1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương

1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.

1198 câu
43010 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)

Chọn phần

ADSENSE
  • Câu 1:

    Các kiểu nhà nước trong lịch sử có điểm giống nhau như thế nào?


    A. Đều mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội


    B. Đều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu


    C. Đều dựa trên cơ sở chế độ công hữu


    D. Đều có Đảng lãnh đạo 


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

     Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử thường diễn ra như thế nào?


    A. Thường diễn ra bằng con đường thương lượng để giành chı́nh́ quyền


    B. Giai cấp cũ đã lỗi thời thường tự nguyện nhường chính quyền cho giai cấp mới tiến Bộ hơ


    C. Giai cấp mới tiến Bộ phải thường đấu tranh bằng bạo lực cách mạng để giành chính quyền từ tay giai cấp cũ


    D. Cả ba nhận định trên đầu sai


  • Câu 3:

    Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế được hiểu như thế nào?


    A. Toàn Bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tay một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng


    B. Bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có một cơ quan được thành lập theo quy định của hiến pháp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng)


    C. Quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử


    D. Vua (nữ hoàng) không có quyền lực gì mà chỉ là người đại diện về phương diện ngoại giao


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Hình thức chính thể quân chủ hạn chế được hiểu như thế nào?


    A. Toàn Bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tay một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng


    B. Bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có một cơ quan được thành lập theo quy định của hiến phảp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng)


    C. Quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử


    D. Trong chính thể này không có vua (nữ hoàng)


  • Câu 5:

    Hình thức chính thể cộng hoà được hiểu như thế nào?


    A. Là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử


    B. Là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước được trao cho một người đứng đầu theo chế độ thừa kế


    C. Là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử và bên cạnh cơ quan này còn có một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng


    D. Cả ba nhận định trên đều sai


  • Câu 6:

    Hình thức chính thể cộng hoà có bao nhiêu dạng biểu hiện?


    A. Chỉ có chính thể cộng hoà quý tộc


    B. Chỉ có chính thể cộng hoà dân chủ


    C. Có hai loại là chính thể cộng hoà quý tộc và chính thể cộng hoà dân chủ


    D. Chính thể cộng hoà chỉ tồn tại ở nhà nước xã hội chủ nghĩa


  • Câu 7:

    Hình thức cấu trúc nhà nước bao gồm những loại nào?


    A. Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang


    B. Nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và liên minh các nhà nước


    C. Chỉ có nhà nước đơn nhất


    D. Chỉ có nhà nước liên bang


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Như thế nào là nhà nước đơn nhất?


    A. Là nhà nước chỉ có một lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, có một hệ thống pháp luật được áp dụng trên toàn Bộ lãnh thổ quốc gia và có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương


    B. Là nhà nước có nhiều hệ thống pháp luật được áp dụng cho mỗi vùng lãnh thổ khác nhau


    C. Là nhà nước bao gồm nhiều quốc gia thành viên hợp thành trong đó mỗi quốc gia thành viên lại có pháp luật riêng của mình


    D. Cả ba nhận định trên đều sai


  • Câu 9:

    Như thế nào là nhà nước liên bang?


    A. Là nhà nước chỉ có một lãnh thổ toàn vẹn thống nhất


    B. Là nhà nước bao gồm nhiều quốc gia thành viên hợp thành trong đó mỗi quốc gia thành viên lại có pháp luật riêng của mình, đồng thời có một hệ thống pháp luật chung của toàn liên bang


    C. Là nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật được áp dụng chung trong toàn liên bang


    D. Là nhà nước chỉ có một hệ thống cơ quan nhà nước chung cho toàn liên bang


  • Câu 10:

     Bản chất giai cấp của nhà nước được hiểu như thế nào?


    A. Nhà nước là Bộ máy chuyên chính của giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị, nhằm bảo vệ lợi ı́ć h của giai cấp này


    B. Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng nhằm duy trì, bảo vệ trật tự chung của cả cộng đồng


    C. Chỉ có nhà nước bóc lột mới có bản chất giai cấp


    D. Cả ba nhận định trên đều sai 


  • Câu 11:

    Bản chất xã hội của nhà nước được biểu hiện như thế nào?


    A. Nhà nước là một tổ chức xã hội


    B. Nhà nước phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội, duy trì, bảo vệ trật tự xã hội


    C. Nhà nước có tính xã hội vì nhà nước do các thành viên trong xã hội thoả thuận lập ra


    D. Chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa mới mang bản chất xã hội


  • Câu 12:

    Đặc điểm nào sau đây là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước?


    A. Nhà nước ra đời khi có sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân hoá xã hội thành giai cấp


    B. Nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp


    C. Nhà nước luôn mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội


    D. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân


  • Câu 13:

    Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước?


    A. Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, được bảo đảm thực hiện bằng một Bộ máy cưỡng chế đặc thù


    B. Nhà nước có chủ quyền quốc gia


    C. Nhà nước phân chia dân cư căn cứ vào nghề nghiệp và địa vị xã hội của họ


    D. Nhà nước ban hành các thứ thuế và tổ chức việc thu thuế ́ dưới hình thức bắt buộc


  • Câu 14:

    Chức năng của nhà nước được hiểu như thế nào?


    A. Là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ nhà nước đặt ra


    B. Là định hướng phát triển của nhà nước


    C. Là nhiệm vụ của nhà nước được giao


    D. Cả bốn nhận định trên đều sai


  • Câu 15:

    Nhiệm vụ của nhà nước được hiểu như thế nào?


    A. Là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực


    B. Là mục tiêu mà nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ


    C. Chỉ là những mục tiêu trước mắt mà nhà nước cần phải thực hiện


    D. Chỉ là những mục tiêu lâu dài mà nhà nước cần phải thực hiện


  • Câu 16:

     Mối quan hệ giữa chức năng của nhà nước và nhiệm vụ của nhà nước?


    A. Nhiệm vụ của nhà nước là yếu tố quyết định chức năng của nhà nước


    B. Chức năng của nhà nước là yếu tố quyết định nhiệm vụ của nhà nước


    C. Chức năng của nhà nước không phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước


    D. Cả ba nhận định trên đều sai


  • Câu 17:

    Chức năng của nhà nước bao gồm


    A. Chức năng đối nội


    B. Chức năng đối ngoại


    C. Chức năng đề ra đường lối, chính sách


    D. Cả ba nhận định trên đều đúng


  • Câu 18:

    Chức năng của nhà nước được thực hiện bời chủ thể nào?


    A. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân


    B. Được thực hiện bởi các cơ quan trong Bộ máy nhà nước


    C. Được thực hiện bởi nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị


    D. Được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân ở trong nước


  • Câu 19:

    Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng đối ngoại của nhà nước?


    A. Quản lý vĩ mô nền kinh tế


    B. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội


    C. Phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài


    D. Trấn áp những phần tử chống đối


  • Câu 20:

    Nhà nước thực hiện chức năng thông qua các hình thức như thế nào?


    A. Chỉ thông qua hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật (hoạt động lập pháp)


    B. Chỉ thông qua hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật (hoạt động hành pháp)


    C. Chỉ thông qua hoạt động bảo vệ pháp luật (hoạt động tư pháp)


    D. Phải thông qua cả ba hình thức hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp


  • Câu 21:

    Nhà nước thực hiện chức năng bằng các phương pháp như thế nào?


    A. Nhà nước chỉ sử dụng phương pháp cưỡng chế


    B. Nhà nước chỉ sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục


    C. Nhà nước có thể sử dụng cả hai phương pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục


    D. Nhà nước bóc lột thì sử dụng phương pháp cưỡng chế còn nhà nước xã hội chủ nghĩa thì sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục


  • Câu 22:

    Chế độ chính trị được hiểu như thế nào?


    A. Là tổng thể các phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước


    B. Là tất cả các thiết chế chính trị trong xã hội


    C. Là toàn Bộ đường lối, chính sách mà Đảng chính trị cầm quyền đề ra


    D. Là đường lối, chính sách của Đảng đã được nhà nước thể chế hoá thành pháp luật


  • Câu 23:

    Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?


    A. Từ cách mạng tháng tám năm 1945


    B. Từ hiến pháp năm 1959


    C. Từ hiến pháp năm 1980


    D. Từ hiến pháp năm 1992 


  • Câu 24:

    Chức năng kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là gì?


    A. Nhà nước quyết định các chính sách phát triển kinh tế và giao kế hoạch cho từng đơn vị kinh tế


    B. Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, trong đó pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất


    C. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua việc ban hành hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh mà các đơn vị kinh tế phải thực hiện


    D. Tất cả các hoạt động trên đều thuộc chức năng kinh tế của nhà nước


  • Câu 25:

    Hoạt động nào sau đây không thuộc thức năng kinh tế của nhà nước ta?


    A. Nhà nước đầu tư vốn để thành lập các công ty nhà nước nắm các lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế


    B. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế


    C. Nhà nước thông qua cơ quan Toà án để giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại


    D. Nhà nước thực hiện các hoạt động đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế


  • Câu 26:

    Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm các loại cơ quan nhà nước nào?


    A. Cơ quan lập pháp (quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ) và cơ quan xét xử (Toà án)


    B. Cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp


    C. Cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp


    D. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan công tố


  • Câu 27:

    Cơ quan nào sau đây ở nước ta không phải do quốc hội thành lập?


    A. Chính phủ


    B. Viện kiểm sát nhân dân


    C. Toà án nhân dân


    D. Hội đồng nhân dân


  • Câu 28:

    Hoạt động nào sau đây không thuộc chức năng của quốc hội?


    A. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm


    B. Ban hành hiến pháp và các đạo luật


    C. Ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế


    D. Truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án


  • Câu 29:

     Cơ quan nào sau đây không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?


    A. Các bộ, cơ quan ngang bộ


    B. Các cơ quan trực thuộc Chính phủ (văn phòng Chính phủ, các vụ thuộc Chính phủ)


    C. Uỷ ban nhân dân địa phương


    D. Ngân hàng Trung ương


  • Câu 30:

    Cơ quan nào sau đây không nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp?


    A. Uỷ ban nhà nước các cấp


    B. Bộ tài chính


    C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam


    D. Các ngân hàng thương mại nhà nước


  • Câu 31:

    Chủ thể nào sau đây được gọi là cơ quan tư pháp?


    A. Chỉ có Toà án nhân dân mới là cơ quan tư pháp


    B. Chỉ có viện kiểm sát nhân dân mới là cơ quan tư pháp


    C. Chỉ có cơ quan điều tra mới là cơ quan tư pháp


    D. Cơ quan tư pháp gồm: Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án


  • Câu 32:

    Toà án nhân dân có chức năng gì?


    A. Chỉ có chức năng xét xử các vụ án về hình sự


    B. Chỉ có chức năng xét xử các vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, vụ án kinh tế và vụ án lao động


    C. Toà án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao động); những vụ án hành chính và ̀ giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật


    D. Cả ba nhận định trên đều sai.


  • Câu 33:

    Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành luật ở Việt Nam?


    A. Chỉ có quốc hội mới có thẩm quyền ban hành luật 


    B. Quốc hội có quyền ban hành luật ở trung ương và hội đồng nhân dân có quyền ban hành luật ở địa phương


    C. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành luật liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách


    D. Cả ba nhận định trên đều sai


  • Câu 34:

    Tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu như thế nào? 


    A. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm


    B. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thực thi công vụ chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép


    C. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước được phép thực hiện tất cả các hoạt động nếu có lợi cho nhà nước


    D. Cả ba nhận định trên đều sai


  • Câu 35:

     Cơ quan nào sau đây là cơ quan quản lý nhà nước?


    A. Văn phòng quốc hội


    B. Văn phòng chủ tịch nước


    C. Văn phòng Chính phủ


    D. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật


  • Câu 36:

    Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các cấp nào?


    A. Được tổ chức ở bốn cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã


    B. Được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã


    C. Được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện


    D. Được tổ chức ở hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh


  • Câu 37:

    Toà án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?


    A. Được tổ chức ở bốn cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp xã


    B. Được tổ chức ở hai cấp: Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh


    C. Được tổ chức ở ba cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện


    D. Được tổ chức ở hai cấp: Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện 


  • Câu 38:

    Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức ở cấp nào?


    A. Được tổ chức ở bốn cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấ ́p tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và viện kiểm sát nhân dân cấp xã


    B. Được tổ chức ở hai cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh


    C. Được tổ chức ở ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện


    D. Được tổ chức ở hai cấp: viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 


  • Câu 39:

    Hội đồng nhân dân được tổ chức ở cấp nào? 


    A. Được tổ chức ở bốn cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã


    B. Được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã


    C. Được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện


    D. Được tổ chức ở hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh 


  • Câu 40:

    Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân có quan hệ như thế nào?


    A. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân


    B. Uỷ ban nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của hội đồng nhân dân


    C. Hội đồng nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của uỷ ban nhân dân


    D. Cả ba nhận định trên đều sai


ZUNIA9