1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng:
A. Đều mang tính quy phạm
B. Đều mang tính bắt buộc chung
C. Đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn
D. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
-
Câu 2:
Quy phạm nào sau đây là quy phạm xã hội:
A. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
B. Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo
C. Nghị quyết của Quốc Hội
D. Điều lệ của Đảng cộng Sản
-
Câu 3:
Quy phạm nào sau đây là quy phạm pháp luật:
A. Điều lệ của hội đồng hương
B. Nghị quyết của Đảng cộng sản
C. Nghị quyết của Quốc Hội
D. Điều lệ của Đảng cộng Sản
-
Câu 4:
Luật giáo dục do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Bộ Giáo dục, Đào tạo
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Chính phủ
D. Quốc hội
-
Câu 5:
Văn bản luật là loại văn bản do:
A. Quốc Hội ban hành
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
C. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
D. Chính phhủ ban hành
-
Câu 6:
Thực hiện pháp luật là:
A. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
B. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật luôn có sự tham gia của nhà nước.
C. Một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
D. Quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật
-
Câu 7:
Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
B. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
C. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
-
Câu 8:
Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
B. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
C. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm.
D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
-
Câu 9:
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
B. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
C. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
D. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm.
-
Câu 10:
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Luôn luôn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật
C. Nhà nước bắt buộc các chủ thể pháp luật phải thực hiện những quy định của pháp luật.
D. Các chủ thể pháp luật tự mình thực hiện những quy định của pháp luật.
-
Câu 11:
Tìm đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do ___________, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
A. Chủ thể có năng lực pháp luật thực hiện
B. Chủ thể có năng lực hành vi thực hiện
C. Chủ thể đủ 18 tuổi thực hiện
D. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
-
Câu 12:
Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Hành vi trái pháp luật nào sau đây là dạng hành vi không hành động?
A. Xúi giục người khác trộm cắp tài sản
B. Đe dọa giết người
C. Không đóng thuế
D. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
-
Câu 14:
Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật?
A. Hành vi vi phạm vào điều lệ Đảng
B. Hành vi vi phạm vào điều lệ đoàn
C. Hút thuốc lá trong khuôn viên của trường Đại học Công nghiệp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi xác định của con người
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó
C. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Anh Nguyễn Văn A có hành vi cướp xe máy của chị Lê Thị B, vậy khách thể của hành vi vi phạm pháp luật trên là:
A. Chiếc xe gắn máy
B. Quyền sử dụng xe gắn máy của B
C. Quyền định đoạt xe gắn máy của B
D. Quyền sở hữu về tài sản của B
-
Câu 17:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật hình sự, vừa là vi phạm pháp luật hành chính
B. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật hành chính, vừa là vi phạm pháp luật dân sự
C. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm kỉ luật
D. Một hành vi có thể đồng thời vi phạm vào nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau
-
Câu 18:
Có mấy hình thức lỗi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Vi phạm pháp luật là cơ sở của trách nhiệm pháp lí
B. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lí có tác dụng làm hạn chế vi phạm pháp luật
C. Trách nhiệm pháp lí chỉ phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luật
D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự
-
Câu 20:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính
B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm kỉ luật
D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí
-
Câu 21:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ
B. Mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạm pháp luật
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều trái pháp luật
D. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
-
Câu 22:
Thông thường vi phạm pháp luật được phân thành các loại:
A. Tội phạm và vi phạm pháp luật khác
B. Vi phạm pháp luật hình sự; vi phạm pháp luật dân sự; vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm kỷ luật
C. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi
D. Vi phạm luật tài chính, vi phạm luật đất đai, vi phạm luật lao động, vi phạm luật hôn nhân, gia đình
-
Câu 23:
Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 24:
Hành vi trái pháp luật là:
A. Không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm
B. Đã làm những việc mà pháp luật cấm
C. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Một hành vi trái pháp luật thì bao giờ cũng xâm hại tới _____________:
A. Quan hệ ngoại giao
B. Quan hệ gia đình
C. Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
D. Mọi quan hệ trong đời sống xã hội
-
Câu 26:
Vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi trái pháp luật, do con người thực hiện
B. Chủ thể thực hiện hành vi đó phải có lỗi
C. Chủ thể thực hiện hành vi đó phải có năng lực trách nhiệm pháp lí
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là:
A. Khả năng của cá nhân thực hiện được những hành vi nhất định
B. Khả năng của tổ chức thực hiện được những hành vi nhất định
C. Khả năng của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm từ hành vi trái pháp luật và hậu quả từ hành vi đó
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Vi phạm nội quy, quy chế trường học
B. Vi phạm điều lệ Đảng
C. Vi phạm điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản
D. Vi phạm tín điều tôn giáo
-
Câu 29:
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?
A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng
B. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
C. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều
D. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi
-
Câu 30:
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Gây mất trật tự nơi công cộng
B. Bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường
C. Chống người thi hành công vụ
D. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy ở tuyến đường bắt buộc
-
Câu 31:
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Xây dựng nhà trái phép
B. Cướp giật tài sản
C. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
D. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả
-
Câu 32:
Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
A. Vi phạm điều lệ đoàn thanh niên cộng sản
B. Sử dụng trái phép chất ma túy
C. Gây mất trật tự trong phòng thi
D. Trộm tivi của người khác
-
Câu 33:
Học sinh, sinh viên vi phạm vào nội quy, quy chế của trường học có phải là vi phạm pháp luật không?
A. Phải
B. Không phải
C. Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể để xem xét có phải hay không
D. Có thể là vi phạm pháp luật, có thể không phải
-
Câu 34:
Hành vi gây mất trật tự trong lớp học, thuộc loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm kỷ luật
D. Vi phạm dân sự
-
Câu 35:
Trách nhiệm pháp lý là:
A. Trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật đối với nhà nước
B. Trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật đối với chủ thể bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại
C. Việc nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật
-
Câu 36:
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý:
A. Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội
B. Về hình thức là quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật
C. Là quá trình nhà nước xử lý hành vi vi phạm pháp luật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Trừng phạt chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật
B. Cải tạo, giáo dục chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật
C. Phòng ngừa, nâng cao ý thức pháp luật đối với mọi người
D. Trừng phạt, cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật và phòng ngừa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người
-
Câu 38:
Khi nghiên cứu về các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
B. Một hành vi vi phạm pháp luật phải áp dụng nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
C. Một hành vi vi phạm kỷ luật có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất.
D. Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý một lần.
-
Câu 39:
Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống câu: Trách nhiệm pháp lí hình sự là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất, do ___________ áp dụng cho chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội
A. Tòa án
B. Viện kiểm sát
C. Công an
D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền