1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, đó chính là:
A. Quy phạm pháp luật
B. Chế định pháp luật
C. Ngành luật
D. Hệ thống pháp luật
-
Câu 2:
Các trường hợp chiếm hữu nào sau đây là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
A. Chiếm hữu vật đánh rơi không khai báo
B. Chiếm hữu của chủ sở hữu vật
C. Chiếm hữu do chủ sở hữu vật uỷ quyền
D. Chiếm hữu thông qua việc thuê vật của chủ sở hữu
-
Câu 3:
Các trường hợp quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế:
A. Bán vật là di tích lịch sư
B. Bán vật đang thế chấp
C. Bán vật đang cầm cố
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật về thừa kế:
A. Vợ của người chết
B. Con nuôi của người chết
C. Em ruột của người chết
D. Câu a và b đều đúng
-
Câu 5:
Người không được thừa kế di sản là:
A. Người tâm thần
B. Người chết cùng thời điểm với người để di sản thừa kế
C. Người chưa thanh niên
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Hành vi phạm tội nào sau đây không bị xem là tội phạm:
A. Không đăng ký tạm trú, tạm vắng
B. Trộm cắp tài sản công dân
C. Đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng
D. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Câu 7:
Độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ:
A. 12 tuổi
B. 14 tuổi
C. 16 tuổi
D. 18 tuổi
-
Câu 8:
Quan hệ pháp luật hình sự là:
A. Quan hệ phát sinh khi có hành vi phạm tội
B. Quan hệ phát sinh giữa người phạm tội với người bị hại
C. Quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm xảy ra
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Hình phạt chính áp dụng trong xử phạt hành chính:
A. Cảnh cáo và phạt tiền
B. Phạt tiền và tịch thu tang vật
C. Cảnh cáo và trục xuất ra khỏi lãnh thổ
D. Tước quyền sử dụng giấy phép
-
Câu 10:
Cơ quan được xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động xét xử của Tòa án:
A. Tòa án
B. Công an
C. Viện kiểm sát
D. Cơ quan thanh tra Nhà nước
-
Câu 11:
Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:
A. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử
B. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp
C. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp
D. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc
-
Câu 12:
Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ:
A. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp
B. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác
C. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp
D. Cả a,b,c
-
Câu 13:
Chủ quyền quốc gia là:
A. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội
B. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại
C. Quyền ban hành văn bản pháp luật
D. Cả a,b,c
-
Câu 14:
Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:
A. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
B. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia
C. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao
D. Cả a,b,c
-
Câu 15:
Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ...... kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là .............
A. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
B. 4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
C. 4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản - XHCN
D. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN
-
Câu 16:
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp
B. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
C. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp
D. Cả a,b,c
-
Câu 17:
Nhà nước là:
A. Một tổ chức xã hội có giai cấp
B. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia
C. Một tổ chức xã hội có luật lệ
D. Cả a,b,c
-
Câu 18:
Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ............ khía cạnh; đó là ...................
A. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
B. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
C. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
D. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
-
Câu 19:
Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
A. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Cả hai câu trên đều sai
-
Câu 20:
Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:
A. Giả định, quy định, chế tài
B. Chủ thể, khách thể
C. Mặt chủ quan, mặt khách quan
D. b và c
-
Câu 21:
Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:
A. Phân quyền
B. Phân công, phân nhiệm
C. Phân công lao động
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
-
Câu 23:
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ............ hình thức pháp luật, đó là ..................
A. 4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
B. 3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
C. 2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
D. 1 – văn bản quy phạm pháp luật
-
Câu 24:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...........................
A. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
B. Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
C. Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
D. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội
-
Câu 25:
Chế tài có các loại sau:
A. Chế tài hình sự và chế tài hành chính
B. Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
C. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
D. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc
-
Câu 26:
Tập quán pháp là:
A. Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật
B. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật
C. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật
D. Cả a,b,c
-
Câu 27:
Cơ quan thường trực của Quốc hội là:
A. Hội đồng dân tộc
B. Ủy ban Quốc hội
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 28:
Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài:
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật
-
Câu 29:
“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Bộ phận giả định là:
A. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa về dịch vụ
B. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng
C. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
D. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
-
Câu 30:
Tư cách thể nhân không được công nhận cho:
A. Những người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam
B. Người chưa trưởng thành
C. Người chưa trưởng thành
D. Tất cả đều sai
-
Câu 31:
Năng lực của chủ thể bao gồm:
A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
B. Năng lực pháp luật và năng lực công dân
C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức
D. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức
-
Câu 32:
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:
A. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
B. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao
C. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao
D. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng
-
Câu 33:
Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:
A. Trách nhiệm hành chính
B. Trách nhiệm hình sự
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
-
Câu 34:
Chọn nhận định sai:
A. Phó thủ tướng không nhất thiết phải là Đại biểu quốc hội
B. Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra
C. Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổi
D. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi
-
Câu 35:
Trong quan hệ mua bán, khách thể là:
A. Trong quan hệ mua bán, khách thể là:
B. Quyền sở hữu số tiền của người bán
C. Căn nhà, số tiền
D. A và B đúng
-
Câu 36:
Quy định thường gặp trong pháp luật hành chính:
A. Quy định dứt khoát
B. Quy định dứt khoát
C. Quy định giao quyền
D. Tất cả đều sai
-
Câu 37:
Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
-
Câu 38:
Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật:
A. Công bố Luật, Pháp lệnh
B. Thực hiện các chuyến công du ngoại giao
C. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
D. Quyền ân xá
-
Câu 39:
Quyền công tố trước tòa là:
A. Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật
B. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân
C. Quyền xác định tội phạm
D. Cả a, b, c
-
Câu 40:
Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua:
A. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ
B. Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước
C. Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước
D. Cả a, b, c