2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ở những người già > 80 tuổi, thường có các biểu hiện xuất huyết ở cẳng tay, bàn tay. Nguyên nhân hay gặp là:
A. Do thành mạch dễ vỡ ở người già
B. Giảm các yếu đông máu ở người già
C. Giảm chức năng tiểu cầu ở người già
D. Giảm số lượng tiểu cầu ở người già
-
Câu 2:
Một bệnh nhân có biểu hiện ban xuất huyết nặng, tối cấp trong bệnh cảnh nhiễm trùng rõ. Vi khuẩn nào dưới đây thường cho là tác nhân gây ra bệnh cảnh này?
A. Lậu cầu
B. Phế cầu
C. Não mô cầu
D. Liên cầu
-
Câu 3:
Đông máu rải rác trong lòng mạch, có thể gặp trong các tình huống sau:
A. Nhiễm trùng (vi khuẩn gram âm)
B. Bệnh máu ác tính (lơ xê mi cấp thể tiền tuỷ bào)
C. Tai biến sản khoa: nhau bong non, thai chết lưu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Bệnh Werlhof (trước đây gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân) là do cơ chế:
A. Nhiễm trùng
B. Đồng miễn dịch (allo-immun)
C. Dị ứng
D. Tự miễn (auto-immun)
-
Câu 5:
Hemophilia là những bệnh rối loạn đông máu di truyền, hiện nay người ta chia ra như sau:
A. Hemophilia A do thiếu hụt các yếu tố VIII
B. Hemophilia B do thiếu hụt các yếu tố IX
C. Hemophilia C do thiếu hụt các yếu tố XI
D. Chỉ có a và b là đúng
-
Câu 6:
Lơ xê mi là một nhóm bệnh ác tính, khởi đầu ở:
A. Gan
B. Hạch
C. Máu
D. Tuỷ xương
-
Câu 7:
Ở Việt Nam, người ta nhận thấy rằng:
A. Lơ xê mi cấp dòng lymphô thường gặp ở trẻ em
B. Lơ xê mi cấp dòng tuỷ thường gặp ở người lớn
C. Lơ xê mi kinh dòng lymphô hiếm gặp
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 8:
Lơ xê mi là một bệnh:
A. Mắc phải
B. Không phải di truyền nhưng đây là một trong những yếu tố làm dễ
C. Nguyên nhân chưa xác định thật rõ ràng
D. Cả 3 câu A, B và C đều đúng
-
Câu 9:
Các yếu tố liên quan với môi trường đóng một vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của lơ xê mi, các yếu tố đó là:
A. Tia xạ
B. Hoá chất như Benzen, các hydrocarbur thơm, Tolluène
C. Vírút
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Bệnh lơ xê mi cấp có những đặc điểm sau:
A. Do sự tăng sinh ác tính của các tế bào non tạo máu
B. Các tế bào non này xuất phát từ sự chuyển dạng ác tính của một tế bào gốc dòng tuỷ hoặc các tế bào tiền thân của dòng lymphô
C. Có rối loạn trưởng thành
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Lơ xê mi cấp có thể có các biểu hện sau:
A. Hội chứng thiếu máu
B. Hội chứng xuất huyết
C. Hội chứng nhiễm trùng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Hội chứng tiền lơ xê mi có thể gặp ở:
A. Người trẻ tuổi
B. Nam giới
C. Nữ giới
D. Người lớn tuổi
-
Câu 13:
Trong lơ xê mi cấp, sốt là một triệu chứng:
A. Thường gặp
B. Có thể do nhiễm trùng khi bạch cầu trung tính giảm nặng
C. Có thể không có nhiễm trùng mà chỉ do bản chất tăng sinh ác tính của bệnh
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 14:
Xuất huyết ở bệnh lơ xê mi cấp thường do:
A. Giảm số lượng tiểu cầu
B. Giảm các yếu tố đông máu
C. Viêm các mạch máu nhỏ
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 15:
Trong bệnh lơ xê mi cấp, dấu hiệu đau xương lúc ấn thường gặp nhất ở:
A. Xương đùi
B. Xương sọ
C. Xương ức
D. Xương sườn
-
Câu 16:
Thiếu máu trong bệnh lơ xê mi cấp chủ yếu là do:
A. Tan máu
B. Chảy máu
C. Tế bào lơ xê mi tăng sinh ở tuỷ lấn át dòng hồng cầu
D. Thiếu sắt
-
Câu 17:
Ở bệnh nhân lơ xê mi cấp, ngoài gan, lách, hạch lớn là các triệu chứng thường gặp, hội chứng u còn có thể gặp ở:
A. Màng não
B. Phổi và màng phổi
C. Da
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Phì đại lơi răng là triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân:
A. Thalassemia
B. Lơ xê mi cấp
C. Hemophilia
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Trong lơ xê mi cấp, nguy cơ nhiễm trùng cao khi:
A. Giảm bạch cầu lymphô
B. Giảm bạch cầu hạt trung tính rất nặng
C. Giảm bạch cầu hạt ái toan (ưa axit) rất nặng
D. Giảm bạch cầu mônô (bạch cầu đơn nhân)
-
Câu 20:
Đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD) là một biến chứng có thể gặp ở các bệnh lơ xê mi, trong số đó hay gặp nhất là ở:
A. Lơ xê mi kinh dòng tuỷ
B. Lơ xê mi kinh dòng lymphô
C. Lơ xê mi cấp dòng tuỷ thể M3
D. Lơ xê mi cấp dòng lymphô thể L3
-
Câu 21:
Trong bệnh lơ xê mi kinh:
A. Số lượng bạch cầu luôn luôn tăng trong giai đoạn chẩn đoán
B. Không có khoảng trống bạch cầu
C. Tiểu cầu thường tăng hoặc bình thường
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 22:
Hình ảnh khoảng trống bạch cầu (hiatus leukemicus) là biểu hiện rối loạn trưởng thành của dòng bạch cầu gặp trong:
A. Lơ xê mi kinh dòng tuỷ
B. Lơ xê mi kinh dòng lymphô
C. Lơ xê mi cấp nói chung
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Hoá học tế bào dùng để phân biệt lơ xê mi cấp dòng tuỷ hay dòng lymphô, trong đó:
A. Peroxydase thường âm tính ở dòng lymphô
B. Peroxydase thường dương tính ở dòng tuỷ
C. PAS thường dương tính ở dòng lymphô
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 24:
Yếu tố quan trọng nhất quyết định chẩn đoán bệnh lơ xê mi cấp là:
A. Số lượng bạch cầu ở máu tăng rất cao trên 100x109/L
B. Có một số bạch cầu non ở máu
C. Tỉ lệ bạch cầu non (blast) chiếm trên 30% các tế bào có nhân ở tuỷ
D. Hồng cầu giảm rất nặng
-
Câu 25:
Ở bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt, triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là:
A. Lách to
B. Hạch to
C. Gan to
D. Thiếu máu nặng
-
Câu 26:
Nhiễm sắc thể Ph1 là một rối loạn về di truyền tế bào điển hình trong bệnh:
A. Lơ xê mi cấp dòng lymphô
B. Lơ xê mi cấp dòng tuỷ
C. Lơ xê mi kinh dòng hạt
D. Lơ xê mi kinh dòng lymphô
-
Câu 27:
Đối với lơ xê mi cấp dòng tuỷ, 2 loại thuốc cơ bản trong điều trị tấn công là:
A. Vincristin và Daunorubicin
B. Cyclophosphamide và hydrea
C. Aracytin và Daunorubicin
D. Cyclophosphamide và Prednisolon
-
Câu 28:
Đối với lơ xê mi cấp dòng lymphô, 2 loại thuốc cơ bản trong điều trị tấn công là:
A. Vincristin và Aracytin
B. Vincristin và Prednisolon
C. Aracytin và Daunorubicin
D. Cyclophosphamide và Prednisolon
-
Câu 29:
Điều trị dự phòng ở hệ thần kinh trung ương bằng hoá chất hoặc tia xạ là cần thiết nhất đối với:
A. Lơ xê mi cấp dòng lymphô
B. Lơ xê mi cấp dòng tuỷ
C. Lơ xê mi kinh dòng hạt
D. Lơ xê mi kinh dòng lymphô
-
Câu 30:
Các thuốc được dùng để điều trị dự phòng ở hệ thần kinh trung ương là:
A. Aracytin
B. Méthetrexat
C. Dépomedrol
D. Chỉ có A và C là đúng
-
Câu 31:
Thuốc cơ bản thường được dùng diều trị lơ xê kinh dòng hạt ở giai đọan mạn là:
A. Hydrea hoặc Busulfan
B. Aracytin
C. Daunorubicin
D. Doxorubicin
-
Câu 32:
Ghép tế bào gốc tạo máu đã được áp dụng trong điều trị lơ xê mi và có những kết quả khả quan. Các kỹ thuật này bao gồm:
A. Dị ghép tuỷ
B. Tự ghép tuỷ
C. Ghép tế bào gốc ngoại vi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Về phương diện tiến triển:
A. Các lơ xê mi cấp dòng hạt có thể chuyển thành lơ xê mi kinh dòng hạt
B. Các lơ xê mi cấp dòng lymphô có thể chuyển thành lơ xê mi kinh dòng lymphô
C. Các lơ xê mi kinh dòng hạt sẽ chuyển thành lơ xê mi cấp
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 34:
Theo cách xếp loại giai đọan của RAI chia lơ xê mi kinh dòng lymphô thành:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
-
Câu 35:
Các thuốc cơ bản thường được dùng điều trị lơ xê kinh dòng lymphô (đơn hoá trị liệu) ở các giai đọan đầu là:
A. Chlorambucil
B. Prednisolon
C. Endoxan
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (XHGTCTM) là bệnh mà trước đây thường gọi là:
A. Bệnh Werlhof
B. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân
C. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu dị ứng
D. Câu A và B đều đúng
-
Câu 37:
Các bằng chứng gợi ý cơ chế miễn dịch ở các bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân là:
A. Tiêm vào người bình thường huyết thanh của bệnh nhân giảm tiểu cầu sẽ gây ra một tình trạng giảm tiểu cầu ở người nhận
B. Con của các bà mẹ giảm tiểu cầu có thể có tình trạng giảm tiểu cầu trong vài tháng đầu sau sinh
C. Điều trị đáp ứng tốt với các thuốc ứ chế miễn dịch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 38:
Kháng thể trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn có bản chất là:
A. IgA
B. IgD
C. IgE
D. IgG
-
Câu 39:
Trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn, cơ quan chính (chủ yếu) bắt giữ và phá huỷ tiểu cầu là:
A. Gan
B. Lách
C. Hạch
D. Tuỷ xương
-
Câu 40:
XHGTCTM là bệnh hay gặp ở:
A. Trên 60 tuổi
B. Trên 80 tuổi
C. Trên 25 tuổi
D. Dưới 25 tuổi
-
Câu 41:
Tỉ lệ mắc bệnh này giữa 2 giới là:
A. Ngang nhau ở người lớn
B. Nam nhiều hơn nữ ở người lớn
C. Nữ nhiều hơn namở người lớn
D. Nữ nhiều hơn nam ở trẻ em
-
Câu 42:
Xuất huyết do giảm tiểu cầu có đặc điểm:
A. Đa hình thái
B. Tự phát
C. Kích phát
D. Câu A và B đều đúng
-
Câu 43:
Dạng xuất huyết hay gặp nhất ở bệnh XHGTCTM là:
A. Các chấm (petechia)
B. Các mảng lớn
C. Tụ máu khớp
D. Tụ máu ở cơ
-
Câu 44:
Trong các xuất huyết ở niêm mạc, vị trí hay gặp nhất là:
A. Lợi răng và niêm mạc miệng
B. Mũi
C. Mắt
D. Đường tiết niệu
-
Câu 45:
Nguy cơ xuất huyết não cao khi số lượng tiểu cầu:
A. Dưới 20.109/l
B. Dưới 30.109/l
C. Dưới 40.109/l
D. Dưới 50.109/l