1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thông thường trách nhiệm pháp lý được phân thành các loại nào?
A. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý dân sự
B. Trách nhiệm pháp lý hình sự; trách nhiệm pháp lý hành chính; trách nhiệm pháp lý dân sự và trách nhiệm kỷ luật
C. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính
D. Không thể xác định chính xác
-
Câu 2:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự?
A. Công an
B. Chủ tịch Ủy Ban nhân dân
C. Tòa án
D. Viện kiểm sát
-
Câu 3:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính?
A. Các cơ quan quản lí nhà nước
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân
C. Tòa Án
D. Viện kiểm sát
-
Câu 4:
Người nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỉ luật?
A. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, xí nghiệp…
B. Chủ tịch nước
C. Thư kí Tòa án nhân dân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Trách nhiệm pháp lí dân sự do _________ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật dân sự
A. Tòa án
B. Viện Kiểm Sát
C. Công an
D. Cơ quan có thẩm quyền
-
Câu 6:
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:
A. Do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
B. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước
C. Có giá trị pháp lý cao nhất
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Điều 54 Hiến pháp nhà nước ta quy định độ tuổi để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là:
A. Đủ 18 tuổi trở lên
B. Đủ 19 tuổi trở lên
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 8:
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong văn bản luật nào?
A. Luật Hình sự
B. Luật Dân sự
C. Luật Lao động
D. Luật Hiến pháp
-
Câu 9:
Những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:
A. Rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau
B. Luật Dân sự
C. Luật Lao động
D. Hiến pháp
-
Câu 10:
Điều 54 Hiến pháp nhà nước ta quy định công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan nào sau đây?
A. Chính phủ
B. Quốc Hội và Hội đồng nhân dân
C. Ủy ban nhân dân các cấp
D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương
-
Câu 11:
Tiền lương là một chế định của ngành luật:
A. Dân sự
B. Hành chính
C. Bảo hiểm xã hội
D. Lao động
-
Câu 12:
Theo quy định của Luật lao động thì có mấy loại hợp đồng lao động bằng văn bản:
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
-
Câu 13:
Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ?
A. Ba
B. Bốn
C. Hai
D. Sáu
-
Câu 14:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là:
A. Tự nguyện
B. Thỏa thuận
C. Bình đẳng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Hợp đồng lao động được quy định trong văn bản nào?
A. Luật dân sự
B. Luật lao động
C. Luật doanh nghiệp
D. Luật thương mại
-
Câu 16:
Điều 32 Luật lao động quy định: tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc là:
A. Ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó
B. Ít nhất phải bằng 50% mức lương cấp bậc của công việc đó
C. Ít nhất phải bằng 60% mức lương cấp bậc của công việc đó
D. Ít nhất phải bằng 40% mức lương cấp bậc của công việc đó
-
Câu 17:
Điều 32 Luật lao động quy định: thời gian thử việc là:
A. Không được quá 90 ngày đối với lao đông chuyên môn kĩ thuật cao
B. Không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao
C. Không được quá 60 ngày đối với lao động khác
D. Không được quá 40 ngày đối với lao động khác
-
Câu 18:
Điều 36, 37 Luật lao động quy định: đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
A. Báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày
B. Do ốm đau, đã điều trị 6 tháng nhưng chưa khỏi
C. Do tai nạn, đã điều trị 6 tháng nhưng chưa khỏi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Theo quy định của Luật lao động thì người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, tết trong năm:
A. Tám ngày
B. Chín ngày
C. Mười ngày
D. Nhà nước sẽ qui định số ngày nghỉ cho năm đó
-
Câu 20:
Điều 157 Luật lao động quy định: tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa:
A. Người lao động với tập thể lao động
B. Tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động
C. Người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động
D. Người lao động, tập thể lao động với tổ chức Công đoàn
-
Câu 21:
Khi nghiên cứu về quyền của người sử dụng lao động thì khẳng định nào sau đây là sai:
A. Được tuyển chọn người lao động, bố trí công việc theo quy định của pháp luật
B. Được khen thưởng, xử lí người lao động vi phạm kỉ luật theo quy định của pháp luật
C. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp
D. Được cử đại diện để kí kết thỏa ước lao động tập thể
-
Câu 22:
Người lao động có nghĩa vụ:
A. Chấp hành đúng quy định về an toàn lao động
B. Hoàn thành những công việc được giao trong mọi trường hợp
C. Tuân theo sự điều động của người sử dụng lao động trong mọi trường hợp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Nhà nước ta đã có những bản hiến pháp nào?
A. Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1954 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992
B. Hiến pháp 1945 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992
C. Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992
D. Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1954 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 2001
-
Câu 24:
Hiến pháp đang có hiệu lực thi hành ở Việt Nam hiện nay được ban hành năm nào?
A. Năm 1980
B. Năm 1959
C. Năm 1992
D. Năm 2001
-
Câu 25:
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:
A. Do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
B. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước
C. Có giá trị pháp lý cao nhất
D. Bao gồm Tất cả
-
Câu 26:
Luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất là:
A. Chế độ chính trị
B. Chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ…
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Hiến pháp được thông qua khi ít nhất có:
A. Một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
B. Hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
C. Ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
D. Một trăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
-
Câu 28:
Những chức danh nào sau đây bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội:
A. Phó Thủ tướng Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ trưởng
D. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
-
Câu 29:
Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi tối thiểu để bầu cử đại biểu Quốc hội là:
A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
-
Câu 30:
Hình phạt được quy định trong:
A. Luật hành chính
B. Luật hình sự
C. Luật Tố tụng hình sự
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Quyền nào sau đây không phải là quyền nhân thân quy định trong chương III Luật dân sự 2005?
A. Quyền được thông tin
B. Quyền xác định lại giới tính
C. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
D. Quyền được khai sinh
-
Câu 32:
Các hình thức giao kết hợp đồng dân sự là:
A. Hợp đồng miệng
B. Hợp đồng bằng văn bản
C. Hợp đồng bằng văn bản có chứng thực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Hợp đồng nào sau đây không quy định trong luật dân sự?
A. Hợp đồng thuê nhà
B. Hợp đồng tặng cho tài sản
C. Hợp đồng thương mại
D. Hợp đồng hứa thưởng và thi có giải
-
Câu 34:
Khi nghiên cứu về quyền định đoạt (quy định trong Luật dân sự) thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Người là chủ sở hữu thì có quyền định đoạt tài sản của mình
B. Người không phải là chủ sở hữu thì không có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu
C. Người là chủ sở hữu được ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình
D. Chủ sở hữu giao cho người thân định đoạt tài sản thay mình
-
Câu 35:
Việc đăng kí kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân- gia đình được xác lập khi:
A. Ủy Ban nhân dân có thẩm quyền đăng kí kết hôn
B. Một trong hai bên kết hôn có thể ủy quyền cho nhau đăng kí kết hôn để đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền
C. Quan hệ hôn nhân xác lập sau khi tổ chức tiệc cưới
D. Tòa án nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ tiến hành đăng kí kết hôn
-
Câu 36:
Khi tìm hiểu về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và các con, thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Con có bổn phận kính yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ,giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
B. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
C. Nghiêm cấm các con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Doanh nghiệp tư nhân là:
A. Doanh nghiệp do nhiều cá nhân làm chủ
B. Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
C. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp do mọi người tham gia vào doanh nghiệp quyết định
D. Một cá nhân được quyền thành lập nhiều
-
Câu 38:
Vi phạm hành chính là hành vi do:
A. Cá nhân, tổ chức thực hiện
B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
C. Hành vi đó không phải là tội phạm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 39:
Luật hình sự điều chỉnh:
A. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người vi phạm pháp luật
B. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
C. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự
D. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức phạm tội
-
Câu 40:
Các dấu hiệu để phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác là:
A. Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi
B. Tính có lỗi của người thực hiện hành vi
C. Tính phải chịu trách nhiệm pháp lý
D. Xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ