luật
B. Pháp luật chỉ phản ánh một cách thụ động cơ sở kinh tế
C. Sự tồn tại của pháp luật hoàn toàn không phụ thuộc gì vào cơ sở kinh tế
D. Pháp luật là yếu tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế
-
Câu 31:
Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
A. Pháp luật là công cụ duy nhất của nhà nước để quản lý xã hội
B. Nhà nước ban hành pháp luật và sử dựng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế
C. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có tính dọc lập, không có quan hệ với nhau
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 32:
Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như thế nào?
A. Chỉ bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước mới bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
B. Nhà nước bóc lột thò áp dụng biện pháp cưỡng chế còn nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chỉ áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục, không áp dụng biện pháp cưỡng chế
C. Phải kết hợp nhiều biện pháp: giáo dục, thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế bắt buộc
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 33:
Pháp luật và chính trị có mối quan hệ như thế nào?
A. Pháp luật không có quan hệ với chính trị
B. Chính trị luôn có vai trò chỉ đạo đối với pháp luật
C. Chính trị và pháp luật là hai phạm trù đồng nhất với nhau
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 34:
Sự ra đời của nhà nước và pháp luật có mối liên hệ như thế nào?
A. Nhà nước xuất hiện trước khi có sự xuất hiện của pháp luật
B. Pháp luật tồn tại trước khi có nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
C. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xuất hiện đồng thời và do cùng một nguyên nhân
D. Tuỳ từng quốc gia mà nhà nước có trước hoặc pháp luật có trước
-
Câu 35:
Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc điểm của quy phạm pháp luật?
A. Là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
B. Được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
C. Là quy tắc xử sự tồn tại từ lâu đời được cộng đồng xã hội thừa nhận
D. Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
-
Câu 36:
Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp cưỡng chế nhà nước?
A. Phạt tiền do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại
B. Phạt tiền do vi phạm quy định về an toàn giao thông
C. Phạt tiền do vi phạm quy định của Bộ luật hình sự
D. Cả ba biện pháp trên đều là biện pháp cưỡng chế nhà nước
-
Câu 37:
Pháp luật có những chức năng gì?
A. Chỉ có chức năng điều chỉnh
B. Chỉ có chức năng giáo dục
C. Có cả chức năng điều chỉnh và chức năng giáo dục
D. Chỉ có chức năng phản ánh
-
Câu 38:
Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ như thế nào?
A. Pháp luật và pháp chế là hai phạm trù đồng nhất với nhau
B. Pháp luật là tiền đề của pháp chế còn pháp chế là phương tiện để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
C. Pháp luật và pháp chế là hai phạm trù độc lập, không có quan hệ với nhau
D. Tình trạng pháp chế không phụ thuộc vào pháp luật mà chỉ phụ thuộc vào ý thức pháp luật
-
Câu 39:
Sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vủa công dân được hiểu như thế nào?
A. Là được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm
B. Là chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
C. Là trong mọi xử sự của công dân đều chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 40:
Loại quy tắc xử sự nào sau đây là quy phạm pháp luật?
A. Các chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
B. Những thói quen được hình thành từ lâu đời, được cộng đồng thừa nhận
C. Những quy tắc xử sự bắt buộc trong các tôn giáo
D. Những quy tắc xử sự được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện