1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra.
C. Quyền lực nhà nước được phân chia cho người đứng đầu nhà nước theo phương thức thừa kế và một CQNN khác.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể gồm những người quý tộc và được hình thành do thừa kế.
-
Câu 2:
Trong nhà nước quân chủ chuyên chế:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một một cơ quan tập thể và do bầu cử mà ra.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về một người và được hình thành theo phương thức thừa kế.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể, được hình thành theo phương thức thừa kế.
-
Câu 3:
Nhà nước quân chủ là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước hay thuộc về một tập thể, và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 4:
Tên gọi nào không phải là tên gọi bộ của bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. Bộ thủy lợi
B. Bộ viễn thông
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 5:
Quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, ngoài các điều kiện khác, muốn tham gia ứng cử, phải:
A. Từ đủ 15 tuổi
B. Từ đủ 18 tuổi
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Từ đủ 25 tuổi
-
Câu 6:
Kiểu nhà nước nào có sử dụng phương pháp thuyết phục để cai trị và quản lý xã hội:
A. Nhà nước XHCN
B. Nhà nước XHCN và nhà nước tư sản
C. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến
D. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản, nhà nước phong kiến và nhà nước chủ nô
-
Câu 7:
Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam:
A. Pháp lệnh
B. Luật
C. Hiến pháp
D. Nghị quyết
-
Câu 8:
Trong Tuyên ngôn ĐCS của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói trên muốn chỉ ai?
A. Các nhà làm luật
B. Quốc hội, nghị viện
C. Nhà nước, giai cấp thống trị
D. Chính phủ
-
Câu 9:
Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự đầy đủ:
A. Từ đủ 16 tuổi
B. Từ đủ 18 tuổi
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Từ đủ 25 tuổi
-
Câu 10:
Chế tài của QPPL là:
A. Hình phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Những hậu quả pháp lý bất lợi có thể áp dụng đối với người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của QPPL.
C. Biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với người vi phạm pháp luật.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 11:
Loại nguồn được công nhận trong HTPL Việt Nam:
A. VBPL
B. VBPL và tập quán pháp
C. VBPL, tập quán pháp và tiền lệ pháp
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 12:
Người bị mất NLHV dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác:
A. Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHV dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định
B. Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHV dân sự kể cả khi chưa có kết luận của tổ chức giám định.
C. Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 13:
Chế định “Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật đất đai
C. Ngành luật hành chính
D. Ngành luật tố tụng hình sự
-
Câu 14:
Chế định “Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật tố tụng hình sự
C. Ngành luật đất đai
D. Ngành luật lao động
-
Câu 15:
Chế định “Người tham gia tố tụng” thuộc ngành luật:
A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật nhà nước (ngành luật nhà nước)
C. Ngành luật tố tụng hình sự
D. Ngành luật quốc tế
-
Câu 16:
Chế định “Thủ tục giám đốc thẩm” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
B. Ngành luật tố tụng dân sự
C. Ngành luật đất đai
D. Ngành luật kinh tế
-
Câu 17:
Đâu là đặc điểm của nhà nước đơn nhất:
A. Có chủ quyền chung, các bộ phận hợp thành các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng.
B. Có một hệ thống CQNN từ trung ương đến địa phương
C. Có một HTPL thống nhất; Công dân có một quốc tịch
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 18:
Về mặt cấu trúc, mỗi một QPPL:
A. Chỉ cần có một trong ba bộ phận nêu trên
B. Phải có ít nhất hai bộ phận trong ba bộ phận nêu trên
C. Phải có cả ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài
D. Cả A, B và C đều sai.
-
Câu 19:
Trong quá trình tố tụng:
A. Chỉ có vụ án dân sự mới có giai đoạn khởi tố
B. Chỉ có vụ án hình sự mới có giai đoạn khởi tố
C. Cả vụ án dân sự và cả vụ án hình sự đều phải trải qua giai đoạn khởi tố
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 20:
Các đặc điểm, thuộc tính của một ngành luật:
A. Là một tiểu hệ thống lớn nhất của HTPL của một quốc gia
B. Mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực QHXH nhất định có tính đặc thù
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 21:
Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là:
A. Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất và nô lệ.
B. Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất.
C. Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
D. Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
-
Câu 22:
Cơ sở xã hội, cơ cấu giai cấp của nhà nước XHCN, bao gồm:
A. Hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do khác.
B. Kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính, ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân
C. Hai giai cấp chính là tư sản và vô sản, ngoài ra còn có giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức…
D. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-
Câu 23:
Thẩm quyền cho phép gia nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam:
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch UBND tỉnh
C. Chủ tịch UBND huyện
D. Chủ tịch UBND xã
-
Câu 24:
Cơ quan lập pháp của các nước trên thế giới:
A. Chỉ có cơ cấu một viện
B. Có cơ cấu hai viện
C. Có thể có cơ cấu một viện hoặc hai viện
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 25:
Các quyết định ADPL được ban hành:
A. Luôn luôn phải theo một thủ tục chặt chẽ với đầy đủ các bước, các giai đoạn rõ ràng, cụ thể.
B. Thông thường là phải theo một thủ tục chặt chẽ với đầy đủ các bước, các giai đoạn rõ ràng, cụ thể, nhưng đôi khi cũng được ban hành chớp nhoáng không có đầy đủ các bước để giải quyết công việc khẩn cấp.
C. Một cách chớp nhoáng không có đầy đủ các bước, các giai đoạn và không theo một trình tự nhất định.
D. Cả A, B và C
-
Câu 26:
Quyết định ADPL:
A. Phải được ban hành kịp thời.
B. Phải đúng hình thức pháp lý và đúng mẫu quy định.
C. Nội dung phải cụ thể, lời văn phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
D. Cả A, B và C
-
Câu 27:
Nguyên nhân của vi phạm pháp luật:
A. Hoạt động thù địch của các lực lượng phản động
B. Những thiếu sót trong hoạt động quản lý của nhà nước
C. Tồn tại số ít người bẩm sinh có xu hướng tự do vô tổ chức
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 28:
Nhóm thành phố nào sau đây có cùng cấp hành chính với nhau:
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Đà Nẵng
B. Cần Thơ, Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng
C. Nha Trang, Vinh, Huế, Đà Lạt, Biên Hòa
D. Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
-
Câu 29:
Cơ quan nào là CQNN:
A. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
B. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
C. Hội cựu chiến binh Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 30:
Các đặc trưng, dấu hiệu cơ bản của nhà nước:
A. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; thực hiện các hoạt động kinh tế.
B. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; quy định các loại thuế; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
C. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ; quyền ban hành pháp luật; quy định các loại thuế; có chủ quyền quốc gia.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 31:
Nhà nước nào sau đây không phải là nhà nước XHCN:
A. B. C. D.
A. Cuba
B. Trung Quốc
C. Lào
D. Nga
-
Câu 32:
Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, người được bầu vào chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, có nhiệm kỳ:
A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D. 6 năm
-
Câu 33:
Đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước:
A. Một dân tộc
B. Lãnh thổ độc lập
C. Có chủ quyền quốc gia
D. Một HTPL
-
Câu 34:
Kiểu nhà nước nào tồn tại hai giai đoạn lịch sử phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước là phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền:
A. Nhà nước XHCN
B. Nhà nước tư sản
C. Nhà nước phong kiến
D. Nhà nước chủ nô
-
Câu 35:
Nhà nước nào sau đây có chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị, quân chủ lập hiến):
A. Anh quốc
B. Nhật Bản
C. Nauy
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 36:
Nhà nước cộng hòa dân chủ là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được bầu cử suốt đời.
B. Pháp luật quy định quyền bầu cử cho công dân để thành lập cơ quan quyền lực nhà nước tối cao có nhiệm kỳ trong thời hạn nhất định.
C. Quyền lực nhà nước tối cao chỉ thuộc về một cá nhân và được hình thành bằng phương thức bầu cử.
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 37:
Tên gọi nào là tên gọi bộ của bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. Bộ bưu chính viễn thông
B. Bộ nông nghiệp
C. Bộ tài nguyên và môi trường
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 38:
Theo quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, muốn tham gia bầu cử, ngoài các điều kiện khác, về độ tuổi được quy định:
A. Từ đủ 18 tuổi
B. Không quy định độ tuổi chung mà quy định theo các dân tộc khác nhau
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Không quy định về độ tuổi cụ thể mà quy định theo giới tính
-
Câu 39:
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, độ tuổi nhỏ nhất phải chịu trách nhiệm hình sự là:
A. Từ đủ 6 tuổi
B. Từ đủ 14 tuổi
C. Từ đủ 16 tuổi
D. Từ đủ 18 tuổi
-
Câu 40:
Phương pháp cai trị dân chủ trong chế độ chính trị tồn tại trong:
A. Kiểu nhà nước XHCN; Kiểu nhà nước tư sản
B. Kiểu nhà nước phong kiến
C. Kiểu nhà nước chủ nô
D. Cả A, B và C đều đúng