1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi tổng hợp nhiều bản án có hình phạt tù có thời hạn thì mức cao nhất là
A. 20 năm
B. 30 năm
C. 35 năm
D. 50 năm
-
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây không thể hiện nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội
A. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp
B. Sự thiệt hại của xã hội là kết quả tất yếu
C. Hậu quả của vi phạm pháp luật phù hợ với mục đích của chủ thể
D. Hành vi xảy ra trước sự thiệt hại
-
Câu 3:
Khi người chết thuộc thế hệ thứ 2 thì người thụôc hàng thừa kế thứ nhất là:
A. Vợ
B. Con
C. Bố mẹ nuôi
D. Bố mẹ đẻ
-
Câu 4:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là
A. Không xác định đựơc thời điểm kết thúc
B. Có thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng
C. Có thời hạn trên 36 tháng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Giao dịch dân sự bi vô hiệu khi:
A. Vi phạm điều cấm của pháp luật
B. Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng
C. Không tuân thủ quy định và hình thức
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện:
A. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia
B. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
C. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý
D. Việc chủ thể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ gánh chịu hậu quả bất lợi
-
Câu 7:
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội rất nghiêm trọng là
A. 60 ngày
B. 45 ngày
C. 2 tháng
D. 3 tháng
-
Câu 8:
Đối tượng không thuộc trường hợp có thể áp dụng tạm giữ là người bị bắt khi
A. Người phạm tội tự thú, đầu thú
B. Trường hợp khẩn cấp
C. Phạm tội quả tang
D. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
-
Câu 9:
Trong thời hạn 15 đến 30 ngày phải mở phiên toà xét xử được tính từ
A. Ngày thẩm phán nhận đựơc hồ sơ vụ án
B. Ngày Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang toà án
C. Ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử
D. Ngày có quyết định truy tố
-
Câu 10:
Hình phạt …. đựơc áp dụng khi
A. Bản án có hiệu lực pháp luật
B. Chấp hành xong án phạt tù
C. Thi hành xong án phạt tiền
D. Được hưởng án treo
-
Câu 11:
Việc xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc giai đoạn
A. Xét xử tái thẩm
B. Xét xử sơ thẩm
C. Xét xử phúc thẩm
D. Xét xử giám đốc thẩm
-
Câu 12:
Trình tự tố tụng đựơc sắp xếp theo thứ tự nào sau đây
A. Điều tra – khởi tố – truy tố – xét xử
B. Khởi tố – truy tố – điều tra – xét xử
C. Truy tố – điều tra – khởi tố – xét xử
D. Khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử
-
Câu 13:
Khi có những tình tiết mới đựơc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ đựơc giải quyết theo trình tự:
A. Giám đốc thẩm
B. Tái thẩm
C. Phúc thẩm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Năng lực pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân:
A. Không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
B. Bị giải thể
C. Bị tuyên bố phá sản
D. Cả B và C đúng
-
Câu 15:
Quan hệ pháp luật hình thành do
A. Ý chí của cá nhân tham gia quan hệ xã hội
B. Ý chí của Nhà nước
C. Ý chí của pháp nhân
D. Ý chí của tổ chức xã hội
-
Câu 16:
Một trong những điều kiện để di chúc bằng văn bản có người làm chứng có hiệu lực là
A. Phải đựơc công chứng, chứng thực
B. Phải có một người làm chứng
C. Phải đánh số từng trang
D. Người làm chứng phải xác nhận chữ ký của người lập di chúc
-
Câu 17:
Người làm chứng phải xác nhận chữ ký của người lập di chúc
A. Có khả năng nhận thức
B. Được sinh ra
C. Đạt đến độ tuổi nhất định
D. Đạt đến độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức
-
Câu 18:
Năng lực hành vi của pháp nhân xuất hiện
A. Khi được cấp con dấu và mã số thuế
B. Cùng với năng lực pháp luật
C. Khi có quyết định thành lập pháp nhân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Sự biến pháp lý là những sự kiện thực tế:
A. Không phản ánh ý chí của con người
B. Phản ánh ý chí của con người
C. Được pháp luật quy định
D. Không phản ánh ý chí của con người và đựơc pháp luật quy định
-
Câu 20:
Hợp đồng dân sự được thể hiện qua hình thức
A. Hợp đồng miệng
B. Hợp đồng bằng văn bản không có công chứng, chứng thực
C. Hợp đồng có công chứng, chứng thực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử
A. Sơ thẩm vụ án hình sự có khung hình phạt đến chung thân hoặc tử hình
B. Phúc thẩm bản án Hình sự của toà án nhân dân cấp quận huyện chưa có hiệu lực pháp luật
C. Phúc thẩm bản án hình sự của toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố) chưa có hiệu lực pháp luật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Trong bộ máy nhà nước ta, cơ quan quyền lực Nhà nước là?
A. Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Ủy ban nhân dân
D. Quốc hội
-
Câu 23:
Cơ quan hành chính Nhà nước trong bộ máy Nhà nước ta là:
A. Hội đồng nhân dân
B. Viện Kiểm sát nhân dân
C. Bộ tư pháp
D. Toà án nhân dân
-
Câu 24:
Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đựơc áp dụng khi
A. Chấp hành xong án phạt tù
B. Từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt là cảnh cáo
C. Từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt là cải tạo không giam giữ
D. Từ ngày đựơc hưởng án treo
-
Câu 25:
Công dân có quyền ứng cửa vào Quốc Hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật khi:
A. Đủ 21 tuổi
B. Đủ 20 tuổi trở lên
C. Đủ 16 tuổi trở lên
D. Đủ 18 tuổi trở lên
-
Câu 26:
Chủ thể có tự do ý chí để lựa chọn cách thức xử sự phù hợp với ý chí của mình là dấu hiệu thuộc về
A. Năng lực pháp luật
B. Năng lực trách nhiệm pháp lý
C. Năng lực chủ thể
D. Năng lực hành vi
-
Câu 27:
Người thừa kế tài sản là
A. Người đủ 18 tuổi vào thời điểm mở thừa kế
B. Người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
C. Người không có tài sản
D. Là công dân Việt Nam
-
Câu 28:
Phân chia thừa kế theo pháp luật khi
A. Phần tài sản không định đoạt theo di chúc
B. Người thừa kế chết trước hoặc chết chung thời điểm với người để lại thừa kế
C. Người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân bị hạn chế khi
A. Không có khả năng nhận thức
B. Đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
C. Bị nghiện ma tuý
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Tử hình là hình phạt
A. Tước quyền công dân của người phạm tội
B. Tước quyền sống của người phạm tội
C. Cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội vĩnh viễn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Pháp luật đại cương nghiên cứu về vấn đề gì?
A. Nhà nước
B. Pháp luật và nhà nước
C. Kinh tế
D. Xác Đảng phái chính trị
-
Câu 32:
Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là xã hội:
A. Có giai cấp
B. Không có các giai cấp mâu thuẫn
C. Không có các giai cấp mâu thuẫn, đối kháng nhaub
D. Do nhà nước quản lý
-
Câu 33:
Phân công lao động xã hội lần thứ nhất trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là:
A. Thủ công tách khỏi nông nghiệp
B. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
C. Thủ công tách khỏi nông nghiệp và trồng trọt
D. Thương mại tách khỏi thủ công, chăn nuôi và trồng trọt
-
Câu 34:
Khái niệm nhà nước được hiểu như thế nào?
A. Nhà nước là một tổ chức xã hội
B. Nhà nước là một tổ chức chính trị
C. Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, có Bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội
D. Nhà nước là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
-
Câu 35:
Nhà nước xuất hiện khi có những điều kiện gì?
A. Khi có loài người là có nhà nước
B. Chỉ khi có sự xuất hiện của chế độ tư hữu và sự phân hoá xã hội thành giai cấp
C. Khi có sự xuất hiện của đồng tiền
D. Khi có sự xuất hiện của quân đội
-
Câu 36:
Mối quan hệ giữa nhà nước với cơ sở kinh tế như thế nào?
A. Nhà nước có vai trò quyết định đối với cơ sở kinh tế
B. Cơ sở kinh tế có vai trò quyết định đối với nhà nước
C. Nhà nước không phụ thuộc gì vào cơ sở kinh tế
D. Nhà nước và cơ sở kinh tế không có mối quan hệ với nhau vì đó là hai phạm trù khác hẳn nhau
-
Câu 37:
Nhà nước và Đảng chính trị có mối quan hệ như thế nào?
A. Nhà nước có vai trò lãnh đạo đối với Đảng
B. Đảng chính trị là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo đối với nhà nước
C. Nhà nước và Đảng chính trị không có mối quan hệ với nhau
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 38:
Nhà nước và hệ thống chính trị có mối quan hệ như thế nào?
A. Nhà nước là một Bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị
B. Nhà nước không nằm trong hệ thống chính trị mà đứng ngoài để quản lý hệ thống chính trị
C. Hệ thống chính trị chỉ bao gồm các Đảng chính trị, không có nhà nước
D. Hệ thống chính trị chỉ bao gồm các Đảng chính trị và các tổ chức chính trị xã hội, không có nhà nước
-
Câu 39:
PLDC_P2_234: Trong lịch sử đã xuấy hiện những kiểu nhà nước nào?
A. Nhà nước cộng sản nguyên tuỷ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa
B. Nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa
D. Nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
Câu 40:
Nhà nước bóc lột dựa trên cơ sở kinh tế nào?
A. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội
B. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội
C. Chế độ công hữu và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội, tuỳ theo kiểu nhà nước đó là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến hay nhà nước tư sản
D. Cả ba nhận định đều sai