2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ngạt nước được định nghĩa là:
A. Tình trạng suy hô hấp cấp
B. Tình trạng bệnh nhân bị co thắt phế quản cấp
C. Tình trạng bệnh nhân bị rơi đột ngột vào trong nước và suy hô hấp
D. Là tình trạng bệnh nhân bị rơi vào nước và uống quá nhiều nước
-
Câu 2:
Chết đuối là tình trạng sau:
A. Nước vào trong phế quản cấp
B. Thiếu khí cấp do co thắt thanh quản và nước tràn vào phế quản gây ra rung thất và ngừng tim
C. Ngưng tim đột ngột
D. Rơi xuống nước và suy hô hấp cấp
-
Câu 3:
pH máu trong ngạt nước:
A. Tăng nhiều
B. Tăng ít
C. Không tăng
D. Giảm
-
Câu 4:
Trong ngạt nước chức năng thận bị rối loạn là do:
A. Thận bị nhiểm độc
B. Do tắt nghẻn ống thận
C. Nhiễm trùng
D. Thiếu khí
-
Câu 5:
Khi chết đuối vào nước ngọt có thể gây ra tình trạng sau:
A. Bội nhiễm phổi
B. Cô đặc máu
C. Giảm thể tích máu
D. Tăng thể tích máu
-
Câu 6:
Khi ngạt nước thân nhiệt hạ là vì:
A. Giảm chuyển hoá
B. Do ảnh hưởng của môi trường
C. Nước ngấm vào máu
D. Môi trường và nước ngấm vào máu
-
Câu 7:
Khi hít nước ưu trương vào phổi sẽ gây:
A. Tăng áp lực thẩm thấu máu
B. Phù phổi
C. Tăng bài niệu
D. Giảm lượng nước tiểu
-
Câu 8:
Khi bệnh nhân bị ngạt trong nước bẩn thường gây:
A. Viêm phế quản
B. Viêm đỉnh phổi
C. Viêm đáy phổi trái
D. Viêm đáy phổi phải
-
Câu 9:
Các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân ngạt nước:
A. Thời gian cấp cứu
B. Tình trạng nhiễm toan
C. Chỉ số Glasgow
D. Thời gian cấp cứu, tình trạng nhiễm toan, chỉ số Glasgow
-
Câu 10:
Trong ngạt nước hạ thân nhiệt có mục đích:
A. Giảm chuyển hoá
B. Làm ổn đinh nhịp tim
C. Tránh động kinh
D. Tăng sức đề kháng của cơ thể
-
Câu 11:
Bệnh nhân ngạt nước pH máu thấp thường gây ra các biến chứng:
A. Xuất huyết tiêu hoá
B. Ngừng thở
C. Ngừng tim
D. Động kinh
-
Câu 12:
Ba cơ quan nào sau đây thường bị tổn thương trong ngạt nước:
A. Phổi, tim, thận
B. Phổi, tim, não
C. Tim, thận, tiêu hoá
D. Phổi, thận, ruột
-
Câu 13:
Trong chết đuối các biến chứng nào sau đây là thường gặp nhất:
A. Ngừng tim đột ngột
B. Ngừng thở đột ngột
C. Ngừng tim và ngừng thở đột ngột
D. Tụt huyết áp
-
Câu 14:
Trong ngạt nước, khí máu cho thấy:
A. Nhiễm kiềm hô hấp
B. Nhiễm kiềm chuyển hoá
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Nhiễm toan chuyển hoá
-
Câu 15:
Trong chết đuối thường thấy tổn thương phổi trên Xquang như sau:
A. Phế quản phế viêm
B. Viêm phế quản cấp
C. Viêm đáy phổi trái
D. Viêm đáy phổi phải
-
Câu 16:
Tổn thương phổi trên Xquang ở bệnh nhân chết đuối có hình ảnh sau:
A. Phù phổi
B. Đặc phổi
C. Xẹp phổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Trong ngạt nước tỉ lệ nước hít vào phổi thường là:
A. 50ml/kg
B. 40ml/kg
C. 30ml/kg
D. 20ml/kg
-
Câu 18:
Khi lượng nước hít vào phổi khoảng 1 lít thì tỉ lệ bệnh nhân chết đuối là:
A. 40%
B. 60%
C. 70%
D. 85%
-
Câu 19:
Trong chết đuối xét nghiệm nước tiểu có Hemoglobine là do:
A. Hồng cầu quá ưu trương
B. Thiếu men G6 PD
C. Màng hồng cầu bị thương tổn
D. Hồng cầu quá nhượt trương
-
Câu 20:
Thao tác theo thứ tự khi đưa bệnh nhân ra khỏi nước như sau:
A. Ấn mạnh vào bụng, hô hấp nhân tạo
B. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, ấn mạnh vào bụng
C. Hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu cần
D. Không câu nào đúng
-
Câu 21:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân là thời gian ngạt nước là:
A. Nhiễm toan nặng khi pH < 7,1
B. Vô tâm trương
C. Chỉ số Glasgow > 5
D. Khó thở
-
Câu 22:
Bệnh nhân ngạt nước cho thở oxy cần theo dõi:
A. Đường máu
B. Uré máu
C. Điện giải đồ
D. Khí máu
-
Câu 23:
Trong ngạt nước dùng furosemide liều cao nhằm mục đích:
A. Hạ uré máu
B. Hạ natri máu
C. Tránh phù phổi
D. Hạ kali máu
-
Câu 24:
Dùng kháng sinh trong điều trị dự phòng bội nhiểm ở bệnh nhân ngạt nước là nhắm đến cơ quan:
A. Tiêu hoá
B. Tiết niệu
C. Da niêm mạc
D. Hô hấp
-
Câu 25:
Nguyên nhân gây VGM chủ yếu là:
A. Do rượu
B. Do sốt rét
C. Do VGSV A
D. Do VGSV B và C
-
Câu 26:
VGM virus B thường gặp ở:
A. Châu Mỹ
B. Châu Á
C. Châu Úc
D. Vùng Đông Nam Á
-
Câu 27:
Bệnh sinh VGM là:
A. Do tác động trực tiếp của độc chất
B. Do hiện tượng viêm miễn dịch
C. Do độc tố của vi khuẩn
D. Do suy dưỡng
-
Câu 28:
Các yếu tố nào sau đây cho thấy hoạt tính nhân lên của virus viêm gan B:
A. Sốt và vàng da
B. Sốt và gan lớn
C. HBeAg (+) và HBV-DNA (+)
D. HBsAg (+) và anti HBsAg(+)
-
Câu 29:
Bệnh Lupus, PCE và Hashimoto thường phối hợp với:
A. Viêm gan mạn B
B. Viêm gan mạn C
C. Viêm gan mạn Delta
D. Viêm gan mạn tự miễn
-
Câu 30:
Các triệu chứng thường gặp nhất đi kèm trong VGM là:
A. Xuất huyết dưới da
B. Cổ trướng
C. Vàng mắt
D. Phù
-
Câu 31:
Trong VGM hoạt động:
A. Gan không lớn
B. Gan lớn chắc, ấn tức
C. Gan lớn rất đau
D. Gan teo
-
Câu 32:
VGM là viêm gan kéo dài:
A. > 3 tháng
B. > 1 năm
C. > 2 năm
D. > 6 tháng
-
Câu 33:
Phân loại thường dùng nhất hiện nay trong viêm gan mạn là:
A. Dựa vào nguyên nhân
B. Dựa vào hình thái tổn thương
C. Dựa vào hoạt tính viêm
D. Dựa vào hoạt tính viêm và giai đoạn tổn thương
-
Câu 34:
Thời gian trung bình của viêm gan mạn virus C đưa đến ung thư gan là:
A. 5 năm
B. 10 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
-
Câu 35:
Thời gian trung bình của viêm gan mạn virus B đưa đến ung thư gan là:
A. 2 năm
B. 4 năm
C. 10 năm
D. 20 năm
-
Câu 36:
Viêm gan virus nào sau đây có thể đưa đến viêm gan mạn:
A. Viêm gan B và C
B. Viêm gan B và A
C. Viêm gan B, C và A
D. Viêm gan B, C và E
-
Câu 37:
Trong các loại viêm gan mạn nào sau đây lâm sàng ít lộ rõ:
A. Viêm gan mạn B
B. Viêm gan mạn tự miễn
C. Viêm gan mạn do thuốc
D. Viêm gan mạn virus C
-
Câu 38:
Biến chứng thường gặp nhất của viêm gan mạn là:
A. Xuất huyết tiêu hoá
B. Xơ gan
C. Ung thư gan
D. Suy gan
-
Câu 39:
VGM hoạt động có các đặc tính sau:
A. Diễn tiến tự khỏi
B. Teo gan vàng cấp
C. Xơ gan và K gan
D. Xơ gan
-
Câu 40:
Xét nghiệm chính để chẩn đoán VGM:
A. Bilirubine
B. Sinh thiết gan
C. Men transaminase
D. Điện di protide máu
-
Câu 41:
Để chẩn đoán viêm gan virus B hoạt động cần dựa vào:
A. Triệu chứng vàng da
B. Dấu gan lớn
C. Sinh thiết gan
D. Dựa vào men transaminase
-
Câu 42:
Trong VGM hoạt động của:
A. Men transaminase > 5 lần bình thường
B. Men transaminase giảm
C. Men transaminase tăng 2-3 lần bình thường
D. Men transaminase tăng > 10 lần bình thường
-
Câu 43:
Trong VGM tồn tại, tổn thương mô học của gan là:
A. Tổ chức xơ xâm nhập tiểu thùy gan
B. Gan nhiễm mỡ
C. Có nhiều nốt tân tạo
D. Tế bào viêm đơn nhân chỉ khu trú ở khoảng cửa
-
Câu 44:
VGM hoạt động có các tổn thương mô học sau:
A. Tế bào hoại tử mủ
B. Tế bào viêm đơn nhân và tổ chức xơ vượt quá khoảng cửa
C. Chỉ là tổ chức xơ
D. Tế bào viêm đơn nhân xâm nhập khoảng cửa
-
Câu 45:
Trong VGM hoạt động virus B, xét nghiệm có giá trị nhất là:
A. AgHBS (+)
B. Men transaminase tăng
C. AND virus và AND polymérase (+)
D. Bilirubine máu tăng