2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ở bệnh nhân XHGTCTM:
A. Thiếu máu thường tỉ lệ với mức độ xuất huyết
B. Bạch cầu thường tăng nhẹ hoặc bình thường
C. Bạch cầu thường giảm
D. Câu A và B đều đúng
-
Câu 2:
Tuỷ đồ ở các bệnh nhân XHGTCTM cho thấy:
A. Tuỷ giàu, có nhiều mẩu tiểu cầu trẻ và chín lẫn lộn
B. Không có tế bào bất thường
C. Dòng hồng cầu và bạch cầu phát triển bình thường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Trong bệnh XHGTCTM:
A. Cục máu không co
B. Dấu dây thắt (+)
C. Các XN đông máu huyết tương bình thường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Để phát hiện tốt những kháng thể đặc hiệu chống tiểu cầu trong bệnh XHGTCTM người ta sử dụng kỹ thuật nào dưới đây:
A. MAIPA (monoclonal antibody specific immobilisation of platelet antigen)
B. Dixon
C. Coomb trực tiếp
D. Coomb gián tiếp
-
Câu 5:
Đời sống tiểu cầu ở bệnh nhân XHGTCTM:
A. Rất ngắn
B. Bình thường
C. Thường dưới 15 ngày
D. Câu A và B đều đúng
-
Câu 6:
Trong thực tế lâm sàng hiện nay, chẩn đoán XHGTC TM (Werlhof) là dựa vào:
A. Các xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu
B. Lâm sàng
C. Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu
D. Câu B và C đều đúng
-
Câu 7:
Giảm tiểu cầu trong cường lách là do:
A. Tự miễn
B. Đồng miễn dịch
C. Dị ứng
D. Bất thường về phân bố
-
Câu 8:
Ngoài XHGTC TM (Werlhof), người ta còn gặp giảm tiểu cầu tự miễn thứ phát sau các bệnh khác như:
A. Lơ xê mi kinh dòng lymphô
B. Hodgkin
C. Luput hệ thống
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Về phương diện tiến triển, hình thái cấp tính:
A. Chủ yếu xảy ra ở trẻ em
B. Thường tự giới hạn
C. Chủ yếu xảy ra ở người lớn
D. Câu A và B đúng
-
Câu 10:
Hình thái cấp tính là:
A. Thường xảy ra sau một giai đọan nhiễm siêu vi ở đường hô hấp
B. Có thể xảy ra sau tiêm chủng
C. Đa số là khỏi tự nhiên
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Hình thái mãn tính là:
A. Được gọi là mãn tính khi bệnh tiến triển trên 6 tháng
B. Chủ yếu xảy ra ở trẻ em, nữ
C. Bệnh ít khi khỏi tự nhiên mà tiến triển từng đợt
D. Câu A và C đúng
-
Câu 12:
BXHGTCTM là một bệnh máu:
A. Ác tính
B. Lành tính
C. Có thể đe dọa tử vong do xuất huyết não khi tiểu cầu giảm quá thấp
D. Câu B và C đúng
-
Câu 13:
Không cần điều trị khi:
A. Không có chảy máu và tiểu cầu trên 100x109/l
B. Không có chảy máu và tiểu cầu trên 70x109/l
C. Không có chảy máu và tiểu cầu trên 50x109/l
D. Không có chảy máu và tiểu cầu từ 30 đến 50x109/l
-
Câu 14:
Các phương tiện điều trị cơ bản, đầu tay trong điều trị BXHGTCTM là:
A. Các thuốc ức chế miễn dịch.
B. Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch liều cao.
C. Các kích thích tố nam.
D. Corticoide.
-
Câu 15:
Cơ chế tác dụng của corticoide trong điều trị BXHGTCTM là:
A. Ức chế nhanh khả năng thực bào của các đại thực bào ở lách.
B. Giảm tổng hợp tự kháng thể từ các tế bào lymphô B.
C. Gia tăng tạo tiểu cầu từ tuỷ xương.
D. Chỉ có A và B là đúng.
-
Câu 16:
Globulin miễn dịch liều cao:
A. Có tác dụng phong toả các vị điểm Fc R của các tế bào đại thực bào làm cho các tế bào này không kết hợp với kháng nguyên trên tiểu cầu được.
B. Đáp ứng nhanh ngay 72 giờ sau tiêm.
C. Được chỉ định chính trong các trường hợp chống chỉ định corticoide, hay để giúp bệnh nhân thoát qua cơn nguy cấp do phẩu thuật hoặc sinh đẻ.
D. Chỉ có B và C là đúng.
-
Câu 17:
Cắt lách trong điều trị BXHGTCTM:
A. Được chỉ định sớm, ngay khi không đáp ứng với corticoide lần đầu.
B. Chỉ đặt ra cho các trường hợp thất bại với corticoide và Ig miễn dịch liều cao, sau 6 tháng điều trị mà tiểu cầu vẫn dưới 50 G/L.
C. Không cắt lách ở trẻ em dưới 6 tuổi vì nguy cơ nhiễm trùng.
D. Chỉ có B và C là đúng.
-
Câu 18:
Để chẩn đoán thiếu máu người ta dựa vào sự giảm:
A. Nồng độ huyết sắc tố ở máu ngọai vi
B. Số lượng hồng cầu
C. Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCHC)
D. Hematocrit
-
Câu 19:
Ở người bình thường, được gọi là thiếu máu lúc:
A. [Hb] < 140g/l đối với nam
B. [Hb] < 130g/l đối với nữ
C. [Hb] < 130g/l đối với nam
D. [Hb] < 110g/l đối với nữ
-
Câu 20:
Một người có [Hb] là 70 g/l, được gọi là thiếu máu mức độ:
A. Nhẹ
B. Vừa
C. Nặng
D. Rất nặng
-
Câu 21:
Thiếu máu giả tạo do hiện tượng hoà loãng máu gặp trong các trường hợp:
A. Thai nghén
B. Lách quá lớn
C. Trong bệnh Waldenstrom
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Người ta gọi thiếu máu có nguồn gốc ở ngoại biên khi:
A. Hoạt động tạo máu của tuỷ xương đáp ứng bình thường đối với erythropoietin
B. Hồng cầu lưới tuỷ tăng
C. Hồng cầu lưới máu tăng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Thiếu máu có nguồn gốc ở ngoại biên gặp trong:
A. Xuất huyết cấp tính
B. Tan máu cấp tính
C. Tan máu mạn tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Người ta gọi là thiếu máu có nguồn gốc ở trung ương là:
A. Thiếu máu do bất thường về sản xuất ở tuỷ xương
B. Thiếu máu không hồi phục
C. Hồng cầu lưới máu giảm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Thiếu máu có nguồn gốc ở trung ương gặp trong:
A. Suy tuỷ
B. Xâm lấn tuỷ
C. Loạn sản tuỷ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 26:
Tan máu tại hồng cầu là do:
A. Bất thường về cấu trúc màng hồng cầu
B. Thiếu men của hồng cầu
C. Rối loạn tổng hợp hemoglobin
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 27:
Trong bệnh lý tan máu do thiếu men của hồng cầu hay gặp nhất là thiếu men:
A. Pyruvate kinase (PK)
B. Glucose 6 -phosphate dehydrogenase(G.6PD)
C. Lactat dehydrogenase (LDH)
D. Tyrosine kinase
-
Câu 28:
Tan máu ngoài hồng cầu gặp trong:
A. Huyết tán tự miễn
B. Huyết tán miễn dịch
C. Nhiễm sốt rét
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 29:
Huyết đồ của một bệnh nhân có: [Hb]=90g/l ;MCV=60fl;MCHC=260g/l. Đây là loại thiếu máu:
A. Nhược sắc, hồng cầu nhỏ.
B. Đẳng sắc, hồng cầu bình thường.
C. Đẳng sắc, hồng cầu nhỏ.
D. Nhược sắc, hồng cầu bình thường.
-
Câu 30:
Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu lớn khi:
A. MCV > 100 fl
B. MCHC > 300g/l
C. Thiếu axit folic
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 31:
Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ thường gặp trong:
A. Thiếu máu do mất máu mạn
B. Thiếu máu do giun móc
C. Thiếu sắt
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 32:
Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường gặp trong:
A. Các bệnh nội tiết
B. Suy thận mạn
C. Suy tuỷ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 33:
Khi thiếu máu nặng dù do nguyên nhân nào cũng có các triệu chứng:
A. Cảm giác hồi hộp, trống ngực đập mạnh hoặc khó thở nhất là khi gắng sức
B. Ù tai, hoa mắt nhức đầu, cảm giác kiến bò các đầu chi
C. Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 34:
Móng tay hình thìa là một dấu hiệu đặc trưng của thiếu máu:
A. Nhược sắc
B. Thiếu sắt
C. Thiếu B12
D. Thiếu axit folic
-
Câu 35:
Trong thiếu máu nặng do thiếu sắt có thể gặp:
A. Hội chứng Plummer-Vínson
B. Ăn gỡ (Pica)
C. Viêm dạ dày không đặc hiệu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt có các đặc điểm:
A. Số lượng hồng cầu giảm, có khi gần bình thường nhưng Hb và Hct bao giờ cũng giảm
B. Các chỉ số hồng cầu cho thấy đây là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
C. Sắt huyết thanh giảm dưới 60µg%
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Để tìm hiểu nguyên nhân huyết tán, các xét nghiệm nào là cần thiết:
A. Điện di Hb, bilurubin gián tiếp
B. Sức bền hồng cầu, nghiệm pháp Coomb
C. Điện di protein
D. Chỉ có A và B là đúng
-
Câu 38:
Trong thực tế lâm sàng ở nước ta, thiếu máu hay gặp nhất là:
A. Thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt
B. Thiếu máu huyết tán.do bệnh về Hb
C. Thiếu máu huyết tán do thiếu men
D. Thiếu máu do thiếu axit folic
-
Câu 39:
Đối với các bệnh thiếu máu huyết tán di truyền, đôi khi bệnh nhân đến muộn, không còn vàng da hoặc các dấu hiệu khác. Trong các trường hợp đó dấu hiệu rất có giá trị gợi ý chẩn đoán là:
A. Lách to
B. Siêu âm có sỏi mật
C. Tiền sử gia đình có gợi ý
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Ở các bệnh nhân thiếu máu do huyết tán cấp tính:
A. Có thể đái ra huyết sắc tố
B. Bilirubin tự do tăng
C. Hồng cầu lưới thường giảm
D. Chỉ có A và B là đúng
-
Câu 41:
Dấu hiệu biến đổi ở xương sọ thường gặp trong:
A. Thiếu máu huyết tán di truyền (Thalassemia)
B. Thiếu máu huyết tán miễn dịch
C. Thiếu máu huyết tán mắc phải
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 42:
Việc sử dụng erythropoietin tái tổ hợp (biệt dược là Eprex ) đã là một cuộc cách mạng trong điều trị thiếu máu ở các bệnh nhân:
A. Suy thận mạn
B. Suy tuỷ xương
C. Suy giáp
D. Suy tim
-
Câu 43:
Các chất nào sau đây được gọi là chất tạo máu (thuốc bổ máu):
A. Sắt
B. Vitamin B12
C. Axit folic
D. Chỉ có A và B là đúng
-
Câu 44:
Đối với các thiếu máu do thiếu sắt đơn thuần:
A. Dùng các muối sắt có hoá trị II
B. Không nên dùng quá 200mg/ngày
C. Không nên dùng các thuốc bổ máu tổng hợp có chứa sắt và các vitamin khác vì các loại thuốc này vừa có giá cao vừa lại không đủ lượng sắt cần thiết
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 45:
Đối với các thiếu máu do thiếu vitamin B12:
A. Nếu thiếu B12 do chế độ ăn thì có thể dùng bằng đường uống
B. Đường tiêm chỉ bắt buộc đối với các bệnh nhân thiếu máu do thiếu yếu tố nội (bệnh Biermer)
C. Đối với các trường hợp thiếu B12 sau cắt dạ dày thì cần điều trị duy trì 100µg hydroxocobalamin tiêm bắp hàng tháng cho suốt đời
D. Câu A, B và C đều đúng