1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra
C. Do Chủ tịch nước chỉ định
D. Do Đảng cộng sản bầu ra.
-
Câu 2:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra
B. Do Chủ tịch nước chỉ định
C. Do Quốc hội bầu ra
D. Do Đảng cộng sản bầu ra
-
Câu 3:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra
C. Do Chủ tịch nước chỉ định
D. Do Đảng cộng sản bầu ra
-
Câu 4:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, người được bầu vào chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, có nhiệm kỳ:
A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D. 6 năm
-
Câu 5:
Cơ quan hành chính có tên gọi là “Sở” là cơ quan nhà nước thuộc cấp nào:
A. Cấp trung ương
B. Cấp tỉnh
C. Cấp huyện
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 6:
Chế định “Chế độ chính trị” do ngành luật nào điều chỉnh?
A. Ngành luật nhà nước (Ngành luật hiến pháp)
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật dân sự
D. Ngành luật hình sự
-
Câu 7:
Chế định “Chế độ kinh tế” do ngành luật nào điều chỉnh:
A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật tài chính
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
-
Câu 8:
Bản Hiến pháp đang có hiệu lực của Nhà nước CHXHCN Việt Nam:
A. Hiến pháp 2013
B. Hiến pháp 2001
C. Hiến pháp 1992
D. Hiến pháp 1980
-
Câu 9:
Theo quy định Hiến pháp Việt Nam 2013, cơ quan nào sau đây có chức năng xét xử:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Cơ quan Tòa án
D. Viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 10:
Chế định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật hôn nhân và gia đình
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
-
Câu 11:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp):
A. Phương pháp định nghĩa
B. Phương pháp bắt buộc
C. Phương pháp quyền uy
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 12:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu
B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
C. Do Chủ tịch nước giới thiệu
D. Do Chính phủ bầu
-
Câu 13:
Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan hành chính Nhà nước:
A. Bộ Khoa học công nghệ.
B. Bộ Nội vụ
C. Bộ Tài nguyên môi trường
D. Tòa án nhân dân tối cao
-
Câu 14:
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp là cơ quan nào:
A. Chủ tịch nước
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 15:
Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính:
A. UBND các cấp
B. Chính phủ
C. Các Bộ
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 16:
Chế định “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” thuộc ngành luật nào:
A. Luật hành chính
B. Luật dân sự
C. Luật quốc tế
D. Luật nhà nước (Luật hiến pháp)
-
Câu 17:
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013:
A. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lợi của nhân dân Thủ đô Hà Nội
B. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lợi của nhân dân cả nước
C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lợi của nhân dân địa phương nơi đại biểu được bầu ra
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 18:
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013 và Luật tổ chức Tòa án thì Tòa án nhân dân có mấy cấp?
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
-
Câu 19:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Chủ tịch nước Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra
C. Do nhân dân bầu và Quốc hội phê chuẩn
D. Do Chính phủ bầu ra
-
Câu 20:
Nếu không có kỳ họp bất thường, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013, mỗi năm Quốc hội Việt Nam có mấy kỳ họp:
A. 1 kỳ
B. 2 kỳ
C. 3 kỳ
D. Không có quy định phải triệu tập mấy kỳ họp
-
Câu 21:
Cơ quan nào sau đây có chức năng truy tố ai đó ra trước pháp luật:
A. Cơ quan Viện kiểm sát
B. Cơ quan cảnh sát nhân dân
C. Cơ quan công an nhân dân
D. Tòa án nhân dân các cấp
-
Câu 22:
Theo quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, muốn tham gia ứng cử, ngoài các điều kiện khác, về độ tuổi được quy định:
A. Từ đủ 18 tuổi
B. Từ đủ 21 tuổi
C. Không quy định độ tuổi chung mà quy định theo các dân tộc khác nhau
D. Không quy định về độ tuổi cụ thể mà quy định theo giới tính
-
Câu 23:
Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính:
A. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
B. Chính phủ
C. Hội đồng nhân dân các cấp
D. Trường Đại học Điện lực
-
Câu 24:
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương:
A. Đại diện cho quyền lợi nhân dân địa phương nơi được bầu ra
B. Đại diện cho quyền lợi của nhân dân cả nước
C. Đại diện cho quyền lợi của nhân dân cả nước và đại diện cho quyền lợi của nhân dân địa phương nơi được bầu ra
D. Đại diện cho UBND địa phương
-
Câu 25:
Xét về độ tuổi, người có Năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi:
A. Dưới 21 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
C. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
D. Dưới 18 tuổi
-
Câu 26:
Xét về độ tuổi, người không có Năng lực hành vi dân sự khi:
A. Dưới 18 tuổi
B. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
C. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
D. Từ 0 tuổi đến dưới 6 tuổi
-
Câu 27:
Chế định “Giao dịch dân sự” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật hình sự
C. Ngành luật hành chính
D. Ngành luật dân sự
-
Câu 28:
Chế định “Tài sản và quyền sở hữu” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật hôn nhân và gia đình
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật dân sự
-
Câu 29:
Người nghiện ma túy hoặc các chất kích khác bị hạn chế Năng lực hành vi dân sự, khi:
A. Bị công an hạn chế Năng lực hành vi dân sự
B. Bị tòa án tuyên bố hạn chế Năng lực hành vi dân sự
C. Bị viện kiểm sát hạn chế Năng lực hành vi dân sự
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 30:
Tài sản theo ngành luật dân sự bao gồm:
A. Vật; Tiền
B. Giấy tờ có giá; Các quyền tài sản
C. Vật; tiền, giấy tờ có giá; các quyền tài sản.
D. Tất cả các đáp án đều sai
-
Câu 31:
Xét về độ tuổi, người có Năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
A. Từ đủ 16 tuổi
B. Từ đủ 18 tuổi
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Từ đủ 25 tuổi
-
Câu 32:
Tòa án nào có quyền xét xử tội phạm và tuyên bản án hình sự:
A. Tòa kinh tế
B. Tòa hình sự
C. Tòa hành chính
D. Tòa dân sự, tòa hành chính
-
Câu 33:
Tùy theo mức độ phạm tội, tội phạm hình sự được chia thành các loại:
A. Tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng.
B. Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D. Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
-
Câu 34:
Chế định “Xóa án tích” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật đất đai
B. Ngành luật quốc tế
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật hình sự
-
Câu 35:
Trong trách nhiệm hình sự, xét về độ tuổi:
A. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
-
Câu 36:
Khung hình phạt tương ứng với các mức độ tội phạm:
A. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình
B. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình
C. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình
-
Câu 37:
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là:
A. Người từ đủ 12 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
B. Người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
C. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
D. Người từ đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
-
Câu 38:
Khung hình phạt tương ứng với các mức độ tội phạm:
A. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm
B. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm
C. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm
-
Câu 39:
Trong các hình phạt của trách nhiệm hình sự:
A. Trục xuất là hình phạt chính
B. Trục xuất là hình phạt bổ sung
C. Trục xuất vừa là hình thức xử phạt chính vừa là hình thức xử phạt bổ sung
D. Tất cả các đáp án đều sai
-
Câu 40:
Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm:
A. Tính nguy hiểm cho xã hội; Tính phải chịu hình phạt
B. Tính có lỗi của tội phạm; Tính trái pháp luật hình sự
C. Tính nguy hiểm cho xã hội, Tính trái pháp luật hình sự
D. Tính nguy hiểm cho xã hội; Tính phải chịu hình phạt, Tính có lỗi của tội phạm; Tính trái pháp luật hình sự