1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tập quán pháp không được thừa nhận tại Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Tiền lệ pháp không được thừa nhận tại Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật duy nhất được thừa nhận tại Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước là quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh mọi quy tắc ứng xử của người dân trong cuộc sống hằng ngày.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Một quy phạm pháp luật bắt buộc phải có ba bộ phận là giả định, quy định, chế tài.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành là văn bản pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Văn bản chứa đựng quy tắc xử sự chung cho mọi người là văn bản quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Mọi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Chỉ có các cơ quan nhà nước mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Hiến pháp và các văn bản dưới luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Văn bản dưới luật là những văn bản pháp luật do Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền ban hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Các văn bản dưới luật có giá trị pháp lý tương đương nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Việc ban hành Luật Thủ Đô thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ là những văn bản luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Văn bản luật là văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Nghị định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Nghị quyết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản luật là Nghị quyết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Nghị quyết do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành là văn bản luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Các quan hệ nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày là quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Mọi quan hệ nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày đều chịu sự chi phối của pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Chỉ quan hệ pháp luật mới mang tính ý chí của chủ thể tham gia.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Nếu không có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì không có quan hệ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Năng lực chủ thể của các cá nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật là giống nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Năng lực pháp luật của các cá nhân khác nhau là không giống nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Năng lực hành vi của các cá nhân khác nhau là không giống nhau tùy thuộc vào độ tuổi của họ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Năng lực hành vi có từ khi cá nhân được sinh ra và chỉ mất đi khi họ đã chết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đủ 18 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có năng lực pháp luật đầy đủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Người dưới 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Người dưới 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự một phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Người bị khiếm thính, khiếm thị là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên bị bệnh tâm thần là người không có năng lực hành vi dân sự.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Tư cách pháp nhân là tư cách con người theo quy định pháp luật của mọi tổ chức được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai