2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh nguyên chính gây ra loét dạ dày tá tràng hiện nay là:
A. Do H.P
B. Tăng tiết
C. Tăng toan
D. Giảm toan
-
Câu 2:
pH dịch vị khi đói:
A. > 5
B. 1,7 - 2
C. 3 - 5
D. > 7
-
Câu 3:
Loét dạ dày tá tràng có tính chất đặc thù sau:
A. Do tăng acid dịch vị
B. Là một bệnh mang tính chất toàn thân
C. Là một bệnh mạn tính do HP gây ra
D. Là một bệnh cấp tính
-
Câu 4:
Vi khuẩn H.P. có đặc tính sau:
A. Xoắn khuẩn gr (-)
B. Gram (+)
C. Xoắn khuẩn
D. Trực khuẩn
-
Câu 5:
Vi khuẩn H.P là loại:
A. Kỵ khí tuyệt đối
B. Kỵ khí
C. Ái - kỵ khí
D. Ái khí tối thiểu
-
Câu 6:
Vị trí nào sau đây thường là nơi cư trú của Hélico bacter pylori:
A. Thân vị
B. Phình vị
C. Tâm vị
D. Hang vị
-
Câu 7:
Vi khuẩn H.P tiết ra các men sau đây:
A. Urease
B. Catalase
C. Transaminase
D. A và B đúng
-
Câu 8:
Các thuốc nào sau đây có thể gây lóet dạ dày tá tràng:
A. Paracétamol
B. Kháng viêm không stéroide
C. Amoxicilline
D. Chloramphénicol
-
Câu 9:
Loét tá tràng thường gặp ở những trường hợp sau:
A. < 20 tuổi
B. Nữ > nam
C. > 60 tuổi
D. 20 - 30 tuổi
-
Câu 10:
Loét dạ dày có đặc điểm chủ yếu sau:
A. Đau theo nhịp 3 kỳ
B. Đau theo nhịp 4 kỳ
C. Thường kèm theo vàng da vàng mắt
D. Bạch cầu đa nhân trung tính cao
-
Câu 11:
Phương tiện chính để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng hiện nay là:
A. Nội soi dạ dày tá tràng
B. Xét nghiệm máu
C. Phim dạ dày tá tràng có Baryte
D. Đo lượng acid dạ dày
-
Câu 12:
Xét nghiệm nào sau đây dùng để phát hiện H.P:
A. Martin Petit
B. Bordet Wasseman
C. Waaler Rose
D. Clotest
-
Câu 13:
Phân biệt loét tá tràng và viêm đường mật cần dựa vào:
A. Vị trí đau
B. Nội soi và siêu âm
C. Liên hệ với bữa ăn
D. Chụp phim bụng không sửa soạn
-
Câu 14:
Biến chứng loét tá tràng không gặp:
A. Chảy máu
B. Ung thư hóa
C. Hẹp môn vị
D. Thủng
-
Câu 15:
Khi nội soi dạ dày, trên 90% loét gặp ở vị trí sau:
A. Vùng thân vị
B. Mặt sau hành tá tràng
C. Mặt trước hành tá tràng
D. Câu B, C đúng
-
Câu 16:
Biến chứng nào sau đây thường gặp trong loét dạ dày:
A. Thủng và chảy máu
B. Hẹp môn vị
C. Ung thư hoá
D. Ung thư gây hẹp môn vị
-
Câu 17:
Trong biến chứng thủng dạ dày do loét thường có các yếu tố thuận lợi sau:
A. Do điều trị không đúng qui cách
B. Xảy ra sau khi ăn
C. Sau khi dùng các thuốc kháng viêm không steroide
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Được xem là hẹp môn vị khi bệnh lý trong nghiệm pháp no muối là:
A. < 150 ml
B. > 300 ml
C. < 100 ml
D. < 200 ml
-
Câu 19:
Tỉ lệ loét dạ dày K hóa là:
A. 5%
B. 1%
C. 15%
D. 20%
-
Câu 20:
Triệu chứng của hep môn vị:
A. Mửa ra thức ăn củ > 24 giờ
B. Dấu óc ách dạ dày sau ăn
C. Có dịch ứ trong dạ dày > 50ml
D. Đau nóng rát thường xuyên
-
Câu 21:
Kháng sinh nào sau đây dùng để điều trị H.P:
A. Rifamicine
B. Bactrim
C. Chlorocide
D. Clarithromycine
-
Câu 22:
Thuốc nào sau đây hiệu quả nhất trong điều trị loét:
A. Maalox
B. Phosphalugel
C. Cimetidine
D. Omeprazole
-
Câu 23:
Để giảm loét tái phát do H.P. cần thực hiện các biện pháp sau:
A. Cử café
B. Tránh căng thẳng
C. Cần ăn nhẹ
D. Cử thuốc lá
-
Câu 24:
Điều trị kháng tiết trong loét dạ dày tá tràng cần:
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 3 tuần
D. 4 tuần
-
Câu 25:
Tác dụng chính của thuốc omeprazole là:
A. Trung hoà toan
B. Kháng choline
C. Kháng thụ thể H2
D. Kháng bơm proton
-
Câu 26:
Liều dùng và liệu trình omeprazole trong điều trị loét dạ dày là:
A. 20mg/ng trong 2 tuần
B. 20mg/ng trong 3 tuần
C. 40mg/ng trong 5 tuần
D. 40mg/ng trong 6 tuần
-
Câu 27:
Tác dụng và tác dụng phụ của Ranitidine trong điều trị loét dạ dày tá tràng là:
A. Trung hoà acid và gây liệt dương
B. Kháng tiết acid nhưng gây tăng men gan
C. Kháng thụ thể H2 và không có tác dụng phụ nào
D. Kháng thụ thể H2 và gây tăng men gan nhẹ
-
Câu 28:
Trong điều trị loét dạ dày tá tràng omeprazole có lợi điểm hơn ranitidine là do những lí do sau:
A. Omeprazole tác dụng mạnh hơn Ranitidine
B. Omeprazole tác dụng mạnh và kéo dài hơn Ranitidine
C. Omeprazole ít tác dụng phụ hơn anitidine
D. Omeprazole ít gây dị ứng thuốc hơn ranitidine
-
Câu 29:
Liều lượng và liệu trình điều trị của Omeprazole trong loét tá tràng là:
A. 20mg/ng trong 1 tuần
B. 20mg/ng trong 4 tuần
C. 40mg/ng trong 4 tuần
D. 40mg/ng trong 8 tuần
-
Câu 30:
Sucralfate là thuốc có tác dụng sau trong điều trị loét dạ dày tá tràng:
A. Thuốc trung hoà acid dịch vị
B. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tạo ra lớp trung hoà điện tích trên bề mặt ổ loét
C. Thuốc kháng tiết dịch vị
D. Thuốc băng niêm mạc dạ dày
-
Câu 31:
Trên lâm sàng, đái máu đại thể cần phải chẩn đoán phân biệt với:
A. Đái ra dưỡng trấp
B. Đái ra Myoglobin
C. Tụ máu quanh thận
D. Xuất huyết niệu đạo
-
Câu 32:
Nguyên nhân không do nhiễm trùng của đái ra máu đại thể:
A. Lao thận
B. Viêm bàng quang xuất huyết
C. Sỏi thận
D. Viêm thận bể thận cấp
-
Câu 33:
Nguyên nhân nhiễm trùng của đái máu:
A. Ung thư thận
B. Chấn thương thận
C. Lao thận
D. Polype bàng quang
-
Câu 34:
Nguyên nhân của đái máu đầu bãi:
A. Viêm cầu thận cấp
B. Viêm đài bể thận cấp
C. Viêm bàng quang xuất huyết
D. Viêm niệu đạo xuất huyết
-
Câu 35:
Chẩn đoán xác định đái máu vi thể dựa vào:
A. Nghiệm pháp 3 cốc
B. Nghiệm pháp 2 cốc
C. Nghiệm pháp pha loãng nước tiểu
D. Nghiệm pháp cô đặc nước tiểu
-
Câu 36:
Yếu tố quan trọng nhất để xác định đái máu từ cầu thận:
A. Bệnh nhân phù to
B. Protein niệu dương tính
C. Trụ hồng cầu
D. Tăng huyết áp
-
Câu 37:
Đái máu do nguyên nhân viêm cầu thận mạn:
A. Thường có máu cục
B. Thường do di chuyển của sỏi tiết niệu sau khi gắng sức
C. Hay xảy ra trong đợt cấp của viêm đài bể thận mạn
D. Tất cả đều sai
-
Câu 38:
Trong nghiệm pháp 3 cốc, chỉ có nước tiểu ở cốc đầu tiên đỏ thì tiêu điểm chảy máu:
A. Từ đài bể thận
B. Từ niệu quản
C. Từ bàng quang
D. Từ niệu đạo
-
Câu 39:
Trong nghiệm pháp 3 cốc, chỉ có nước tiểu ở cốc cuối cùng đỏ thì tiêu điểm chảy máu:
A. Từ cầu thận
B. Từ đài bể thận
C. Từ niệu quản
D. Từ bàng quang
-
Câu 40:
Trong nghiệm pháp 3 cốc, nước tiểu ở cả 3 cốc đều đỏ thì tiêu điểm chảy máu hay gặp nhất là:
A. Thận
B. Niệu quản
C. Bàng quang
D. Niệu đạo
-
Câu 41:
Phương pháp thích hợp nhất để chẩn đoán xác định đái máu vi thể ở tuyến cơ sở:
A. Đốt nước tiểu
B. Giấy thử nước tiểu
C. Đếm cặn Addis
D. Quay ly tâm nước tiểu
-
Câu 42:
Trụ hồng cầu trong nước tiểu chứng tỏ rằng đái máu do:
A. Tổn thương ống thận cấp
B. Viêm đài bể thận cấp
C. Tổn thương bàng quang - niệu đạo
D. Tổn thương cầu thận
-
Câu 43:
Bình thường, kết quả hồng cầu trong phương pháp đếm cặn Addis:
A. < 1000 HC/phút
B. < 2000 HC/phút
C. < 3000 HC/phút
D. < 5000 HC/phút
-
Câu 44:
Chẩn đoán xác định đái máu có thể dựa vào:
A. Giấy thử nước tiểu
B. Tìm hồng cầu trong nước tiểu qua soi kính hiển vi
C. Đếm cặn Addis
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 45:
Chẩn đoán xác định đái máu vi thể bằng phương pháp đếm cặn Addis:
A. > 1000 HC/phút
B. > 2000 HC/phút
C. > 5000 HC/phút
D. > 10000 HC/phút