1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?
A. Là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước
B. Là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật
D. Tất cả những nhận định trên đều đúng
-
Câu 2:
Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. Chỉ bị áp dụng hình phạt tử hình
B. Chỉ bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
C. Chỉ bị phạt tiền
D. Có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài nêu trên
-
Câu 3:
Biện pháp chế tài nào sau đây không phải là chế tài hình sự?
A. Phạt tù có thời hạn
B. Phạt tù chung thân
C. Phạt tiền
D. Buộc thôi việc
-
Câu 4:
Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. Chỉ bị phạt cảnh cáo
B. Chỉ bị phạt tiền
C. Chỉ bị tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm, giấy phép hành nghề ☺ có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp nêu trên
D. Có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp nêu trên
-
Câu 5:
Biện pháp chế tài nào sau đây không áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính?
A. Cảnh cáo
B. Phạt tiền
C. Cải tạo không giam giữ
D. Tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm, giấy phép hành nghề
-
Câu 6:
Chủ thể vi phạm pháp luật dân sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. Bồi thường thiệt hại
B. Phạt tiền
C. Tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm
D. Tịch thu giấy phép hành nghề
-
Câu 7:
Không thể áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự?
A. Bồi thường thiệt hại về vật chất
B. Bồi thường thiệt hại về tinh thần
C. Công khai xin lỗi
D. Cảnh cáo
-
Câu 8:
Chủ thể vi phạm kỷ luật có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. Chỉ bị buộc thôi việc
B. Chỉ bị hạ bậc lương
C. Chỉ bị cảnh cáo
D. Cả ba biện pháp nêu trên đều có thể bị áp dụng
-
Câu 9:
Cơ sở nào để phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật?
A. Căn cứ vào các chủ thể của pháp luật
B. Chỉ căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó
C. Chỉ căn cứ vào phuơng pháp điều chỉnh của ngành luật đó
D. Phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phuơng pháp điều chỉnh của ngành luật đó
-
Câu 10:
Sự xuất hiện nhà nước ở Việt Nam do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Do sự mâu thuẫn giai cấp sâu sắc đến mức không thể điều hoà được
B. Do sự phát triển của chế độ tư hữu
C. Do yêu cầu phòng chống thiên tai, trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm
D. Chỉ do yêu cầu phòng chống thiên tai
-
Câu 11:
Tìm hiểu bản chất giai cấp của nhà nước là tìm hiểu yếu tố nào sau đây?
A. Nhà nước đó ra đời như thế nào?
B. Nhà nước đó thuộc về giai cấp nào, do giai cấp nào tổ chức lên và phục vụ trước hết lợi ích cho giai cấp nào
C. Nhà nước thuộc kiểu nhà nước nào
D. Tất cả những nhận định trên đều đúng
-
Câu 12:
Sự thống trị gc trong xã hội có nhà nước thể hiện trên lĩnh vực nào sau đây?
A. Chỉ thống trị về kinh tế
B. Chỉ thống trị về chính trị
C. Chỉ thống trị về tư tưởng
D. Thống trị cả ba lĩnh vực nêu trên
-
Câu 13:
Khái niệm “thực hiện pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành xử sự thực tế của các chủ thể pháp luật
B. Là quá trình ban hành các văn bản luật
C. Là quá trình hướng dẫn pháp luật
D. Cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 14:
Khái niệm “tuân thủ pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. Là trường hợp cơ quan có thẩm quyền xây dựng văn bản hướng dẫn các đạo luật của quốc hội.
B. Là trường hợp chủ thể pháp luật thực hiệnc ác nhiệm vụ do pháp luật quy định
C. Là trường hợp chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm
D. Cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 15:
Khái niệm “thi hành pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. Là trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực
B. Là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật
C. Là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Là trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi có sự cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 16:
Khái niệm “sử dụng pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. Là trường hợp chủ thể pháp luật vận dụng pháp luật
B. Là trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật
C. Là trường hợp chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định hoặc cho phép
D. Cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 17:
Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền áp dụng pháp luật?
A. Mọi chủ thể pháp luật
B. Chỉ có chủ thể là tổ chức
C. Chỉ có chủ thể là cá nhân
D. Chỉ có chủ thể là nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền)
-
Câu 18:
Hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất nào sau đây?
A. Là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước
B. Là hoạt động mang tính xã hội
C. Là hoạt động mang tính chất chính trị
D. Cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 19:
Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần tăng cường công tác nào sau đây?
A. Chỉ cần tăng cường công tác lập pháp
B. Chỉ cần tăng cường công tác hành pháp
C. Chỉ cần tăng cường công tác tư pháp
D. Phải tăng cường tất cả các mặt công tác nêu trên
-
Câu 20:
Khái niệm “ý thức pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. Là thái độ của nhà nước đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý
B. Là thái độ, sự đánh giá của con người đối với pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật
C. Là thái độ của các nhà lập pháp đối với pháp luật hiện hành
D. Là thái độ của cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với pháp luật
-
Câu 21:
Tâm lý pháp luật được biẻu hiện dưới hình thức nào sau đây?
A. Là tổng thể các quan điểm, học thuyết về pháp luật
B. Là tổng thể tư tưởng, học thuyết về pháp luật
C. Là ách thức xử sự của con người đối với pháp luật
D. Là tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm của con người dối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác
-
Câu 22:
Một người mang “ý thức pháp luật thông thường” là người đáp ứng điều kiện nào sau đây?
A. Là người có những kiến thức nhất định về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý cụ thể, nhưng kiến thức pháp luật của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật
B. Là người có kiến thức sâu sắc, có tính hệ thống về pháp luật
C. Là người có trình độ cao về pháp luật nhưng chưa đạt đến trình độ để đưa ra được các học thuyết, quan điẻm khoa học về pháp luật
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 23:
Một người có “ý thức pháp luật mang tính lý luận” là người như thế nào?
A. Là người có sự hiểu biết sâu sắc, có tính hệ thống về pháp luật và tồn tại dưới dạng các học thuyết, quan điểm khoa học về pháp luật
B. Là người có những kiến thức nhất định về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý cụ thể, nhưng kiến thức pháp luật của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật
C. Là người có ́ những hiểu biết nhất định về pháp luật và có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số ́ vụ việc pháp lý cụ thể
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 24:
Chủ thể của quyền lực nhà nước là chủ thể nào sau đây?
A. Giai cấp công nhân
B. Nhân dân lao động
C. Giai cấp giữ vị trí thống trị về kinh tế, chính trị và trong nhà nước
D. Các Đảng chính trị
-
Câu 25:
Chủ thể nào sau đây có quyền ban hành pháp luật?
A. Nhà nước
B. Đảng chính trị
C. Mặt trận tổ quốc
D. Tổ chức tôn giáo
-
Câu 26:
Khái niệm “chế độ chính trị” được hiểu như thế nào?
A. Là cơ cấu, tổ chức của các Đảng chính trị trong hệ thống chính trị
B. Là toàn Bộ phương pháp, cách thức, thủ đoạn mà ác cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước
C. Là hoạt động của các Đảng chính trị trong hệ thống chính trị
D. Tất cả những nhận định trên đều đúng.
-
Câu 27:
Trong các nhà nước bóc lột, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây?
A. Duy trì chế độ tư hữ, duy trì quan hệ bóc lột
B. Duy trì chế độ bình đẳng
C. Duy trì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
D. Chỉ duy trì việc thu thuế đối với mọi tổ chức và công dân
-
Câu 28:
Trong nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây?
A. Đại diện cho lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội
B. Bảo vệ lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội
C. Duy trì chế độ dân chủ, bình đẳng trong xã hội, dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
D. Bảo đảm việc thu thuế đối với mọi tổ chức và cá nhân
-
Câu 29:
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Chức năng đối nội mâu thuẫn với chức năng đối ngoại
B. Chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại
C. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau
D. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại độc lập với nhau, không có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau
-
Câu 30:
Chủ thể nào sau đây không thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước?
A. Chính phủ
B. UBND các cấp
C. Bộ khoa học và công nghệ
D. Toà hành chính Toà án nhân dân
-
Câu 31:
Pháp luật và chính trị có mối quan hệ như thế nào?
A. Pháp luật không có quan hệ với chính trị
B. Chính trị luôn có vai trò chỉ đạo đối với pháp luật
C. Chính trị và pháp luật là hai phạm trù đồng nhất với nhau
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 32:
Sự ra đời của nhà nước và pháp luật có mối liên hệ như thế nào?
A. Nhà nước xuất hiện trước khi có sự xuất hiện của pháp luật
B. Pháp luật tồn tại trước khi có nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
C. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xuất hiện đồng thời và do cùng một nguyên nhân
D. Tuỳ từng quốc gia mà nhà nước có trước hoặc pháp luật có trước.
-
Câu 33:
Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp cưỡng chế nhà nước?
A. Phạt tiền do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại
B. Phạt tiền do vi phạm quy định về an toàn giao thông
C. Phạt tiền do vi phạm quy định của Bộ luật hình sự
D. Cả ba biện pháp trên đều là biện pháp cưỡng chế nhà nước
-
Câu 34:
Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình là quan điểm của học thuyết:
A. Mác-Lênin
B. Thần học
C. Gia trưởng
D. Khế ước xã hội
-
Câu 35:
Tổ chức có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính:
A. Hội phụ nữ
B. Mặt trận tổ quốc
C. Công đoàn
D. Nhà nước
-
Câu 36:
Kiểu Nhà nước mà trong đó giai cấp thống trị chiếm đa số trong xã hội:
A. Chủ nô
B. Tư sản
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Phong kiến
-
Câu 37:
Cách thức và trình tự thành lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, đó là:
A. Hình thức chính thể
B. Hình thức cấu trúc nhà nước
C. Chế độ chính trị
D. Hình thức nhà nước
-
Câu 38:
Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất có đặc điểm:
A. Một hệ thống pháp luật
B. Hai hệ thống cơ quan Nhà nước
C. Lãnh thổ có chủ quyền riêng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 39:
Hình thức chính thể nào sau đây không tồn tại chức danh Thủ tướng:
A. Cộng hòa đại nghị
B. Quân chủ lập hiến
C. Cộng hòa Tổng thống
D. Cộng hòa lưỡng tính (hỗn hợp)
-
Câu 40:
Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân là hình thức chính thể của quốc gia:
A. Việt Nam
B. Pháp
C. Đức
D. Nhật