2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc cho thuốc hormone giáp:
A. Ở người trẻ, liều bắt đầu 100 μg/ngày
B. Ở người trẻ, liều bắt đầu 50 μg/ngày
C. Ở người lớn tuổi, liều thấp và tăng liều dần
D. Theo dõi biến chứng suy giáp
-
Câu 2:
Trong dầu Lipiodol:
A. 1ml chứa 580mg iode
B. Liều duy nhất bằng 2ml
C. Dự phòng trong 3-5 năm
D. 1ml chứa 480mg iode
-
Câu 3:
Với Lugol:
A. Gồm 5g I2 + 10g IK trong 100ml
B. Thời gian tác dụng ngắn hơn so với loại dầu iode
C. Cho một lần buổi sáng
D. Câu A, B đúng
-
Câu 4:
Iode cần thiết cho cơ thể vì:
A. Phụ trách sự phát dục cơ thể
B. Làm chậm sự chuyển hóa tế bào
C. Phát triển não bộ trong những tháng đầu thai kỳ
D. Thành phần chủ yếu tạo hormone giáp
-
Câu 5:
Iode trộn trong muối cung cấp hàng ngày chừng:
A. 150-300 μg/ngày
B. 125-150 mg ở người lớn
C. 35 mg 6-12 tháng tuổi
D. 60-100 mg >11 tuổi
-
Câu 6:
Sự cung cấp iode trong điều trị dự phòng được đánh giá tốt, khi nồng độ iode trong nước tiểu trung bình từ:
A. 0,3-0,5 mg iode/L
B. 0,1-0,2gr iode/L
C. 100-200μg iode/L
D. 150-300μg iode/L
-
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với định nghĩa của động kinh:
A. Đột khởi
B. Chu kỳ và tái phát
C. Không định hình
D. Điện não đồ có đợt sóng kịch phát
-
Câu 8:
Phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơn động kinh không gây:
A. Giảm canxi
B. Tăng hấp thụ glucose tại chỗ
C. Tăng kích thích các nơron
D. Giảm lưu lượng máu nơi tổn thương
-
Câu 9:
Loại động kinh nào sau đây không thuộc cơn động kinh toàn thể theo phân loại của OMS 1981:
A. Động kinh liên tục
B. Cơn lớn
C. Cơn giật cơ
D. Cơn mất trương lực
-
Câu 10:
Chấn thương sọ não có thể gây nhiều loại động kinh ngoại trừ:
A. Cơn cục bộ toàn bộ hóa
B. Cơn cứng giật cơ
C. Cơn vắng ý thức
D. Cơn cục bộ đơn thuần
-
Câu 11:
Chấn thương sọ não có thể gây nhiều loại động kinh ngoại trừ điều sau:
A. Cơn cục bộ
B. Cơn giật cơ 2 bên
C. Cơn mất trương lực
D. Cơn co cứng cơ
-
Câu 12:
U tế bào não nào sau đây ít gây động kinh nhất:
A. U tế bào ít nhánh
B. U màng não
C. U tế bào hình sao
D. U ác tính
-
Câu 13:
U tế bào não nào dưới đây ít gây động kinh nhất:
A. Di căn não
B. U màng não
C. U tế bào hình sao
D. U lành tính
-
Câu 14:
Động kinh ở lứa tuổi 20-50 do u chiếm mấy %:
A. 30
B. 45
C. 60
D. 75
-
Câu 15:
Triệu chứng nào sau đây không thuộc cơn cục bộ phức tạp:
A. Ngửi mùi khó chịu
B. Nhìn thấy cảnh xa lạ
C. Cười ép buộc
D. Co giật ở môi
-
Câu 16:
Dấu chứng nào sau đây không thuộc giai đoạn đầu của động kinh cơn lớn:
A. Các chi duỗi cứng
B. 2 mắt trợn ngược
C. Tiểu dầm
D. Thở ồn ào
-
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc động kinh cơn bé:
A. Rơi chén đủa khi ăn
B. Tuổi từ 3-12
C. Mất ý thức trong tích tắc
D. Điện não đồ trên một vài đọa trình có sóng biên độ cao
-
Câu 18:
Cơn động kinh cục bộ thường gặp nhất là:
A. Cục bộ vận động
B. Cục bộ cảm giác
C. Cục bộ thực vật
D. Cục bộ toàn bộ hóa
-
Câu 19:
Động tác tự động nào sau đây là nguy hiểm nhất trong động kinh thái dương:
A. Cơn nhai
B. Quay mắt đầu
C. Đi lang thang
D. Động tác như lái xe
-
Câu 20:
Cơn cục bộ toàn bộ hóa cần phân biệt với cơn động kinh nào sau đây:
A. Cơn bé
B. Cơn lớn
C. Trạng thái động kinh
D. Động kinh liên tục
-
Câu 21:
Hội chứng Lennox - Gastaut gồm các dấu chứng sau ngoại trừ:
A. Vắng ý thức
B. Cơn co cứng
C. Mất trương lực
D. Tình trạng tinh thần bình thường
-
Câu 22:
Đặc trựng điện não đồ trong giai đoạn co giật của động kinh cơn lớn là:
A. Sóng chậm
B. Nhọn-gai
C. Sóng chậm-họn
D. Gai-sóng chậm
-
Câu 23:
Thuốc nào sau đây có thể điều trị cho cơn lớn, cơn bé, cơn cục bộ đơn thuần hay cơn phức tạp:
A. Carbamazépine
B. Dépakine
C. Barbituric
D. Vigabatrin
-
Câu 24:
Thuốc nào sau đây có tác dụng tốt nhất trên cơn cục bộ phức tạp:
A. Dépakine
B. Rivotril
C. Tégrétol
D. Vigabatrin
-
Câu 25:
Liều lượng Gardenal trong điều trị động kinh ở người lớn theo cân nặng là mấy mg:
A. 0,5-1
B. 1-1,5
C. 2-3
D. 3-4
-
Câu 26:
Liều lượng Dépakine trong điều trị động kinh ở người lớn theo cân nặng là mấy mg:
A. 15
B. 20
C. 25
D. 30
-
Câu 27:
Liều lượng Tégrétol trong điều trị động kinh ở người lớn theo cân nặng là mấy mg:
A. 5
B. 7
C. 10
D. 15
-
Câu 28:
Thuốc nào sau đây không tác dụng đến động kinh cục bộ phức tạp:
A. Dépakine
B. Tégrétol
C. Vigabatrin
D. Zarontin
-
Câu 29:
Thuốc nào sau đây được lựa chọn trong trạng thái động kinh:
A. Clonazépam
B. Dépakine
C. Tégrétol
D. Vigabatrin
-
Câu 30:
Thuốc nào sau đây không điều trị cho động kinh cơn bé:
A. Dépakine
B. Gardenal
C. Zarontin
D. Tridione
-
Câu 31:
Theo Tổ chức Y Tế thế giới, lứa tuổi người có tuổi là:
A. 45-59
B. 60-74
C. 75-90
D. 90-100
-
Câu 32:
Tuổi thọ trung bình của giới nữ Việt nam (tài liệu 1992):
A. 51
B. 57
C. 58,7
D. 66
-
Câu 33:
Chi tiết sau đây không phải là đặc điểm bệnh lý tuổi già:
A. Tính chất đa bệnh lý
B. Triệu chứng bệnh thường điển hình
C. Tuổi già không phải là bệnh nhưng sự già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh
D. Khả năng phục hồi chậm
-
Câu 34:
Bệnh tim mạch thường gặp ở người có tuổi là:
A. Thấp tim
B. Bệnh tim bẩm sinh
C. Bệnh vô mạch (Takayashu)
D. Cơn đau thắt ngực
-
Câu 35:
Bệnh phế quản, phổi thường gặp ở người lớn tuổi là:
A. Viêm phế quản mạn
B. Viêm phổi thùy
C. Hen phế quàn ngoại sinh
D. Viêm xoang
-
Câu 36:
Bệnh lý tuyến giáp hay gặp ở người lớn tuổi là:
A. Hashimoto
B. Cushing
C. Addison
D. Suy giáp
-
Câu 37:
Tình hình tử vong của người có tuổi ở Bệnh viện Bạch Mai:
A. Đa số chết vào mùa lạnh
B. Đa số chết vào mùa nóng
C. Đa số chết vào ban chiều
D. Đa số chết trong ngày đầu vào viện
-
Câu 38:
Nguyên tắc điều trị bệnh tuổi già:
A. Điều trị luôn luôn phải dùng thuốc vì cơ thể già đề kháng kém
B. Điều trị toàn diện
C. Thuốc nên dùng đường tiêm để có tác dụng tối ưu
D. Nên dùng thuốc trợ tim rộng rãi
-
Câu 39:
Vấn đề phục hồi chức năng ở người già:
A. Luôn luôn có thầy thuốc giúp đỡ
B. Tự tập luyện
C. Bằng những bài tập thể dục cho người lớn
D. Tiến hành tự giác trên cơ sở khoa học
-
Câu 40:
Vệ sinh phòng bệnh ở người có tuổi:
A. Ăn uống hợp lý
B. Không nên dùng thuốc ngủ cho người già
C. Cường độ vận động tối đa có thể được
D. Đã nghỉ hưu thì không nên tham gia công việc
-
Câu 41:
Tác dụng thuốc ở người già:
A. Tốc độ chuyển hoá nhanh hơn
B. Khả năng chống độc tốt hơn
C. Bài xuất tốt hơn
D. Tất cả ý trên sai
-
Câu 42:
Tác dụng phụ khi dùng thuốc ở người già:
A. Hay gặp hơn ở người trẻ
B. Ít gặp hơn ở người trẻ
C. Ngắn hơn ở người trẻ
D. Câu B, C đúng
-
Câu 43:
Nguyên tắc dùng thuốc ở người già:
A. Càng nhiều càng tốt
B. Chọn đường dùng an toàn
C. Cần tăng cao liều
D. Cần giảm liều
-
Câu 44:
Phẫu thuật với lão khoa:
A. Mọi trường hợp cấp cứu phải mổ
B. Đối với mổ phiên, cần tiền mê tốt trước khi mổ
C. Không cần công tác tư tưởng
D. Câu A, C đúng
-
Câu 45:
Việc phục hồi chức năng ở người già:
A. Không vội vàng
B. Bắt đầu sớm
C. Trên cơ sở khoa học
D. Câu B, C đúng