1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Năng lực hành vi pháp luật của chủ thể:
A. Là năng lực mà cá nhân nào cũng có.
B. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
C. Luôn phát sinh từ khi cá nhân sinh ra.
D. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật.
-
Câu 2:
Năng lực pháp luật của chủ thể:
A. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
B. Luôn phát sinh từ khi cá nhân sinh ra.
C. Chỉ phát sinh khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định.
D. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật.
-
Câu 3:
Hình thức thực hiện chức năng của nhà nước gồm có:
A. Các hình thức mang tính pháp lý và các hình thức không mang tính pháp lý.
B. Các hình thức ít hoặc không mang tính pháp lý.
C. Các hình thức mang tính pháp lý.
D. Các hình thức mang tính pháp lý và các hình thức ít hoặc không mang tính pháp lý
-
Câu 4:
Biện pháp tác động của nhà nước là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:
A. Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật.
B. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
C. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật.
D. Biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
-
Câu 5:
Cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Tất cả các cơ quan nhà nước.
C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
D. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
-
Câu 6:
Xét về bản chất, nhà nước là:
A. Một hiện tượng tự nhiên.
B. Một hiện tượng xã hội.
C. Một hiện tượng siêu nhiên.
D. Một hiện tượng xã hội luôn thể hiện hai tính chất: tính giai cấp và tính xã hội.
-
Câu 7:
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì:
A. Nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất.
B. Nhà nước là tổ chức có sức mạnh lớn nhất trong hệ thống chính trị bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực nhân dân.
C. Nhà nước có một hệ thống cơ quan đại diện từ trung ương tới địa phương bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 8:
Ở Việt Nam hiện nay, chủ quyền quốc gia do:
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nắm giữ và thực hiện.
B. Đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ và thực hiện.
C. Cả hệ thống chính trị cùng nắm giữ và thực hiện.
D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nắm giữ và thực hiện.
-
Câu 9:
Nhà nước quản lý dân cư theo:
A. Mục đích, chính kiến, lý tưởng
B. Giới tính
C. Độ tuổi
D. Đơn vị hành chính lãnh thổ
-
Câu 10:
Viện kiểm sát nhân dân các cấp:
A. Là cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Là cơ quan quản lý nhà nước.
C. Là cơ quan xét xử của nước ta.
D. Là cơ quan công tố của nước ta.
-
Câu 11:
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:
A. Văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định.
B. Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống.
C. Văn bản có chứa đựng các quy phạm được nhà nước bảo đảm thực hiện.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 12:
Đặc trưng của pháp luật là:
A. Có tính xác định về hình thức.
B. Có tính quy phạm phổ biến.
C. Do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 13:
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:
A. Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật.
B. Biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
C. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật.
D. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
-
Câu 14:
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:
A. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
B. Biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích trong hoạt động nhất định hoặc khi vi phạm pháp luật.
C. Biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
D. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật.
-
Câu 15:
Một tổ chức có thể được công nhận là pháp nhân khi:
A. Được thành lập một cách hợp pháp và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
B. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
C. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật nhất định một cách độc lập.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 16:
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân:
A. Gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở Việt Nam.
B. Chỉ có công dân Việt Nam.
C. Gồm công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
D. Gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
-
Câu 17:
Sự kiện pháp lý bao gồm:
A. Các hành vi thực tế.
B. Các hành vi pháp lý và sự biến pháp lý.
C. Các hành vi và sự kiện thực tế.
D. Các sự biến pháp lý.
-
Câu 18:
rong các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm pháp luật được trình bày theo cách:
A. Các bộ phận của một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong các điều khoản khác nhau của cùng một văn bản quy phạm pháp luật.
B. Một hoặc nhiều quy phạm pháp luật được trình bày trong một điều của một văn bản quy phạm pháp luật.
C. Tất cả các bộ phận của một quy phạm có thể được trình bày trong cùng một điều, khoản của một văn bản quy phạm pháp luật.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 19:
Cơ cấu của quy phạm pháp luật:
A. Bao gồm các bộ phận khác nhau tùy theo từng loại quy phạm, quy phạm điều chỉnh khác với quy phạm bảo vệ và khác với quy phạm xung đột.
B. Bao gồm ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài.
C. Bao gồm hai hoặc ba bộ phận tùy từng quy phạm.
D. Bao gồm ba bộ phận là giả định, quy định và biện pháp tác động của nhà nước.
-
Câu 20:
Nội dung của quan hệ pháp luật:
A. Bao gồm quyền pháp lý của các chủ thể.
B. Bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
C. Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
D. Bao gồm nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
-
Câu 21:
Cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Tất cả các cơ quan nhà nước.
-
Câu 22:
Chủ thể của quan hệ pháp luật:
A. Là tổ chức hoặc cá nhân bất kỳ trong xã hội.
B. Chỉ gồm các cơ quan nhà nước.
C. Là tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định.
D. Chỉ gồm các cá nhân nhất định.
-
Câu 23:
Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
A. Đúng
B. Sai