2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phối hợp INH và Rifampicin làm tăng tác dụng độc cho gan vì:
A. Gây ứ mật kéo dài hơn
B. Gây xơ hoá khoảng cửa nặng hơn
C. Rifampicin làm tăng chất trung gian gây độc của INH lên tế bào gan
D. INH làm giảm vận chuyển bilirubin gián tiếp vào tế bào gan, gây ứ mật
-
Câu 2:
Tổn thương gan do thuốc Erythromycine có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Không có biểu hiện ngoài gan
B. Tổn thương tiêu tế bào
C. Ứ mật nặng
D. ASAT và ALAT tăng cao
-
Câu 3:
Tổn thương gan do Diclofenac có đặc điểm:
A. Tổn thương hoại tử gan
B. Tổn thương gây ứ mật
C. Tổn thương dạng đặc ứng
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 4:
Đặc điểm tổn thương gan do thuốc gây mê Halothane là:
A. Tổn thương dạng đặc ứng
B. Vàng da xuất hiện chậm hơn hoại tử tế bào gan
C. Gây viêm gan nặng, có thể tối cấp
D. Tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 5:
Tổn thương gan do Amitryptiline có đặc điểm:
A. Tổn thương đường mật rất nặng
B. Tổn thương gan trực tiếp gây hoại tử gan nặng
C. Tổn thương gan trực tiếp, kéo dài mạn tính
D. Tổn thương gan thể hổn hợp với biểu hiện dị ứng rõ
-
Câu 6:
Các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 có thể gây nên:
A. Viêm đường mật trong, ngoài gan
B. Hoại tử gan cấp, nặng
C. Tổn thương gan mạn
D. Nghẽn mật do bùn mật
-
Câu 7:
Thuốc nào sau đây gây viêm gan hoại tử cấp nhưng không có ứ mật:
A. Captopril
B. Nifedipin
C. Papaverin
D. Aminazin
-
Câu 8:
Khi xử dụng thuốc hạ lipid máu, cần chú ý:
A. Theo dõi bilirubin máu hằng tuần.
B. Theo dõi thể tích nước tiểu hằng ngày.
C. Theo dõi cân nặng hằng tháng.
D. Theo dõi men transaminase mỗi 1 tháng và 3 tháng.
-
Câu 9:
Trúng độc Paracetamol có đặc điểm:
A. Hoại tử gan song song với liều lượng thuốc trong máu.
B. Tổn thương gan cấp và gây ứ mật kéo dài.
C. Vàng da xảy ra sớm, 4 giờ sau khi trúng độc.
D. Hoại tử gan xảy ra sớm, 2 giờ sau trúng độc.
-
Câu 10:
Tổn thương gan ác tính do paracetamol thường xảy ra khi:
A. Uống một lần trên 10 gram.
B. Uống một lần 2 gram ở người có sẳn suy gan.
C. Uống một lần 2 gram ở người sẳn có suy thận.
D. Nồng độ thuốc > 300µg/mL sau 4 giờ uống với người bình thường.
-
Câu 11:
Triệu chứng trúng độc sớm trong 12 giờ đầu do paracetamol là:
A. Vàng da
B. Nhức đầu dữ dội
C. Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
D. Co giật
-
Câu 12:
Biểu hiện của giai đoạn tổn thương gan rõ do trúng độc paracetamol xảy ra lúc:
A. Trong vòng 4 giờ đầu của trúng độc
B. Từ 24 đến 48 giờ trúng độc
C. Sau 72 giờ trúng độc
D. Sau 4 ngày trúng độc
-
Câu 13:
Đặc điểm của giai đoạn tổn thương gan rõ do trúng độc paracetamol là:
A. Đau vùng gan, nôn và tiêu chảy giảm.
B. Tiêu chảy nhiều hơn.
C. Nôn nhiều hơn.
D. Sốt cao.
-
Câu 14:
Dấu hiệu của giai đoạn trúng độc nặng do paracetamol thường xảy ra lúc:
A. Trong vòng 4 giờ đầu trúng độc không kể đến liều thuốc.
B. Từ 24 đến 48 giờ trúng độc.
C. Sau 72 giờ trúng độc.
D. Vài giờ sau trúng độc khi có sẳn suy gan.
-
Câu 15:
Điều trị trúng độc paracetamol, chỉ súc rửa dạ dày khi:
A. Sau 1 giờ trúng độc mà bệnh nhân không nôn.
B. Sau 2 giờ trúng độc mà bệnh nhân không nôn.
C. Có gây nôn ở tuyến trước nhưng không có hiệu quả.
D. Trong vòng 30 phút trúng độc dù có nôn hay không.
-
Câu 16:
Điều trị trúng độc paracetamol, dùng N-acetylcystein có hiệu quả nhất là:
A. Dùng trước 8 gìơ sau trúng độc
B. Dùng sau 24 giờ trúng độc nếu có triệu chứng lâm sàng rõ
C. Dùng sau 48 giờ trúng độc nếu có triệu chứng lâm sàng rõ
D. Dùng sau 24 giờ trúng độc nếu không nôn
-
Câu 17:
Điều trị trúng độc paracetamol, dùng N- Acetylcystein hiệu quả không chắc chắn nếu:
A. Dùng trong vòng 24 đến 36 giờ sau trúng độc
B. Dùng sau 36 giờ trúng độc
C. Dùng trước 8 giờ sau trúng độc nếu không súc rửa dạ dày
D. Dùng trước 8 giờ sau trúng độc nếu không dùng than hoạt
-
Câu 18:
Điều trị trúng độc paracetamol, dùng N- Acetylcystein khi:
A. Nồng độ thuốc trong máu sau 4 giờ: > 100 μg/ml, sau 8 giờ: > 50 μg/ml
B. Nồng độ thuốc trong máu sau 4 giờ: > 200 μg/ml, sau 8 giờ: >100 μg/ml
C. Nồng độ thuốc trong máu sau 4 giờ: ≥ 50 μg/ml
D. Men gan tăng hơn 10 lần
-
Câu 19:
Đặc điểm của giai đoạn hồi phục trúng độc paracetamol là:
A. Sau 1 tuần trúng độc.
B. Không để lại di chứng ở gan.
C. Hồi phục hoàn toàn.
D. Cả A, B và C đúng
-
Câu 20:
Nguy cơ tử vong cao khi trúng độc paracetamol ở người bình thường là:
A. Uống 1 lần 25 gram
B. Nồng độ trong máu sau 4 giờ trúng độc > 300 µm/mL
C. Nồng độ trong máu sau 4 giờ trúng độc > 150 µg/mL
D. A và B đúng
-
Câu 21:
Một bệnh nhân nữ, trẻ và khoẻ mạnh, tự độc bằng paracetamol nhưng không cho biết rõ số lượng, nồng độ thuốc trong máu sau 4 giờ là 220 µg/m, bệnh nhân mệt mỏi, không nôn. Phương tiện điều trị là:
A. Súc rửa dạ dày
B. Truyền dịch nuôi dưỡng, bù nước, điện giải
C. Uống N- Acetylcystein
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 22:
Ở người khoẻ mạnh, khi trúng độc paracetamol mà nồng độ thuốc trong máu sau 8 giờ < 100 µg/mL. Điều trị bằng:
A. Súc rửa dạ dày
B. Uống Cholestyramin
C. Than hoạt
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 23:
Trong điều trị trúng độc paracetamol, ngưng dùng N- acetylcystein khi:
A. Men gan trở về bình thường
B. Bilirubin máu trở về bình thường
C. Bệnh nhân hết nôn và đau bụng
D. Nồng độ thuốc trong máu còn < 30 µm/mL
-
Câu 24:
Cách dùng N-acetylcystein trong trúng độc cấp paracetamol là:
A. Dùng sớm, trước 36 giờ
B. Tổng liều 300 mg/kg bằng đường truyền, 1200 mg/kg bằng đường uống
C. Liều lượng trung bình 300 mg/kg cho cả uống và truyền
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 25:
Trong trúng độc paracetamol nặng, có thể gặp tổn thương các cơ quan sau, ngoại trừ:
A. Dạ dày
B. Tuỵ
C. Thận
D. Tim
-
Câu 26:
Về mô học, tổn thương gan do rượu có đặc điểm:
A. Tổn thương tập trung ở giữa các tiểu thuỳ gan
B. Tăng sản tế bào kuffer, tẩm nhuận bạch cầu đa nhân
C. Có sợi xơ quanh tế bào gan
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 27:
Về mô học, thể Mallory xuất hiện ở bào tương của tế bào gan là biểu hiện đặc trưng và duy nhất gặp trong viêm gan do rượu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Cơ chế gây tổn thương gan do rượu là:
A. Do aldehyde gây tổn thương tế bào
B. Do miễn dịch
C. Tế bào gan thiếu oxy
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 29:
Triệu chứng lâm sàng của viêm gan cấp nặng do rượu hay gặp là:
A. Sốt
B. Đau hạ sườn phải
C. Vàng da
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 30:
Viêm gan cấp do rượu ở bệnh nhân xơ gan còn bù có thể có các biểu hiện sau:
A. Sốt
B. Vàng da tăng nhanh
C. Cổ trướng
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 31:
Xét nghiệm trong viêm gan cấp nặng do rượu có thể có các bất thường sau, ngoại trừ:
A. SGOT/SGPT > 2
B. γGT tăng hơn 10 lần
C. Tỷ prothrombin giảm
D. Tăng bilirubin chủ yếu là gián tiếp
-
Câu 32:
Sự hồi phục tổn thương gan trên vi thể sau viêm gan rượu cấp là:
A. Biến mất tổn thương nhanh nếu không uống rượu tiếp trong vòng 1 tháng
B. Biến mất tổn thương có thể từ 3 đến 6 tháng
C. Tổn thương kéo dài và không bao giờ trở lại bình thường cho dù ngưng rượu
D. Tế bào gan trở lại bình thường nhưng giảm số lượng
-
Câu 33:
Chụp nhuộm thực quản dạ dày có baryte có ưu thế hơn nội soi tiêu hoá cao trong trường hợp nào sau đây:
A. Viêm, loét thực quản, dạ dày
B. U thực quản dạ dày
C. Thủng bít dạ dày
D. Dị dạng mạch máu dạ dày thực quản
-
Câu 34:
Chụp đối quang dạ dày dùng để chẩn đoán:
A. Viêm loét dạ dày có chảy máu
B. Nghi ngờ thủng dạ dày
C. Nghi ngờ có hẹp môn vị
D. Tổn thương nhỏ ở mặt sau dạ dày mà phim thường không phát hiện được
-
Câu 35:
Có thể chẩn đoán viêm dạ dày bằng chụp nhuộm dạ dày có baryte với điều kiện:
A. Dạ dày đầy baryte
B. Dạ dày có baryte lớp mỏng
C. Dạ dày đầy baryte và có thuốc tăng nhu động dạ dày
D. Dạ dày có baryte lớp mỏng và thuốc làm giảm nhu động dạ dày
-
Câu 36:
Chống chỉ định chụp nhuộm dạ dày có baryte trong truờng hợp nào sau đây:
A. Bệnh lý dạ dày có dấu hiệu hẹp, nghẽn
B. Lâm sàng nghi ngờ thủng dạ dày
C. Nghi ngờ ung thư dạ dày
D. Bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim kèm theo
-
Câu 37:
Chụp đối quang dạ dày thường dùng:
A. Baryte dạng huyền dịch kèm muối ăn
B. Baryte dạng bột kèm kali
C. Baryte dạng huyền dịch kèm kẽm
D. Baryte dạng huyền dịch kèm chất sủi bọt
-
Câu 38:
Biến chứng do chụp nhuộm thực quản, dạ dày có baryte là:
A. Nghẽn môn vị do baryte bị đóng vón
B. Viêm thực quản dạ dày do baryte
C. Loét mặt sau hành tá tràng do đọng baryte
D. Nghẽn đại tràng trái do baryte bị đóng vón
-
Câu 39:
Chỉ định chụp nhuộm baryte ruột non trong trường hợp:
A. Nôn máu và đi cầu phân đen
B. Đi cầu phân đen, nôi soi tiêu hoá thấp không thấy tổn thương
C. Tiêu chảy kéo dài chưa rõ nguyên nhân
D. Đau bụng cấp kèm dấu rắn bò
-
Câu 40:
Trường hợp nào sau đây không được chụp nhuộm đại tràng có baryte:
A. Tiền sử đi cầu máu tươi nhiều lần và tái phát.
B. Bệnh nhân vừa mới được soi đại tràng mà có dấu hiệu đau bụng cấp.
C. Bệnh nhân đến thắt polype định kỳ.
D. Bệnh nhân đau bụng mạn tính.
-
Câu 41:
Sau chụp nhuộm đại tràng có baryte, bệnh nhân đau bụng nhiều cần nghỉ đến:
A. Đại tràng bị căng qua mức.
B. Baryte chưa thoát ra ngoài.
C. Co thắt phản xạ.
D. Tất cả lý do kể trên.
-
Câu 42:
Chống chỉ định nội soi tiêu hoá cao trong trường hợp:
A. Nuốt nghẹn, nuốt khó và đau
B. Đau thượng vị kèm nôn nhiều
C. Nuốt đau, nuốt khó sau uống axit
D. Nôn ngay sau ăn, suy kiệt
-
Câu 43:
Điều trị bằng nội soi được dùng trong trường hợp sau đây, ngoại trừ:
A. Nong thực quản do sẹo chít hẹp
B. Cầm máu tại chỗ
C. Nong môn vị do loét xơ chai hành tá tràng
D. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm
-
Câu 44:
Một trong những biện pháp nào sau đây dùng để nuôi dưỡng bệnh nhân một cách tích cực trong trường hợp viêm tụy cấp nặng?
A. Cho ăn qua ống thông dạ dày
B. Cho ăn qua ống thông đến tận hổng tràng
C. Mở dạ dày qua da
D. Thụt chất dinh dưỡng vào đại tràng
-
Câu 45:
Bệnh lý túi thừa đại tràng, chẩn đoán tốt nhất là:
A. Nội soi đại tràng bằng ống cứng
B. Nội soi video đại tràng bằng ống mềm trước, sau đó chụp nhuộm đại tràng có baryte
C. Chụp nhuộm đại tràng có baryte trước sau đó nội soi đại tràng bằng ống soi mềm
D. Nội soi đại tràng bằng ống mềm, nhìn trực tiếp