1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ở Nhà nước CHXHCN Việt Nam, hiện tại là Quốc hội khóa:
A. Khóa 10
B. Khóa 11
C. Khóa 12
D. Khóa 13
-
Câu 2:
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, tương ứng với mấy kiểu nhà nước:
A. 3 kiểu nhà nước
B. 4 kiểu nhà nước
C. 5 kiểu nhà nước
D. 6 kiểu nhà nước
-
Câu 3:
Khi đủ số lượng đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết theo quy định, thì để thông qua việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hay miễn nhiệm đại biểu Quốc hội, cần phải có tỉ lệ bao nhiêu phần trăm đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết thông qua:
A. Trên 30 % số đại biểu có mặt
B. Trên 50% số đại biểu có mặt
C. Trên 90% số đại biểu có mặt
D. Trên hai phần ba số đại biểu có mặt
-
Câu 4:
Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là:
A. Cơ quan, nhân viên nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm
B. Cơ quan, nhân viên nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 5:
Cơ quan nào không phải là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. Ngân hàng nhà nước
B. Thanh tra chính phủ
C. Ủy ban thể dục và thể thao
D. Văn phòng chính phủ
-
Câu 6:
Các tòa án chuyên trách của hệ thống tòa án nước CHXHCN Việt Nam:
A. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động.
B. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế.
C. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, tòa hôn nhân gia đình.
D. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, hôn nhân gia đình, tòa hiến pháp
-
Câu 7:
Các con đường hình thành nên pháp luật nói chung:
A. Tập quán pháp
B. Tiền lệ pháp
C. VBQPPL
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 8:
Tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo nguyên tắc nào:
A. Quyền lực nhà nước là thống nhất những có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. Tập trung dân chủ; Pháp chế XHCN; Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS
C. Đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của nhà nước.
D. Cả A, B và C
-
Câu 9:
Doanh nghiệp nói chung có thể được kinh doanh:
A. Tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Tất cả những ngành nghề pháp luật cho phép trong danh mục ngành, nghề kinh tế quốc dân.
C. Tất cả những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh với nhà nước.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 10:
Điều 57 Hiến pháp Việt Nam 1992, quy định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” được hiểu là:
A. Quy định về NLPL của công dân
B. Quy định về NLHV của công dân
C. Quy định về NLPL và NLHV của công dân
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 11:
Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:
A. Nhà nước ban hành pháp luật nên nhà nước đứng trên pháp luật và pháp luật phải phục tùng nhà nước.
B. Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như các viên chức nhà nước đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 12:
Phần giả định của QPPL là:
A. Quy tắc xử sự thể hiện ý chí của nhà nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà QPPL đã dự kiến trước.
B. Chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định.
C. Nêu lên đặc điểm, thời gian, chủ thể, tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế, là môi trường tác động của QPPL.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 13:
Người nghiện ma túy hoặc các chất kích khác bị hạn chế NLHV dân sự, khi:
A. Bị công an hạn chế NLHV dân sự
B. Bị tòa án tuyên bố hạn chế NLHV dân sự
C. Bị viện kiểm sát hạn chế NLHV dân sự
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 14:
Kiểu nhà nước nào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập”:
A. Nhà nước XHCN
B. Nhà nước tư sản
C. Nhà nước phong kiến
D. Nhà nước chủ nô
-
Câu 15:
Quy phạm xã hội nào sau đây là quy tắc xử sự (quy tắc hành vi):
A. Quy phạm đạo đức; Quy phạm tập quán
B. Quy phạm đạo đức; Quy phạm tập quán; Quy phạm tôn giáo
C. Quy phạm đạo đức; Quy phạm tập quán; Quy phạm tôn giáo; Quy phạm của các TCXH
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 16:
Xét về độ tuổi, người không có NLHV dân sự là người:
A. Dưới 6 tuổi
B. Dưới 14 tuổi
C. Dưới 16 tuổi
D. Dưới 18 tuổi
-
Câu 17:
Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát có nghĩa là:
A. Xét xử các vụ án
B. Điều tra các vụ án
C. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động bảo vệ pháp luật
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 18:
Sự biến là:
A. Những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người.
B. Những sự kiện xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.
C. Những sự kiện xảy ra có thể phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người hoặc không phụ thuộc vào ý chí con người, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 19:
Các phương thức thể hiện của pháp luật QPPL:
A. Phương thức thể hiện trực tiếp
B. Phương thức thể hiện trực tiếp; Phương thức thể hiện viện dẫn
C. Phương thức thể hiện trực tiếp; Phương thức thể hiện viện dẫn; Phương thức thể hiện mẫu
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 20:
Chức năng của nhà nước:
A. Lập hiến và lập pháp
B. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động tư pháp
C. Xét xử
D. Cả A, B và C
-
Câu 21:
Ai có quyền tiến hành hoạt động ADPL:
A. Cá nhân; TCXH và doanh nghiệp
B. CQNN và người có thẩm quyền
C. TCXH khi được nhà nước trao quyền
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 22:
Tính chất của hoạt động ADPL:
A. Là hoạt động mang tính cá biệt - cụ thể và không thể hiện quyền lực nhà nước.
B. Là hoạt động không mang tính cá biệt – cụ thể nhưng thể hiện quyền lực nhà nước.
C. Là hoạt động vừa mang tính cá biệt – cụ thể, vừa thể hiện quyền lực nhà nước.
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 23:
Hành vi vi phạm pháp luật “gây rối trật tự công cộng” là:
A. Hành vi vi phạm hành chính
B. Hành vi vi phạm hình sự
C. Hoặc A đúng hoặc B đúng
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 24:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 271, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về:
A. Tội phạm ít nghiêm trọng
B. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng
C. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng
D. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
-
Câu 25:
Chủ tịch nước có quyền ban hành những loại VBPL nào:
A. Luật, quyết định
B. Luật, lệnh
C. Luật, lệnh, quyết định
D. Lệnh, quyết định
-
Câu 26:
Chính phủ có quyền ban hành những loại VBPL nào:
A. Luật, pháp lệnh
B. Pháp lệnh, nghị quyết
C. Nghị quyết, nghị định
D. Nghị quyết, nghị định, quyết định
-
Câu 27:
Phương pháp quyền uy – phục tùng là phương pháp điều chỉnh của ngành luật nào:
A. Ngành luật hình sự
B. Ngành luật dân sự
C. Ngành luật hành chính
D. Cả A và C
-
Câu 28:
Hiệu lực của VBQPPL bao gồm:
A. Hiệu lực về thời gian; hiệu lực về không gian
B. Hiệu lực về không gian; hiệu lực về đối tượng áp dụng
C. Hiệu lực về thời gian; hiệu lực về đối tượng áp dụng
D. Hiệu lực về thời gian; hiệu lực về không gian; hiệu lực về đối tượng áp dụng
-
Câu 29:
Sử dụng pháp luật là:
A. Thực hiện các QPPL cho phép.
B. Thực hiện các QPPL bắt buộc.
C. Thực hiện các QPPL cấm đoán.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 30:
Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong các văn bản sau của hệ thống VBQPPL Việt Nam:
A. Luật
B. Pháp lệnh
C. Thông tư
D. Chỉ thị
-
Câu 31:
Các loại vi phạm pháp luật:
A. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm dân sự
B. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỉ luật
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính
-
Câu 32:
Đặc điểm của VBPL cụ thể - cá biệt là:
A. Chỉ được thực hiện một lần và sẽ chấm dứt hiệu lực khi được thực hiện.
B. Được thực hiện nhiều lần và sẽ chấm dứt hiệu lực khi được thực hiện.
C. Chỉ được thực hiện một lần và vẫn còn hiệu lực khi được thực hiện.
D. Được thực hiện nhiều lần và vẫn còn hiệu lực khi được thực hiện.
-
Câu 33:
Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam:
A. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật hình sự
D. Ngành luật môi trường
-
Câu 34:
Đâu là ngành luật trong HTPL Việt Nam:
A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật doanh nghiệp
C. Ngành luật môi trường
D. Ngành luật báo chí
-
Câu 35:
Chế định “Chế độ chính trị” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật nhà nước (Ngành luật hiến pháp)
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật hình sự
D. Ngành luật dân sự
-
Câu 36:
Chế định “Tội phạm” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật hình sự
B. Ngành luật tố tụng hình sự
C. Ngành luật dân sự
D. Ngành luật tố tụng dân sự
-
Câu 37:
Chế định “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
B. Ngành luật tố tụng dân sự
C. Ngành luật đất đai
D. Ngành luật dân sự
-
Câu 38:
Chế định “Quyết định việc truy tố” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật tố tụng dân sự
C. Ngành luật tố tụng hình sự
D. Ngành luật hình sự
-
Câu 39:
Chế định “Khởi kiện và thụ lý vụ án” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật hình sự
B. Ngành luật dân sự
C. Ngành luật tố tụng hình sự
D. Ngành luật tố tụng dân sự
-
Câu 40:
Chế định “Thẩm quyền của tòa án các cấp” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật hình sự
B. Ngành luật tố tụng hình sự
C. Ngành luật dân sự
D. Ngành luật hành chính