1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chủ thể của tội phạm là:
A. Chỉ có thể là tổ chức
B. Chỉ có thể là cá nhân
C. Có thể là tổ chức và cũng có thể là cá nhân
D. Chỉ có thể là công dân Việt Nam
-
Câu 2:
Theo Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội phạm được chia thành các loại:
A. Tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng; tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng
B. Tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng
C. Tội ít nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng
D. Tội không nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng
-
Câu 3:
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì hệ thống hình phạt gồm:
A. Hình phạt tù giam và các hình phạt khác
B. Hình phạt cơ bản và hình phạt không cơ bản
C. Hình phạt chủ yếu và hình phạt không chủ yếu
D. Các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung
-
Câu 4:
Mục đích của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hiện nay là:
A. Trừng trị người phạm tội và đấu tranh phòng chống tội phạm
B. Bắt người phạm tội bồi thường thiệt hại đã gây ra
C. Trừng trị người phạm tội
D. Giáo dục phòng ngừa chung
-
Câu 5:
Khi một người bị coi là có tội khi:
A. Bị cơ quan công an bắt theo lệnh bắt của Viện kiểm sát
B. Bị cơ quan công an khởi tố, điều tra về hành vi vi phạm pháp luật
C. Bị Tòa án đưa ra xét xử công khai
D. Bị Tòa án ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
-
Câu 6:
Khi nghiên cứu về tội phạm thì:
A. Tội phạm là một hiện tượng mang tính tự nhiên
B. Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
C. Tội phạm là một hiện tượng tồn tại vĩnh viễn
D. Tội phạm là một hiện tượng mang tính bẩm sinh
-
Câu 7:
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên
B. Từ đủ 15 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên
-
Câu 8:
Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm:
A. 15
B. 16
C. 17
D. 18
-
Câu 9:
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là:
A. Cơ quan điều tra – Tòa án – Cơ quan thi hành án
B. Viện kiểm sát – Tòa án – Cơ quan thi hành án
C. Tòa án - Viện kiểm sát – Cơ quan điều tra
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Thủ tục tố tụng giải quyết một vụ án hình sự là:
A. Khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án hình sư
B. Thụ lý vụ án – điều tra – xét xử – thi hành án
C. Khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án hình sự
D. Điều tra – truy tố – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm – xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
-
Câu 11:
Bộ luật dân sự hiện hành của Việt Nam được ban hành vào năm nào?
A. Năm 1995, có hiệu lực từ 1/7/1996
B. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006
C. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006
D. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006
-
Câu 12:
Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ nào?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ kinh tế
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình
D. Tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến tài sản
-
Câu 13:
Nội dung của quyền sở hữu bao gồm:
A. Quyền chiếm hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền định đoạt
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Khách thể của quyền sở hữu bao gồm:
A. Tài sản là vật có thực
B. Tiền và giấy tờ trị giá được bằng tiền
C. Các quyền về tài sản
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là:
A. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội
B. Tự nguyện, bình đẳng
C. Không được vi phạm phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 16:
Có mấy hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 17:
Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm:
A. Những người có tên trong nội dung của di chúc
B. Những người theo thứ tự hàng thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự
C. Vợ, chồng; cha, mẹ; các con; người giám hộ của người để lại di sản
D. Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời với người để lại di sản
-
Câu 18:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, hình thức di chúc gồm các loại:
A. Di chúc bằng miệng trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa
B. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc không có người làm chứng
C. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân - gia đình là:
A. Nữ từ 18 tuổi trở lên; nam từ 20 tuổi trở lên
B. Công dân từ 18 tuổi trở lên
C. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên
D. Nam từ đủ 20 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi
-
Câu 20:
Theo quy định của luật hôn nhân – gia đình thì những trường hợp nào sau đây không bị cấm kết hôn:
A. Có quan hệ trong phạm vi ba đời, có cùng dòng máu về trực hệ
B. Kết hôn với người bị nhiễm HIV/AIDS
C. Người mất năng lực hành vi dân sự
D. Những người cùng giới tính
-
Câu 21:
Thủ tục kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân – gia đình Việt Nam là:
A. Chỉ cần tổ chức tiệc cưới
B. Phải đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân nơi bên nam thường trú
C. Phải đăng ký kết hôn tại Tòa án
D. Phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân nơi bên nam hoặc bên nữ thường trú
-
Câu 22:
Khi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng không có quyền yêu cầu chia tài sản
B. Mọi tài sản có trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ, chồng
C. Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung để tự kinh doanh riêng; thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc khi có lý do chính đáng khác
D. Mọi tài sản có trước thời kỳ hôn nhân đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng
-
Câu 23:
Năng lực hành vi đầy đủ của công dân khi tham gia quan hệ tố tụng dân sự là:
A. Người không mắc bệnh tâm thần, chưa thành niên
B. Người không mắc bệnh tâm thần, đủ 16 tuổi trở lên
C. Người không mắc bệnh tâm thần, đủ 18 tuổi trở lên
D. Người không mắc bệnh tâm thần, đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 24:
Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án dân sự nói chung là:
A. Thụ lý vụ án – hòa giải – xét xử – thi hành án dân sự
B. Xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm – xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
C. Hòa giải – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm
D. Xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm
-
Câu 25:
Luật lao động điều chỉnh mối quan hệ giữa:
A. Người sử dụng lao động với cơ quan nhà nước
B. Người làm công ăn lương với người sử dụng lao động
C. Người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Khi nghiên cứu về hợp đồng lao động, thì khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Hợp đồng lao động là căn cứ duy nhất điều chỉnh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
B. Hợp đồng lao động chỉ có hiệu lực khi lập thành văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động
C. Hợp đồng lao động có thời hạn là nhằm bảo vệ người lao động
D. Hợp đồng lao động không có thời hạn có lợi cho người lao động nhất
-
Câu 27:
Luật lao động quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia quan hệ lao động là:
A. Cá nhân từ 16 tuổi trở lên
B. Cá nhân từ 15 tuổi trở lên
C. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên
D. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên
-
Câu 28:
Trong quan hệ lao động, tiền lương là dựa trên:
A. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quy định của pháp luật
B. Sự đề nghị của người lao động
C. Sự quyết định của người sử dụng lao động
D. Căn cứ của pháp luật về mức lương căn bản và tối thiểu của xã hội
-
Câu 29:
Điều 6 luật dạy nghề quy định có mấy trình độ đào tạo dạy nghề?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Điều 4 luật dạy nghề quy định về mục tiêu dạy nghề là:
A. Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, nhằm phục vụ cho sản xuất, dịch vụ
B. Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
C. Tạo cho người học nghề có thu nhập để bảo đảm cuộc sống cho mình
D. Tạo cho người học nghề có khả năng làm được mọi công việc theo yêu cầu
-
Câu 31:
Điều 34 luật dạy nghề quy định về tuyển sinh học nghề là:
A. Tuyển sinh sơ cấp, trung cấp được thực hiện theo hình thức thi tuyển
B. Tuyển sinh sơ cấp, trung cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển
C. Tuyển sinh học nghề chỉ được tuyển một lần trong năm
D. Tuyển sinh cao đẳng nghề chỉ được thực hiện theo hình thức thi tuyển
-
Câu 32:
Điều 35 luật dạy nghề quy định về hợp đồng dạy nghề:
A. Hợp đồng dạy nghề là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa cơ sở dạy nghề với người học nghề
B. Hợp đồng dạy nghề chỉ được giao kết bằng văn bản
C. Hợp đồng dạy nghề không được giao kết bằng lời nói
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Điều 4 luật dạy nghề quy định về mục tiêu dạy nghề là:
A. Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, nhằm phục vụ cho sản xuất, dịch vụ
B. Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
C. Tạo cho người học nghề có thu nhập để bảo đảm cuộc sống cho mình
D. Tạo cho người học nghề có khả năng làm được mọi công việc theo yêu cầu
-
Câu 34:
Điều 35 luật dạy nghề quy định về hợp đồng dạy nghề:
A. Hợp đồng dạy nghề là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa cơ sở dạy nghề với người học nghề
B. Hợp đồng dạy nghề chỉ được giao kết bằng văn bản
C. Hợp đồng dạy nghề không được giao kết bằng lời nói
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Chủ thể nào sau đây không thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước?
A. Chính phủ
B. UBND các cấp
C. Bộ khoa học và công nghệ
D. Toà hành chính Toà án nhân dân
-
Câu 36:
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Chức năng đối nội mâu thuẫn với chức năng đối ngoại
B. Chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại
C. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau
D. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại độc lập với nhau, không có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau
-
Câu 37:
Trong nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây?
A. Đại diện cho lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội
B. Bảo vệ lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội
C. Duy trì chế độ dân chủ, bình đẳng trong xã hội, dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
D. Bảo đảm việc thu thuế đối với mọi tổ chức và cá nhân
-
Câu 38:
Một người có “ý thức pháp luật mang tính lý luận” là người như thế nào?
A. Là người có sự hiểu biết sâu sắc, có tính hệ thống về pháp luật và tồn tại dưới dạng các học thuyết, quan điểm khoa học về pháp luật.
B. Là người có những kiến thức nhất định về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý cụ thể, nhưng kiến thức pháp luật của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật.
C. Là người có ́ những hiểu biết nhất định về pháp luật và có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số ́ vụ việc pháp lý cụ thể.
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 39:
Một người mang “ý thức pháp luật thông thường” là người đáp ứng điều kiện nào sau đây?
A. Là người có những kiến thức nhất định về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý cụ thể, nhưng kiến thức pháp luật của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật.
B. Là người có kiến thức sâu sắc, có tính hệ thống về pháp luật
C. Là người có trình độ cao về pháp luật nhưng chưa đạt đến trình độ để đưa ra được các học thuyết, quan điẻm khoa học về pháp luật.
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 40:
Người nhận cầm cố tài sản có quyền gì đối với tài sản?
A. Quyền sở hữu
B. Quyền chiếm hữu
C. Quyền sử dụng
D. Quyền định đoạt