2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chỉ định truyền máu chỉ đặt ra ở:
A. Các trường hợp thiếu máu mà không cải thiện được bằng các chất tạo máu
B. Các thiếu máu tan máu do bệnh lý hồng cầu di truyền
C. Các thiếu máu quá nặng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Về điều trị thay thế bằng truyền máu trong các thiếu máu đơn thuần, nguyên tắc là:
A. Không nên truyền máu toàn phần
B. Nên truyền khối hồng cầu
C. Máu toàn phần chỉ được sử dụng trong các mất máu cấp có kèm giảm thể tích máu nặng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 3:
An toàn truyền máu chủ yếu nhằm bảo vệ:
A. Nhân viên truyền máu
B. Người cho máu
C. Người nhận máu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Truyền máu là một phương pháp điều trị:
A. Không thể thiếu được trong nhiều tình huống lâm sàng ở các lĩnh vực nội cũng như ngoại khoa
B. Rất hiệu quả mà không có tác dụng phụ gì đáng kể
C. Có thể đưa đến những phản ứng bất lợi có khi chết người
D. Câu A và C đều đúng
-
Câu 5:
Các tai biến do truyền máu có thể do:
A. Sai sót về kỹ thuật.
B. Lấy nhầm bệnh phẩm.
C. Truyền nhầm cho bệnh nhân khác.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 6:
Các tai biến truyền máu nào sau đây được gọi là tai biến sớm:
A. Tan máu cấp do bất đồng nhóm máu hệ ABO
B. Phản ứng sốt run lạnh không do tan máu
C. Bệnh ghép chống chủ
D. Câu A và C đúng
-
Câu 7:
Các tai biến truyền máu nào sau đây được gọi là tai biến muộn:
A. Sốc phản vệ
B. Quá tải tuần hoàn
C. Tai biến ứ sắt
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Tan máu cấp do bất đồng nhóm máu hệ ABO là do:
A. Tương tác giữa kháng thể của bệnh nhân (người nhận) với hồng cầu người cho
B. Tương tác giữa kháng thể của người cho với hồng cầu người nhận
C. Kháng thể của người nhận là IgM
D. Câu A và C đều đúng
-
Câu 9:
Trong phản ứng do bất đồng nhóm máu hệ ABO có các đặc điểm:
A. Thời gian khởi phát và độ trầm trọng của phản ứng tuỳ thuộc vào số lượng máu đã truyền
B. Đây là một tan máu nội mạch
C. Đây là một tan máu ngoại mạch
D. Câu A và B đều đúng
-
Câu 10:
Dấu hiệu lâm sàng của tai biến do truyền bất đồng nhóm hệ ABO có thể:
A. Run lạnh
B. Đau vùng thắt lưng
C. Có thể đưa đến vô niệu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Để dự phòng tai biến do truyền bất đồng nhóm hệ ABO:
A. Cần thực hiện đúng quy định truyền máu
B. Thực hiện định máu tại giường
C. Làm phản ứng chéo tại giường
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Nguyên nhân của phản ứng sốt run lạnh không do tan máu là do xuất hiện kháng thể chống lại các kháng nguyên hệ HLA có trên:
A. Bạch cầu
B. Hồng cầu
C. Tiểu cầu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Phản ứng sốt run lạnh không do tan máu:
A. Có thể do truyền khối hồng cầu được tồn trử lâu ngày mà không được loại bỏ bạch cầu
B. Sốt và run lạnh là do các cytokin phóng thích từ bạch cầu
C. Có thể dự phòng bằng corticoide đường tiêm trước truyền máu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Hội chứng suy hô hấp cấp sau truyền máu (TRALI) là:
A. Là một hội chứng hiếm gặp nhưng rất nặng có thể gây tử vong
B. Đây là một tai biến do cơ chế miễn dịch
C. Do các kháng thể chống lại các kháng nguyên hệ HLA có trên bạch cầu hoặc tiểu cầu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Hội chứng suy hô hấp cấp sau truyền máu (TRALI) có đặc điểm:
A. Thuộc nhóm tai biến sớm của truyền máu
B. Thuộc nhóm tai biến muộn của truyền máu
C. Đáp ứng tốt với corticoid liều cao
D. Câu A và C đúng
-
Câu 16:
Theo định nghĩa truyền máu khối lượng lớn khi thể tích máu được truyền trong vòng 12-24 giờ bằng:
A. Bằng hoặc lớn hơn thể tích máu bình thường của bệnh nhân
B. 1/4 thể tích máu bình thường của bệnh nhân
C. 1/3 thể tích máu bình thường của bệnh nhân
D. 1/2 thể tích máu bình thường của bệnh nhân
-
Câu 17:
Các tai biến do truyền máu khối lượng lớn:
A. Hạ thân nhiệt
B. Rối loạn về đông máu
C. Các rối loạn về chuyển hoá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Tai biến muộn là những tai biến do truyền máu xảy ra sau:
A. 24 giờ
B. 12 giờ
C. 6 giờ
D. 4 giờ
-
Câu 19:
Tai biến tan máu do bất đồng nhóm máu khác ngoài hệ ABO thường là:
A. Loại tai biến muộn
B. Đây là loại tan máu thường xảy ra trong tổ chức (ngoài lòng mạch)
C. Các triệu chứng lâm sàng rất nặng nề
D. Câu A và B đúng
-
Câu 20:
Bệnh ghép chống chủ có thể xẩy ra khi truyền máu hoặc các chế phẩm có chứa:
A. Các tế bào lymphô T
B. Các tế bào lymphô B
C. Các tế bào bạch cầu trung tính
D. Các tế bào bạch cầu ưa baz
-
Câu 21:
Hiện nay mối nguy cơ lớn của truyền máu và rất được thế giới quan tâm nhất là:
A. Bệnh ghép chống chủ
B. Nhiễm virut HIV
C. Sốt rét
D. Giang mai
-
Câu 22:
Ký sinh trùng sốt rét có thể lây truyền do truyền:
A. Máu toàn phần
B. Hồng cầu khối
C. Khối tiểu cầu
D. Chỉ có A và B là đúng
-
Câu 23:
Các biện pháp an toàn truyền máu bao gồm:
A. Các biện pháp chống lây nhiễm qua đường máu
B. Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch
C. Chỉ định truyền máu và các sản phẩm máu một cách hợp lý
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Trong điều kiện hiện nay của nước ta, để tránh lây nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn cửa sổ thì biện pháp quan trọng nhất là:
A. Lựa chọn kỹ để có người cho máu an toàn nhất
B. Tăng cường sàng lọc các tác nhân lây nhiễm ở phòng xét nghiệm
C. Chỉ định truyền máu và các sản phẩm máu một cách hợp lý
D. Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch
-
Câu 25:
Loại bỏ bạch cầu trong các đơn vị máu có lợi vì:
A. Làm giảm nguy cơ lây nhiễm các virut HIV, CMV, HTLV
B. Hạn chế được các phản ứng bất lợi như phản ứng sốt-run lạnh
C. Tránh được bệnh ghép chống chủ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Cách tốt nhất để tránh các nguy cơ về lây nhiễm do truyền máu là:
A. Truyền máu tự thân
B. Truyền các chế phẩm máu đã loại bỏ bạch cầu
C. Truyền các chế phẩm máu đã bất hoạt các virut
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch trong truyền máu:
A. Định nhóm máu hệ ABO và Rh cả người cho máu và bệnh nhân
B. Phát hiện các kháng thể bất thường chống các kháng nguyên hồng cầu
C. Thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chánh để đảm bảo phát máu an toàn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Nguyên tắc của truyền máu là:
A. Chỉ truyền khi thật cần thiết
B. Thiếu gì truyền nấy và chỉ truyền cái thiếu mà thôi
C. Hạn chế tối đa việc truyền máu toàn phần
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Ngày nay máu tươi toàn phần:
A. Được sử dụng chính như là nguồn vật liệu để sản xuất các chế phẩm máu
B. Hoàn toàn không còn đựoc chỉ định trên lâm sàng
C. Vẫn được chỉ định để điều trị các bệnh lý như thiếu hụt các yếu tố đông máu huyết tương hoặc giảm tiểu cầu khi không có sẵn các chế phẩm máu thích hợp
D. Câu A và C là đúng
-
Câu 30:
Các bệnh nhân thiếu máu mạn tính có nguy cơ quá tải tuần hoàn, nên truyền:
A. Hồng cầu khối
B. Hồng cầu rửa
C. Máu tươi
D. Máu toàn phần lưu trữ
-
Câu 31:
Tủa lạnh được chỉ định trong:
A. Bệnh Hemophilia
B. Các trường hợp thiếu hụt fibrinogen bẩm sinh và mắc phải (tiêu sợi huyết nguyên phát hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch)
C. Bệnh thiếu yếu tố XIII
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Để phòng ngừa phản ứng dị ứng do truyền máu ở các bệnh nhân thiếu máu có tiền sử dị ứng với các thành phần của huyết tương, tốt nhất là truyền:
A. Hồng cầu rửa
B. Hồng cầu khối
C. Hồng cầu được tia xạ
D. Khối hồng cầu đã lọai bỏ bạch cầu
-
Câu 33:
Nguyên nhân chính của hạch to là:
A. Bệnh nhiễm trùng
B. Các bệnh máu ác tính
C. Các bệnh ung thư
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Các dấu hiệu tổng quát như: sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt và ngứa thường hay gặp ở:
A. Lao hạch
B. Hạch viêm cấp
C. Hodgkin và u limphô không Hodgkin
D. Sarcoidose
-
Câu 35:
Hạch trung thất: thường được phát hiện do chụp phim phổi lúc kiểm tra hệ thống hoặc do dấu hiệu chèn ép. Nguyên nhân có thể là:
A. Hodgkin
B. U lympho không Hodgkin
C. Lao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Hạch hay dính vào nhau và bã đậu hóa gây lổ dò là đặc điểm của:
A. Hạch lao
B. U lympho không Hodgkin
C. Hodgkin
D. Tất cả đều sai
-
Câu 37:
K di căn từ hệ tiêu hóa (hạch Troisier) khu trú ở:
A. Cổ
B. Nách
C. Hố thượng đòn trái
D. Bẹn
-
Câu 38:
IDR thường có giá trị trong chẩn đoán phân biệt lao hạch với:
A. Hạch viêm mũ
B. Hodgkin
C. Hạch viêm do các bệnh hoa liễu
D. Hạch trong bệnh lơ xê mi cấp
-
Câu 39:
Tính chất nóng, đỏ và đau thường gặp ở:
A. Hạch lao
B. Hạch viêm cấp do nhiễm trùng
C. Hạch do dị ứng cấp
D. Hạch trong bệnh lơ xê mi cấp
-
Câu 40:
Hạch nổi lên nhiều nơi, không đau, sốt cao, phát ban, xét nghiệm thấy bạch cầu đơn nhân tăng cao gặp trong bệnh:
A. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm chuẩn (MNI)
B. Nhiễm HIV
C. Nhiễm CMV
D. Hạch viêm mũ
-
Câu 41:
Bệnh hoa liễu thường khu trú ở vùng:
A. Bẹn
B. Nách
C. Cổ
D. Thượng đòn
-
Câu 42:
Bệnh nhân vào viện với sốt, lách mấp mé bờ sườn, công thức máu có bạch cầu giảm chẩn đoán phù hợp nhất là:
A. Sốt rét
B. Thương hàn
C. Nhiễm trùng huyết
D. Bệnh bạch cầu kinh dòng tủy
-
Câu 43:
Khám một bệnh nhân thấy lách rất lớn, xét nghiệm: số lượng bạch cầu tăng rất cao nhưng thể trạng chung tốt, lâm sàng không sốt, không xuất huyết, có thiếu máu nhẹ. Chẩn đoán phù hợp nhất là:
A. Bạch cầu cấp dòng lymphô
B. Bạch cầu cấp dòng tủy
C. Bạch cầu kinh
D. Bệnh Thalassemie
-
Câu 44:
Ở bệnh nhân có thiếu máu và lách to, yếu tố nào sau đây gợi ý một bệnh thiếu máu huyết tán:
A. Tốc độ máu lắng tăng cao
B. Số lượng bạch cầu giảm
C. Da vàng đậm và trong máu tăng chủ yếu là bilirubin trực tiếp
D. Tỷ lệ hồng cầu lưới tăng cao và bilirubin gián tiếp tăng
-
Câu 45:
Các đặc điểm để nhận dạng lách to là:
A. Di động theo nhịp thở
B. Bờ trước có hình khuyết (răng cưa)
C. Không có dấu chạm thắt lưng
D. Tất cả đều đúng