1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhà nước là một tổ chức như thế nào?
A. Một tổ chức xã hội có giai cấp
B. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia
C. Một tổ chức xã hội có luật lệ
D. Tổng hợp a,b,c
-
Câu 2:
Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể đó tự quy định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?
A. Hội đồng dân tộc
B. Ủy ban Quốc hội
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội
D. Hội đồng Nhà nước
-
Câu 5:
“Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của chủ thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền nào sau đây?
A. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
B. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao
C. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao
D. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng
-
Câu 8:
Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm yếu tố nào?
A. Giả định, quy định, chế tài
B. Chủ thể, chủ đích, chủ quan, khách quan
C. Mặt chủ quan, mặt khách quan
D. Chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan
-
Câu 11:
Năng lực pháp luật của nhà nước là không thể bị hạn chế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua lĩnh vực nào sau đây?
A. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ
B. Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước
C. Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước
D. Cả a, b, c
-
Câu 13:
Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Pháp lệnh là một loại văn bản pháp luật do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội
D. Hội đồng chính phủ quốc gia
-
Câu 15:
Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Chủ quyền quốc gia bao gồm yếu tố nào?
A. Quyền bất khả xâm phạm
B. Quyền chủ động ngoại giao
C. Quyền tự do sống của người dân
D. Trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại và ban hành pháp luật
-
Câu 18:
Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động bao gồm các nhóm quan hệ xã hội nào?
A. Mọi người trong xã hội
B. Cơ quan quản lý về lao động
C. Những người lao động
D. Quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động
-
Câu 20:
Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Chủ thể quan hệ pháp luật lao động bao gồm đối tượng nào?
A. Người lao động với người lao động
B. Người lao động với pháp luật lao động
C. Người sử dụng lao động với pháp luật lao động
D. Người lao động với người sử dụng lao động
-
Câu 22:
Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá nhân đó tự quy định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bị hạn chế năng lực pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật lao động bao gồm yếu tố nào?
A. Phương pháp bình đẳng và thỏa thuận.
B. Phương pháp mệnh lệnh và quyền uy.
C. Thông qua các tổ chức chính trị xã hội.
D. Phương pháp bình đẳng và mệnh lệnh
-
Câu 27:
Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giai cấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Pháp luật lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ai?
A. Người lao động.
B. Mọi người lao động trong xã hội
C. Người chủ sử dụng lao động.
D. Người lao động và người sử dụng lao động
-
Câu 30:
Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Pháp luật lao động đảm bảo nguyên tắc nào?
A. Tự do ngôn luận
B. Tự do đấu tranh đình công
C. Đoàn kết tốt xây dựng đơn vị
D. Tự do lựa chọn nghề nghiệp
-
Câu 33:
Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Lựa chọn phương án không phải nghĩa vụ của người lao động?
A. Tự do làm việc và lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực cá nhân.
B. Thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận trong hợp đồng lao động, những qui định thoả ước lao động.
C. Chấp hành sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động trong quá trình sản xuất.
D. Thực hiện nghiêm túc các qui định về kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
-
Câu 36:
Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Lựa chọn phương án không thuộc quyền của người sử dụng lao động?
A. Chủ động tuyển chon, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.
B. Khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với người lao động theo qui định của pháp luật lao động.
C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động
D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngtrong những trường hợp pháp luật qui định.
-
Câu 39:
Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai