1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Loại hình kinh doanh nào sau đây không phải là loại hình doanh nghiệp?
A. Công ty cổ phần
B. Doanh nghiệp nhà nước
C. Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
D. Liên hiệp hợp tác xã Việt Nam
-
Câu 2:
Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là gì?
A. Cổ đông
B. Cổ tức
C. Cổ phiếu
D. Cổ phần
-
Câu 3:
Tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài không thể thành lập dưới dạng:
A. Công ty cổ phần
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn
C. Công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân
-
Câu 4:
Trường hợp nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Một người tâm thần thực hiện hành vi giết người.
B. Một người 14 tuổi điều khiển xe gắn máy 100cc không bằng lái.
C. Một người thuê mướn trẻ em dưới 15 tuổi làm việc làm công việc phù hợp sức khỏe.
D. Cả a,b,c.
-
Câu 5:
Phương án nào sau đây không thuộc trình tự, thủ tục khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án.
A. Khởi tố vụ án hình sự
B. Điều tra vụ án hình sự.
C. Khiếu nại của người bị hại.
D. Xét xử sơ thẩm án hình sự.
-
Câu 6:
Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa thắng xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do thắng xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
-
Câu 7:
Quản lý hành chính bao gồm các lĩnh vực:
A. Quản lý xã hội thông qua luật
B. Duy trì các hoạt động của xã hội.
C. Hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
D. Hoạt động hành chình và các lĩnh vực chung.
-
Câu 8:
Các dấu hiệu nào sau đây không phải là vi phạm hành chính:
A. Được pháp luật hành chính quy định là phải xử phạtvi phạm hành chính.
B. Vô ý gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng cho xã hội.
C. Vi phạm hành chính là hành vi ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự.
D. Vi phạm hành chính là hành vi trái luật do người có đủ năng lực pháp lý gây ra
-
Câu 9:
Sau khi học tập nghề nghiệp người học có được:
A. Năng lực nghề nghiệp tốt.
B. Năng lực giao tiếp tốt.
C. Nhận thức về nghề nghiệp tốt.
D. Nhận thức về xã hội tốt
-
Câu 10:
Người học sẽ được học lý thuyết và thực hành theo:
A. Tỷ lệ theo qui định.
B. Không theo tỷ lệ.
C. Tùy theo sự bố trí chương trình học tập của các trường.
D. Tùy theo năng lực học tập của học sinh ,sinh viên
-
Câu 11:
Tội phạm là hành vi có lỗi: lỗi là thái độ tâm lý của người đối với hành vi ………. cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
A. Nguy hiểm.
B. Nghiêm trọng.
C. Nặng nề.
D. Trầm trọng.
-
Câu 12:
Hợp đồng kinh tế là sự……… bằng văn bản, tài liệu giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa….
A. Thỏa thuận.
B. Trao đổi.
C. Giao kết.
D. Tin tưởng.
-
Câu 13:
Chức năng đối nội: Là những mặt ………….. của nhà nước trong nội bộ một nước
A. Hoạt động cơ bản
B. Hoạt động chủ yếu
C. Hoạt động cần thiết
D. Hoạt động quan trọng
-
Câu 14:
Hôn nhân chấm dứt do vợ……….: Trường hợp này tài sản thừa kế sẽ được chia theo qui định của pháp luật.
A. Chồng chết.
B. Chồng ly hôn.
C. Chồng ly thân.
D. Chồng quyết định.
-
Câu 15:
Tính giai cấp là mặt ……..thể hiện bản chất của nhà nước.
A. Quyết định
B. Ý chí
C. Cơ bản.
D. Cần thiết.
-
Câu 16:
Các trường hợp cấm kết hôn bao gồm: Những người đang có vợ hoặc có chồng; mất năng lực hành vi ……..; những người có cùng dòng máu trực hệ…..
A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Công dân.
D. Con người.
-
Câu 17:
Quyền lực Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ……… : ……….thiết lập nên Nhà nước bằng bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
A. Nhân dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Người lao động
D. Liên minh công nông.
-
Câu 18:
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam áp dụng hai cấp xét xử: Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.
A. Phúc thẩm.
B. Tái thẩm.
C. Giám đốc thẩm.
D. Tối cao thẩm.
-
Câu 19:
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người ……. về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức.
A. Với người.
B. Với tổ chức.
C. Với vật
D. Với đơn vị.
-
Câu 20:
Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định các quyền cơ bản của công dân gồm: Quyền được sống,…….., được mưu cầu hạnh phúc…..
A. Được tự do.
B. Được sinh hoạt.
C. Được tín ngưỡng.
D. Được ngôn luận.
-
Câu 21:
Trong tất cả các nguồn tạo nên ngành Luật Nhà nước, Hiến pháp là nguồn ………. nhất.
A. Cơ bản.
B. Chủ yếu.
C. Trọng tâm.
D. Quan trọng.
-
Câu 22:
Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động với tư cách là người làm công ăn lương.
A. Làm công
B. Làm việc
C. Làm thuê.
D. Làm thợ.
-
Câu 23:
Đẩy mạnh dạy nghề là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có ………. thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
A. Năng lực
B. Kỹ năng
C. Khả năng
D. Trình độ.
-
Câu 24:
Bộ máy tổ chức Nhà nước được tổ chức từ ………..đến địa phương, thống nhất mọi hoạt động.
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Trung ương
D. Chủ tịch nước
-
Câu 25:
Bản chất của pháp luật thể hiện ở chỗ nó luôn mang tính ………, biểu hiện là nhà nước luôn mang ý chí của giai cấp thống trị để xây dựng luật pháp.
A. Giai cấp
B. Tiên phong
C. Tiến bộ
D. Tiến bộ
-
Câu 26:
Theo LêNin Nhà nước trước hết là một………. đặc biệt tách ra khỏi xã hội để thực hiện quyền lực mang tính cưỡng chế…...
A. Bộ máy
B. Cơ quan
C. Tổ chức.
D. Bộ phận
-
Câu 27:
Theo LêNin Nhà nước trước hết là một………. đặc biệt tách ra khỏi xã hội để thực hiện quyền lực mang tính cưỡng chế…...
A. Bộ máy
B. Cơ quan
C. Tổ chức.
D. Bộ phận
-
Câu 28:
Cơ quan nào có quyền xét xử tội phạm và tuyên bản án hình sự:
A. Tòa kinh tế
B. Tòa hành chính
C. Tòa dân sự
D. Tòa hình sự
-
Câu 29:
Điều 57 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật”, nghĩa là:
A. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ cán bộ, công chức.
C. Mọi công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ đảng viên.
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 30:
Tác dụng của hợp đồng kinh tế:
A. Các bên yên tâm khi giao dịch
B. Cơ sở pháp lý khi các bên giao dịch thương mại.
C. Làm căn cứ để thanh toán tiền và giao hàng.
D. Các phương án trên đều đúng.
-
Câu 31:
Chủ thể của hợp đồng kinh tế bao gồm:
A. Pháp nhân với pháp nhân
B. Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.
-
Câu 32:
Người thừa kế tài sản là:
A. Người đủ 18 tuổi vào thời điểm mở thừa kế
B. Người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
C. Người không có tài sản
D. Là công dân Việt Nam
-
Câu 33:
Sau khi kết hôn, bạn mới nhận thấy mình bị lừa rối thì bạn có quyền yêu cầu gì?
A. Ly hôn
B. Hủy kết hôn trái pháp luật.
C. Xử lý theo luật hình sự vì lý do lừa dối.
D. Vẫn cho hôn nhân tiếp tục
-
Câu 34:
Hai bạn đã đủ tuổi kết hôn nhưng lại không đăng ký kết hôn mà lại "sống thử". Vậy theo pháp luật thì?
A. Hủy hôn nhân trái pháp luật.
B. Không công nhân hôn nhân.
C. Xử phạt hành chính.
D. Pháp luật không tác động.
-
Câu 35:
Một thực khách đến quán ăn dùng bữa đã dựng xe trước cửa quán ăn. Vị khách này đã chủ quan không lấy thẻ giữ xe cũng như chất vấn chủ quán về trách nhiệm trông coi xe. Xe bị kẻ trộm lấy mất và người chủ quán thoái thác trách nhiệm. Trong trường hợp này người chủ quán:
A. Có lỗi cố ý trực tiếp.
B. Có lỗi cố ý gián tiếp.
C. Vô ý vì quá tự tin.
D. Không có lỗi.
-
Câu 36:
Theo quy định chung của pháp luật lao động Việt Nam, xét về độ tuổi:
A. Người sử dụng lao động và người lao động phải từ đủ 15 tuổi.
B. Người sử dụng lao động và người lao động phải từ đủ 18 tuổi
C. Người sử dụng lao động và người lao động phải từ đủ 21 tuổi
D. Người sử dụng lao động phải từ đủ 18 tuổi còn người lao động phải từ đủ 15 tuổi
-
Câu 37:
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2012 đối với các bên tham gia ký hợp đồng lao động là:
A. 18% ( 15%-3%)
B. 20% (16% - 4%)
C. 24% (17% - 7%)
D. 26% (18% - 8%)
-
Câu 38:
Nội dung đầy đủ của hợp đồng lao động bao gồm:
A. Quyền của người sử dụng lao động.
B. Quyền của người lao động.
C. Các chế độ người lao động được hưởng
D. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động theo qui định của pháp luật.
-
Câu 39:
Phương án nào sau đây không thuộc diện người lao động bị sa thải:
A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
B. Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;
C. Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.
D. Người lao động bị bệnh phải điều trị tại bệnh viện thời gian 30 ngày liên tục.