2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kali máu trong suy thận cấp tăng nhanh gặp trong nguyên nhân:
A. Huyết tán
B. Chấn thương nặng
C. Hoại tử
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Trong suy thận cấp, tăng kali máu nặng thêm thường do:
A. Toan máu
B. Giảm canxi máu
C. Giảm natri máu
D. Chỉ A và B đúng
-
Câu 3:
Trong suy thận cấp tiên lượng nặng thường do nguyên nhân:
A. Sau phẫu thuật kèm nhiễm trùng
B. Viêm phúc mạc
C. Đa chấn thương
D. Tất cả các nguyên nhân trên
-
Câu 4:
Đặc tính của suy giảm chức năng thận để chẩn đoán Suy thận cấp là:
A. Xảy ra một cách từ từ, ngày càng nặng dần
B. Xảy ra một cách đột ngột, nhanh chóng
C. Xảy ra từng đợt ngắt quãng
D. Xảy ra một cách tiềm tàng không biết chắc khi nào
-
Câu 5:
Chẩn đoán suy thận cấp ở người có Créatinin máu căn bản trước đây trên 250mol/l khi Créatinin máu tăng:
A. >25 μmol/l
B. >50 μmol/l
C. >75 μmol/l
D. >100 μmol/l
-
Câu 6:
Chẩn đoán nguyên nhân nào dưới đây là của suy thận cấp do rối loạn huyết động tại thận:
A. Xuất huyết tiêu hoá nặng
B. Hẹp động mạch thận
C. Suy thận cấp chức năng chuyển sang
D. Do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, AINS
-
Câu 7:
Triệu chứng có giá trị để chẩn đoán suy thận cấp:
A. Thiểu, vô niệu
B. Tăng kali máu
C. Toan máu
D. Tăng urê, Créat máu
-
Câu 8:
Triệu chứng nào dưới đây là quan trọng nhất để chẩn đoán gián biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn:
A. Phù
B. Tăng Urê máu cao
C. Tăng huyết áp
D. Kích thước thận
-
Câu 9:
Mục đích của Chẩn đoán thể bệnh suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực thể là để phục vụ:
A. Tiên lượng
B. Điều trị
C. Theo dõi
D. Đánh giá độ trầm trọng
-
Câu 10:
Điều trị dự phòng suy thận cấp chức năng chủ yếu là:
A. Lợi tiểu
B. Bù lại thể tích máu bằng dịch, máu...
C. Kháng sinh
D. Thận nhân tạo
-
Câu 11:
Thuốc lợi tiểu được lựa chọn để sử dụng trong suy thận cấp là:
A. Hypothiazide
B. Thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone
C. Lasilix
D. Truyền Glucose ưu trương 10%
-
Câu 12:
Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất đối với suy thận cấp là:
A. Thực hiện chế độ ăn hạn chế Protid
B. Lợi tiểu
C. Thẩm phân màng bụng
D. Thận nhân tạo
-
Câu 13:
Liều lượng thuốc lợi tiểu furosémid được áp dụng trong vô niệu do suy thận cấp là:
A. 40 - 80mg/ngày
B. 80 - 160 mg/ngày
C. 120 - 180 mg/ngày
D. 1000 - 1500 mg/ngày
-
Câu 14:
Thuốc được điều trị ngay lập tức khi tăng kali máu có biến chứng tim mạch là:
A. Canxi Chlorua
B. Dung dịch kiềm
C. Lợi tiểu quai
D. Đường và Insulin
-
Câu 15:
Liều lượng Dopamin được sử dụng trong suy thận cấp với liều lợi tiểu khi:
A. 1 - 5 μg/kg/phút
B. 5 - 8 μg/kg/phút
C. 8 - 10 μg/kg/phút
D. 10 - 15 μg/kg/phút
-
Câu 16:
Xuất huyết tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng các bệnh cảnh sau đây, trừ một:
A. đi cầu phân đen
B. chảy máu ẩn
C. xuất huyết ồ ạt nhưng không có nôn và đi cầu ra máu
D. xuất huyết ổ bụng
-
Câu 17:
Nôn ra máu thường có các tính chất sau, trừ một:
A. có thể có tiền triệu cồn cào, lợm giọng
B. máu đỏ tươi, bầm đen hoặc máu đen
C. thường kèm đờm giải
D. thường kèm thức ăn và dịch vị
-
Câu 18:
Trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:
A. cần thăm trực tràng một cách hệ thống
B. chỉ thăm trực tràng khi không có điều kiện đặt xông dạ dày
C. cần đặt xông dạ dày và thăm trực tràng hệ thống
D. nếu không có máu khi đặt xông dạ dày thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa
-
Câu 19:
Nôn ra máu thường có tính chất sau:
A. chất nôn thường kèm nước bọt và đờm giải
B. thường nôn sau khi có ho nhiều
C. thường có triệu chứng đau ngực, khó thở
D. chất nôn thường kèm thức ăn và cục máu bầm
-
Câu 20:
Trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cần:
A. quan sát chất nôn hoặc phân có giá trị hơn hỏi bệnh sử
B. hỏi bệnh sử thường là đủ để chẩn đoán
C. nếu không có nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa
D. luôn cần thử pH dịch nôn để chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
-
Câu 21:
Xuất huyết tiêu hóa cao được định nghĩa là xuất huyết từ:
A. hành tá tràng trở lên
B. từ dạ dày trở lên
C. từ hỗng tràng trở lên
D. từ góc Treitz trở lên
-
Câu 22:
Xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao là:
A. công thức máu
B. nhóm máu
C. nội soi dạ dày tá tràng
D. chụp dạ dày có baryt
-
Câu 23:
Xét nghiệm nào sau đây ít có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao:
A. nội soi dạ dày
B. chụp dạ dày tá tràng có baryt
C. công thức máu
D. siêu âm bụng
-
Câu 24:
Xét nghiệm nào sau đây cần làm cấp cứu trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao:
A. men gan
B. tỷ prothrombin
C. nhóm máu
D. đường máu
-
Câu 25:
Xét nghiệm nào sau đây ít có giá trị trong chẩn đoán và xử trí một bệnh nhân chảy máu tiêu hóa cao:
A. nhóm máu
B. nội soi dạ dày tá tràng
C. chụp dạ dày có baryt
D. chức năng thận
-
Câu 26:
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao thường gặp nhất là:
A. xơ gan mất bù
B. ung thư dạ dày
C. loét dạ dày tá tràng
D. ung thư dạ dày
-
Câu 27:
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao ít gặp nhất trong các nguyên nhân sau ở nước ta là:
A. loét dạ dày tá tràng
B. viêm dạ dày
C. ung thư dạ dày
D. chảy máu đường mật
-
Câu 28:
Một bệnh nhân nghiện rượu mạn, vào viện vì nôn ra máu tươi không kèm thức ăn, không đau thượng vị, chẩn đoán ưu tiên đặt ra là:
A. xuất huyết tiêu hóa cao do vở tĩnh mạch trướng thực quản ở bệnh nhân xơ gan
B. lóet dạ dày tá tràng biến chứng xuất huyết
C. hội chứng Mallory-Weiss
D. viêm dạ dày cấp do rượu
-
Câu 29:
Một bệnh nhân vào viện vì đi cầu phân đen, đau thượng vị, tiền sử nhũn não và đang điều trị aspirin liều thấp để chống ngưng tập tiểu cầu. Chẩn đoán có khả năng nhất được đặt ra là:
A. Xuất huyết từ dạ dày tá tràng do aspirin
B. Loét dạ dày chảy máu
C. Chảy máu đường mật
D. Xuất huyết ruột non
-
Câu 30:
Một bé gái 6 tuổi vào viện vì đi cầu ra máu tươi nhiều lần, không kèm đau bụng, không sốt, đi ra máu tươi cuối bãi. Chẩn đoán được ưu tiên đặt ra là:
A. trĩ nội
B. trĩ ngoại
C. polyp trực tràng
D. polyp đại tràng
-
Câu 31:
Một bệnh nhân có tiền sử cơn đau quặn gan nhiều lần, vào viện vì đi cầu phân đen, sốt nhẹ 38°C kèm vàng da nhẹ. Chẩn đoán cần đặt ra trước tiên là:
A. chảy máu đường mật
B. viêm dạ dày chảy máu
C. vỡ tĩnh mạch trướng thực quản ở bệnh nhân xơ gan
D. xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân viêm gan có giảm tỷ prothrombin
-
Câu 32:
Chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hóa thường dựa vào các yếu tố sau đây, trừ một:
A. mạch, huyết áp
B. số lượng máu nôn ra
C. số lượng nước tiểu
D. tình trạng chướng bụng
-
Câu 33:
Một bệnh nhân vào viện vì nôn ra máu, xét nghiệm có sự không tương xứng giữa số lượng hồng cầu rất thấp (1triệu 5) so với huyết động gần như bình thường (mạch 90 lần/phút và huyết áp 100/70 mmHg). Tình trạng này có thể được giải thích hợp lý nhất là do:
A. mất máu nhẹ trên một bệnh nhân thiếu máu mạn
B. đếm số lượng hồng cầu không chính xác
C. đánh giá huyết động không chính xác
D. do bình thường mạch bệnh nhân vốn rất chậm
-
Câu 34:
Một trong các yếu tố sau đây không phải là yếu tố tiên lượng nặng trong loét dạ dày tá tràng chảy máu:
A. ổ loét lớn
B. xơ vữa động mạch
C. chảy máu tiến triển
D. ổ loét ở mặt trước hành tá tràng
-
Câu 35:
Nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân tai biến mạch máu não là:
A. Do tổn thương mạch máu
B. Do dùng Aspirin
C. Loét cấp do stress
D. Do cơn cao huyết áp làm vở các mạch máu nhỏ
-
Câu 36:
Hội chứng Mallory -Weiss thường có các đặc điểm sau đây, trừ một:
A. Thường do nôn nhiều
B. Lúc đầu thường nôn chưa có máu
C. Thương tổn trên nội soi là các vết rách ở tâm vị
D. Thường dai dẳng và dễ tái phát
-
Câu 37:
Xuất huyết trong ung thư dạ dày thường có đặc điểm sau:
A. Dai dẳng, dễ tái phát
B. Luôn xuất hiện ở bệnh nhân có tiến sử đau thượng vị
C. Khám thượng vị luôn phát hiện được một mảng mảng cứng
D. Luôn luôn có yếu tố làm dễ như kháng viêm không steroid
-
Câu 38:
Điều trị nội khoa hữu hiệu nhất đối với loét dạ dày tá tràng chảy máu là:
A. Kháng tiết đường tiêm
B. Kháng toan đường uống hoặc bơm vào xông dạ dày
C. Băng niêm mạc đường uống
D. Thuốc chống co thắt
-
Câu 39:
Thuốc được dùng trong điều trị nội khoa đối với vở tĩnh mạch trướng thực quản là:
A. Somatostatin
B. Polidocanol
C. Vitamin K
D. Adrenoxyl
-
Câu 40:
Điều trị cầm máu qua nội soi hứu hiệu nhất đối với vở tĩnh mạch trướng thực quản là:
A. Chích xơ bằng Polidocanol
B. Buộc tĩnh mạch trướng bằng vòng trun
C. Dùng xông Blake-more
D. Chích cầm máu bằng Adrenalin
-
Câu 41:
Chỉ định truyền máu trong xuất huyết tiêu hóa cấp thường được đặt ra khi:
A. Hemoglobin dưới 70 g/l
B. Hemoglobin dưới 60g/lit
C. Hemoglobin dưới 90g/lit
D. Hct dưới 35%
-
Câu 42:
Điều trị nội khoa đặc hiệu nhất trong hội chứng Mallory-Weiss là:
A. băng niêm mạc
B. kháng tiết
C. kháng toan
D. chống nôn
-
Câu 43:
Glypressin thường được dùng trong điều trị:
A. loét dạ dày chảy máu
B. loét tá tràng chảy máu
C. vỡ tĩnh mạch trướng thực quản
D. hội chứng Mallory-Weiss
-
Câu 44:
Đặt xông dạ dày trong xuất huyết tiêu hóa cao thường có các ý nghĩa sau, trừ một:
A. chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao
B. chẩn đoán nguyên nhân
C. theo dõi diễn biến xuất huyết
D. hút các cục máu đông
-
Câu 45:
Chỉ định điều trị trong xuất huyết nặng từ túi thừa Meckel là:
A. kháng sinh
B. kháng tiết
C. băng niêm mạc
D. phẫu thuật