1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi các Bộ phận nào?
A. Chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “quy định” và “chế tài”
B. Chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “giả định” và “chế tài”
C. Chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “giả định” và “quy định”
D. Phải gồm ba Bộ phận là “giả định”, “quy định” và “chế tài”
-
Câu 2:
Bộ phận “giả định” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?
A. Xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật
B. Xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C. Xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên
-
Câu 3:
Bộ phận “quy định” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?
A. ác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật
B. Xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C. Xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên
-
Câu 4:
Bộ phận “chế tài” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?
A. ác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật
B. Xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C. Xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên
-
Câu 5:
Quy phạm pháp luật bao gồm những loại nào?
A. Chỉ có một loại là “quy phạm bắt buộc”
B. Chỉ có một loại là “quy phạm cấm đoán”
C. Chỉ có một loại là “quy phạm lựa chọn”
D. Có thể bao gồm tất cả các loại quy phạm nêu trên
-
Câu 6:
“Quy phạm bắt buộc” là quy phạm như thế nào?
A. Là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B. Là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C. Là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó
D. Cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 7:
“Quy phạm cấm đoán” là quy phạm như thế nào?
A. Là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B. Là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C. Là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 8:
Chế tài của quy phạm pháp luật bao gồm những loại nào?
A. Chỉ có một loại “chế tài hình sự”
B. Chỉ có một loại “chế tài vật chất”
C. Chỉ có một loại “chế tài kỷ luật”
D. Có cả ba loại chế tài nêu trên
-
Câu 9:
“Chế tài hình sự” được hiểu như thế nào?
A. Là biện pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự
B. Là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể được quy định trong tất cả các văn bản pháp luật
C. Là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể được quy định trong tất cả các đạo luật do quốc hội ban hành
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 10:
“Chế tài hình sự” được áp dụng đối với loại vi phạm pháp luật nào?
A. Được áp dụng đối với tất cả các loại vi phạm pháp luật
B. Chỉ được áp dụng đối với vi phạm pháp luật là tội phạm
C. Được áp dụng đối với tội phạm và vi phạm hành chính
D. Chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính
-
Câu 11:
Biện pháp nào sau đây không phải là chế tài hình sự?
A. Bồi thường thiệt hại
B. Phạt tiền
C. Cải tạo không giam giữ
D. Phạt tù
-
Câu 12:
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có điều kiện gì?
A. Chỉ cần có chủ thể tham gia quan hệ và chủ thể đó có đủ năng lực chủ thể
B. Chỉ cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh
C. Chỉ cần có sự kiện pháp lý
D. Phải có đủ cả ba điều kiện trên
-
Câu 13:
Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
A. Là tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
B. Là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật, trong đó phải có ít nhất một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật, tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Bất kỳ nời nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật
-
Câu 14:
“Năng lực chủ thể” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. Chỉ cần có năng lực pháp luật là có đủ năng lực chủ thể
B. Chỉ cần có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể
C. Chỉ cần có năng lực pháp luật hoặc có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể
D. Phải có đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi mới có đủ năng lực chủ thể
-
Câu 15:
“Năng lực pháp luật” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó
B. Là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
C. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia và ̀o quan hệ pháp luật đó
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 16:
“Năng lực hành vi” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó
B. Là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
C. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 17:
“Năng lực pháp luật” của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào quan điểm đạo đức
B. Phụ thuộc vào phong tục tập quán
C. Phụ thuộc vào trình độ văn hoá
D. Phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
-
Câu 18:
Năng lực hành vi” của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
B. Phụ thuộc vào truyền thống văn hoá dân tộc của từng quốc gia
C. Phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, trình độ của chủ thể
D. Phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của chủ thể
-
Câu 19:
Căn cứ vào cách quy định quyền và nghĩa vụ thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào?
A. Chỉ có một loại là quan hệ pháp luật song vụ
B. Chỉ có một loại là quan hệ pháp luật đơn vụ
C. Có cả hai loại là quan hệ pháp luật song vụ và quan hệ pháp luật đơn vụ
D. Có ba loại là quan hệ pháp luật song vụ, quan hệ pháp luật đơn vụ và quan hệ pháp luật mà không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
-
Câu 20:
Căn cứ vào cơ cấu chủ thể thì quan hệ pháp lụat bao gồm những loại nào?
A. Chỉ có một loại là quan hệ pháp luật song phương (hai bên)
B. Chỉ có một loại là quan hệ pháp luật đa phương (nhiều bên)
C. Có cả hai loại là quan hệ pháp luật song phương và quan hệ pháp luật đa phương
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 21:
“Quan hệ pháp luật song vụ” được hiểu như thế nào?
A. Là chỉ có hai bên chủ thể tham gia quan hệ đó
B. Là quan hệ pháp luật mà tất cả các bên tham gia quan hệ đều có quyền và nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên tương xứng với nhau
C. Là quan hẹ pháp luật chỉ có hai bên chủ thẻ trong đó chỉ một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ
D. Là quan hệ pháp luật có ba chủ thể tham gia trong đó có một bên có quyền và hai bên có nghĩa vụ
-
Câu 22:
Quan hệ pháp luật nào sau đây là “quan hệ pháp luật đơn vụ”?
A. Quan hệ bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm
B. Quan hệ mua bán hàng hoá giữa người mua và người bán
C. Quan hệ pháp luật giáo dục giữa người học và giáo viên
D. Cả ba loại quan hệ trên đều là quan hệ pháp luật đơn vụ
-
Câu 23:
Căn cứ vào tư cách chủ thể thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào?
A. Chỉ có một loại là quan hệ bình đẳng
B. Chỉ có một loại là quan hệ bất bình đẳng
C. Có hai loại là quan hệ bình đẳng và quan hệ bất bình đẳng
D. Có ba loại là quan hệ bình đẳng, quan hệ bất bình đẳng và quan hệ nội bộ
-
Câu 24:
Quan hệ pháp luật nào sau đây là quan hệ có tính chất mệnh lệnh?
A. Quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
B. Quan hệ tặng cho tài sản
C. Quan hệ tặng cho tài sản
D. Quan hệ về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-
Câu 25:
Trong các quan hệ pháp luật sau đây, quan hệ nào là quan hệ pháp luật dân sự?
A. Quan hệ về cấp giấy đăng ký kết hôn
B. Quan hệ về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
C. Quan hệ về xử phạt vi phạm hành chính
D. Quan hệ về kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước
-
Câu 26:
Quan hệ pháp luật nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính?
A. Quan hệ về tuyển dụng và sử dụng lao động vào làm việc trong các qơ quan nhà nước theo chế độ hợp đồng lao động
B. Quan hệ về kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật
C. Quan hệ về giải quyết tranh chấp về hợp đòng lao động
D. Cả ba loại quan hệ nêu trên đèu không phải là quan hệ pháp luật hành chính.
-
Câu 27:
Công dân a có hành vi cố ý gây thương tích, người bị gây thương tích là công dân b. Công dân a (bị cáo) đã bị truy tố ra Toà án để xét xử. Xác định chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án nêu trên?
A. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước và bị cáo a
B. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là bị cáo a và người bị hại b
C. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước, bị cáo a và người bị hại b
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 28:
Doanh nghiệp a và doanh nghiệp b ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau. Doanh nghiệp a vi phạm hợp đồng. Doanh nghiệp b đã khởi kiện ra Toà án để yêu cầu Toà bảo vệ quyền lợi cho mình. Toà án đã xét xử vụ kiện và quyết định doanh nghiệp a phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp b số tiền là 100 triệu đồng. Xác định biện pháp bồi thường thiệt hại nêu trên là loại chế tài pháp luật gì?
A. Là chế tài kỷ luật
B. Là chế tài hành chính
C. Là chế tài dân sự
D. Là chế tài hính sự
-
Câu 29:
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể nào?
A. Giữa người phạm tội và người bị hành vi phạm tội xâm hại (người bị hại)
B. Giữa nhà nước và người phạm tội
C. Giữa nhà nước, kẻ phạm tội và người bị hại
D. Giữa nhà nước và ̀ người bị hại được pháp luật hình sự bảo vệ.
-
Câu 30:
Nguồn của pháp luật bao gồm những loại nguồn nào?
A. Chỉ có “tập quán pháp” mời là nguồn của pháp luật
B. Chỉ có “tiền lệ pháp” mới là nguồn của pháp luật
C. Chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn của pháp luật
D. Tuỳ theo từng quốc gia mà có thể bao gồm cả ba loại nguồn pháp luật nêu trên
-
Câu 31:
Văn bản nào sau đây không phải là nguồn của pháp luật ở Việt Nam?
A. Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
B. Nghị định của Chính phủ
C. Bản án, quyết định của Toà án nhân dân
D. Quyết định của uỷ ban nhân dân
-
Câu 32:
Loại văn bản nào sau đây là “văn bản pháp luật”?
A. Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
B. Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
C. Nghị định của Chính phủ
D. Quyết định của thủ tướng Chính phủ
-
Câu 33:
Loại văn bản nào sau đây là “văn bản dưới luật”?
A. Luật doanh nghiệp năm 2005
B. Nghị quyết của uỷ ban thường vụ quốc hội
C. Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
D. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
-
Câu 34:
Uỷ ban nhân dân địa phương có quỳen ban hành loại văn bản pháp luật nào?
A. Được ban hành tất cả các loại văn bản pháp luật để áp dụng ở địa phương
B. Chỉ được ban hành quyết định
C. Được ban hành nghị định và quyết định
D. Chỉ được ban hành nghị quyết
-
Câu 35:
Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh và quyết định của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn?
A. Nghị quyết của hội đồng nhân dân
B. Quyết định của uỷ ban nhân dân
C. Hai văn bản có hiệu lực pháp lý ngang nhau
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 36:
Hiệu lực pháp lý của “đạo luật” và “Bộ luật” được xác định như thế nào?
A. Bộ luật có hiệu lực pháp lý cao hơn so với đạo luật
B. Đạo luật có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Bộ luật
C. Cả hai loại văn bản đều có hiệu lực pháp lý ngang nhau
D. Cả hai loại văn bản đều có hiệu lực pháp lý cao hơn so với hiến pháp
-
Câu 37:
Văn bản nào sau đây là văn bản áp dụng pháp luật?
A. Bộ luật dân sự năm 2005
B. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
C. Pháp lệnh xử lý các vi phạm hành chính
D. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
-
Câu 38:
Khái niệm “hệ thống pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. Là tất cả các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành
B. Là tổng hợp các quy phạm pháp luật trong cùng một ngành luật
C. Là tổng hợp các quy phạm pháp luật trong cùng một chế định pháp luật
D. Là tổng hợp các quy phạm pháp luật có mối quan hệ thống nhất, nội tại với nhau được sắp xếp theo một chỉnh thể gồm các ngành luật, các chế định pháp luật, phù hợp với tính chất, nội dung của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh
-
Câu 39:
Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện cảu hệ thống pháp luật là gì?
A. Chỉ cần đáp ứng một tiêu chuẩn là “tính toàn diện”
B. Chỉ cần đáp ứng một tiêu chuẩn là “tính khách quan”
C. Chỉ cần đáp ứng một tiêu chuẩn là “tính thống nhất, khoa học”
D. Phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn là: tính toàn diện, tính khách quan, tính thống nhất, khoa học và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật lập pháp
-
Câu 40:
Bản chất của trách nhiệm pháp lý được hiểu như thế nào?
A. Là sự thực hiện chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật khi chủ thể đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
B. Là sự phu ̣c ḥ ồi lại tình trang ban đầu trước khi hành vi vi phạm pháp luật thực hiện
C. Chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm pháp luật
D. Cả ba nhận định trên đều đúng