1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp một khoản tiền tạm ứng phí phá sản theo quy định của tòa án, trừ người nộp đơn là:
A. Chủ nợ không có bảo đảm
B. Đại diện người lao động
C. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Giải thể và phá sản giống nhau ở chổ:
A. Thanh toán nợ
B. Chấm dứt sự tồn tại của Doanh nghiệp
C. Tiến hành các thủ tục theo quy định
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Kể từ ngày cuối cùng đang báo về quyết định của tòa án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án trong thời gian:
A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 45 ngày
D. 60 ngày
-
Câu 4:
Phân lọai phá sản dựa vào nguyên nhân có thể chia thành hai lọai nào:
A. Phá sản trung thực, phá sản tự nguyện
B. Phá sản trung thực, phá sản gian trá
C. Phá sản trung thực, phá sản bắt buộc
D. Phá sản tự nguyện, phá sản bắt buộc
-
Câu 5:
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thì:
A. Chắc chắn bị phá sản
B. Không bị phá sản
C. Chưa hẳn bị phá sản, nó chỉ bị coi là phá sản khi tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Ai là người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
1. Chủ doanh nghiệp
2. Đai diện người lao động hoặc đại diện công đoàn
3. Cổ đông công ty cổ phần
4. Đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp, Hợp tác xã
A. 1 và 2
B. 1 và 4
C. 1 và 3
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Các giao dịch của Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời ba tháng trước ngày tòa án thu lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản coi là vô hiêu:
A. Tặng, cho bất động sản, động sản cho người khác
B. Thanh tóan các khoan nợ chưa đến hạn
C. Thế chấp, cầm cố tài sản của Doanh nghiệp, Hợp tác xã
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn cho ai?
A. Cơ quan đăng ký kinh doanh
B. Viện kiểm soát
C. Tòa án có thẩm quyền
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Trường hợp người nộp đơn không phải là chủa Doanh nghiệp , Hợp tác xã hay người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp,Hợp tác xã thì trong thời hạn bao lâu kể từ ngày thụ lý đơn tòa án phải thông báo cho Doanh nghiệp,Hợp tác xã đó biết:
A. 1 ngày
B. 5 ngày
C. 10 ngày
D. 15 ngày
-
Câu 10:
Ai là người có quyền đề nghị thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ:
A. Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản
B. Các chủ nợ đại diện cho ít nhất 1/3 tổng số chủ nợ không có bảo đảm
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 11:
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục họat động của Doanh nghiệp,Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu:
A. Doanh nghiệp,Hợp tác xã đã thực hiện xong phương án hpục hồi kinh doanh
B. Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đai diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
-
Câu 12:
Thẩm phán ra quyết định mở tục thanh lý tài sản sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ I, nếu trường hợp:
A. Doanh nghiệp, Hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi họat động kinh doanh trong thời gian qui định
B. Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi họat động kinh doanh của Doanh nghiệp
C. Doanh nghiệp, Hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc chưa thực hiện được phương án phục hồi họat động kinh doanh thì trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Ai ra quyết định thành lập tổ quản lý thanh lý tài sản:
A. Chủ Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
B. Đại diện người lao động
C. Thẩm phán
D. Đại diện chủ nợ.
-
Câu 14:
Một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp tư nhân là “chiếm hữu, định đoạt tài sản của doanh nghiệp”
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Cơ quan đặng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng bao nhiêu ngày?
A. 1 tuần(7 ngày).
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
D. 20 ngày
-
Câu 16:
Độ tuổi tối thiểu mà bạn có thể tham gia ứng cử đại biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là:
A. 18 tuổi
B. 20 tuổi
C. 21 tuổi
D. 35 tuổi
-
Câu 17:
Quan hệ về bảo hiểm xã hội là đối tượng điều chỉnh của:
A. Ngành luật lao động
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật dân sự
D. Ngành luật kinh tế
-
Câu 18:
A từng có tiền án về tội cướp giật tài sản, A ăn trộm của B con gà trị giá 50.000 đ. Vậy A phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây:
A. Hành chính
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Kỷ luật
-
Câu 19:
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan:
A. Đại diện Quốc hội.
B. Thường trực của Quốc Hội.
C. Thư ký của Quốc hội.
D. Cả a,b,c.
-
Câu 20:
Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hình sự là:
A. Thương lượng
B. Mệnh lệnh
C. Quyền uy
D. Thỏa thuận, thương lượng
-
Câu 21:
Việc UBND Hà Nội ra quyết định yêu cầu quận Hoàng Mai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc mở rộng địa giới hành chính Tp Hà Nội là hình thức sử dụng pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
-
Câu 22:
Nhà nước có mấy đặc trưng đó là:
A. 2 – tính xã hội và tính giai cấp
B. 3 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia và đặt ra pháp luật
C. 4 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế và đặt ra pháp luật
D. 5 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế, đặt ra pháp luật và tính giai cấp
-
Câu 23:
Một người dùng súng bắn đạn hơi vào rừng săn thú. Trong lúc sơ suất đã bắn nhằm một nhân viên kiểm lâm. Mặt chủ quan trong vi phạm pháp luật này là:
A. Cố ý gián tiếp.
B. Vô ý vì quá tự tin.
C. Vô ý do cẩu thả.
D. Cố ý trực tiếp
-
Câu 24:
Sử dụng lại tình huống của câu 29, lỗi của người thợ sửa xe ở đây là:
A. Cố ý trực tiếp.
B. Cố ý gián tiếp.
C. Vô ý do cẩu thả
D. Vô ý vì quá tự tin.
-
Câu 25:
Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả, với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
-
Câu 26:
Nhà nước là một bộ máy ............ do ................ lập ra để duy trì việc thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng đối với ...........
A. Quản lý – giai cấp thống trị – toàn xã hội
B. Quản lý – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
C. Quyền lực – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
D. Quyền lực – giai cấp thống trị – toàn xã hội
-
Câu 27:
Cấp xét xử nào là cao nhất trong tư pháp hình sự nước ta?
A. Giám đốc thẩm
B. Tái thẩm
C. Phúc thẩm.
D. Không có cấp cao nhất.
-
Câu 28:
Hành vi vi phạm pháp luật không thể là:
A. Một lời nói
B. Một tư tưởng xấu xa
C. Một bất tác vi
D. Cả a, b, c
-
Câu 29:
Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm:
A. Đảng cộng sản – đoàn thanh niên – mặt trận tổ quốc
B. Đảng cộng sản – nhà nước – mặt trận tổ quốc
C. Đảng cộng sản – nhà nước – các đoàn thể chính trị, xã hội
D. Đảng cộng sản và các đoàn thể chính trị, xã hội
-
Câu 30:
Văn bản nào sau đây kết thúc quá trình điều tra trong tố tụng hình sự?
A. Quyết định khởi tố bị can.
B. Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
C. Bản kết luận điều tra.
D. Bản cáo trạng.
-
Câu 31:
Bản chất nhà nước là:
A. Tính giai cấp
B. Tính giai cấp và tính xã hội.
C. Tính xã hội.
D. Không có thuộc tính nào.
-
Câu 32:
Tổ chức có quyền lực công:
A. Công ty.
B. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
C. Các tổ chức xã hội.
D. Nhà nước.
-
Câu 33:
Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu Nhà nước?
A. 2 kiểu Nhà nước
B. 3 kiểu Nhà nước
C. 4 kiểu Nhà nước
D. 5 kiểu Nhà nước
-
Câu 34:
Quyền lực Nhà nước tập trung, thống nhất trong các cơ quan quyền lực do dân bầu ra là hình thức chính thể:
A. Cộng hoà dân chủ nhân dân.
B. Cộng hoà dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 35:
Bản chất của Nhà nước Việt Nam là:
A. Nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia Việt Nam.
B. Nhà nước mà trong đó quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nhà nước thể hiện bản chất dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vai trò và ý thức xã hội.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 36:
Chức năng của Nhà nước là:
A. Những phương diện hoạt động cơ bản có tính chất định hướng của Nhà nước.
B. Nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước.
C. Nhiệm vụ lâu dài của Nhà nước.
D. Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
-
Câu 37:
Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ chính thể là:
A. Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ tư sản.
B. Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân.
C. Hình thức chính thể quân chủ lập hiến.
D. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.
-
Câu 38:
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước:
A. Có chủ quyền chung, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Có một hệ thống pháp luật áp dụng trên toàn lãnh thổ.
C. Có hai hệ thống cơ quan Nhà nước.
D. Cả a và b đều đúng.
-
Câu 39:
Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước Việt Nam là:
A. Đảng Cộng sản.
B. Quốc hội.
C. Chính phủ.
D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
-
Câu 40:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được bầu hay được bổ nhiệm bởi:
A. Tổng bí thư Đảng.
B. Thủ tướng.
C. Chủ tịch quốc hội.
D. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương.