2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biểu hiện nào sau đây ít gặp trong u lympho dạ dày:
A. Thủng
B. Chảy máu
C. Sốt
D. Nôn
-
Câu 2:
U lympho dạ dày có tiên lượng:
A. Xấu hơn loaị ung thư dạng tuyến
B. Tốt hơn loại ung thư dạng tuyến
C. Xấu hơn loại ung thư dạng thâm nhiễm lan tỏa
D. Xấu hơn loại ung thư dạng loét
-
Câu 3:
Ung thư nào sau đây có thể di căn đến dạ dày:
A. Ung thư đại tràng
B. Ung thư xương
C. U hắc tố (melanome)
D. Ung thư buồng trứng
-
Câu 4:
Sarcome cơ trơn dạ dày có đặc điểm:
A. Tổn thương cơ ở vùng hang vị, luôn có di căn hạch
B. Tổn thương cơ ở vùng hang vị, có loét và chảy máu
C. Tổn thương cơ vùng thân, có loét và chảy máu
D. Tổn thương cơ vùng ống môn vị có loét
-
Câu 5:
Các triệu chứng sau đây gợi ý u carcinoid dạ dày, ngoại trừ:
A. Tổn thương loét nhiều nơi ở dạ dày
B. U phát triễn lan đến lớp cơ
C. Có triệu chứng phừng mặt rõ
D. Không có triệu chứng tiêu chảy
-
Câu 6:
Phương tiện thường dùng để điều trị u carcinoid dạ dày, ngoại trừ:
A. Phẫu thuật
B. Xạ trị
C. Hoá trị
D. Ortreotide
-
Câu 7:
Điều trị u lympho dạ dày giai đoạn 1 là:
A. Phẫu thuật
B. Hoá trị kèm xạ trị
C. Phẩu thuật kèm xạ trị
D. Phẩu thuật kèm hoá trị và xạ trị sau phẩu thuật
-
Câu 8:
Sau phẫu thuật điều trị u lympho dạ dày, bệnh tái phát thường xuất hiện ở vị trí:
A. Hạch thượng đòn
B. Hạch vòng Waldeyer
C. Hạch quanh rốn
D. Hạch mạc nối nhỏ
-
Câu 9:
Triệu chứng nào sau đây được xem là của dấu chứng cận u gặp trong ung thư dạ dày:
A. Sốt
B. Tăng đường máu
C. Mảng sắc tố đen trên da
D. Táo bón
-
Câu 10:
Biểu hiện nào sau đây không phải là của dấu chứng cận u:
A. Thiếu máu huyết tán vi thể
B. Chảy máu dưới da
C. Viêm da cơ
D. Hội chứng Trousseau
-
Câu 11:
Sau phẫu thuật cắt dạ dày do loét trên 15 năm thường có nguy cơ ung thư dạ dày là do:
A. Loại ung thư dạ dày ở thể biệt hoá cao nên tiến triển chậm
B. Viêm mạn dạ dày vùng còn lại, xa miệng nối
C. Giảm co bóp dạ dày
D. Viêm mạn ở miệng nối
-
Câu 12:
Ung thư dạ dày vùng bờ cong lớn khi phẩu thuật thường kèm:
A. Cắt dây thần kinh X chọn lọc
B. Thắt động mạch chọn lọc
C. Nạo hạch nếu có và cắt lách
D. Nạo hạch nếu có và phẩu thuật nối thông lách - thận
-
Câu 13:
Trường hợp ung thư tâm - phình vị chảy máu, không còn chỉ định phẫu thuật thì:
A. Hoá trị kèm xạ trị bằng tia Gamma
B. Laser kèm hoá trị liệu cầm máu tại chỗ
C. Chèn bóng cao su cầm máu
D. Đặt stent, cắt u bằng laser và chất cầm máu đặc biệt tại chỗ
-
Câu 14:
Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng thượng vị kèm ăn chậm tiêu nhiều đợt đã hơn 1 năm nay. Hỏi kỷ thì bệnh nhân cho biết thường đau nhiều về ban đêm hơn và khi đói uống sữa vào thì có giảm đau. Mỗi đợt đau bệnh nhân thường dùng phosphalugel thì đỡ và chưa được nội soi dạ dày hay chụp phim nhuộm dạ dày có baryte. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau thượng vị nhiều hơn và gần như đau liên tục kèm những cơn mệt lã, run tay và toát mồ hôi, thử uống nước đường thì có đỡ, chán ăn và gầy nhanh nên đi khám bệnh và được khuyên nhập viện. Tình trạng lúc vào: Da xanh, thiếu máu rõ, chân phù, mắt không vàng, nhiệt ngoại biên 37,8°C. Khi khám bụng sờ được 1 mảng ở vùng thượng vị, ấn đau, không di động, gõ đục, phần bụng còn lại mềm mại. Chẩn đoán ban đầu của bạn là gì?
A. Loét dạ dày có biến chứng viêm dính quanh tạng
B. Loét dạ dày có biến chứng ung thư
C. Loét dạ dày có biến chứng thủng bít
D. Loét dạ dày ác tính
-
Câu 15:
Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng thượng vị kèm ăn chậm tiêu nhiều đợt đã hơn 1 năm nay. Hỏi kỷ thì bệnh nhân cho biết thường đau nhiều về ban đêm hơn và khi đói uống sữa vào thì có giảm đau. Mỗi đợt đau bệnh nhân thường dùng phosphalugel thì đỡ và chưa được nội soi dạ dày hay chụp phim nhuộm dạ dày có baryte. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau thượng vị nhiều hơn và gần như đau liên tục kèm những cơn mệt lã, run tay và toát mồ hôi, thử uống nước đường thì có đỡ, chán ăn và gầy nhanh nên đi khám bệnh và được khuyên nhập viện. Tình trạng lúc vào: Da xanh, thiếu máu rõ, chân phù, mắt không vàng, nhiệt ngoại biên 37,8°C. Với chẩn đoán này, xét nghiệm ưu tiên nhất cần được thực hiện là:
A. Công thức máu và chụp nhuộm dạ dày có baryte
B. Nội soi dạ dày kèm sinh thiết và siêu âm bụng
C. Siêu âm bụng và protide máu
D. Tuỷ đồ
-
Câu 16:
Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng thượng vị kèm ăn chậm tiêu nhiều đợt đã hơn 1 năm nay. Hỏi kỷ thì bệnh nhân cho biết thường đau nhiều về ban đêm hơn và khi đói uống sữa vào thì có giảm đau. Mỗi đợt đau bệnh nhân thường dùng phosphalugel thì đỡ và chưa được nội soi dạ dày hay chụp phim nhuộm dạ dày có baryte. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau thượng vị nhiều hơn và gần như đau liên tục kèm những cơn mệt lã, run tay và toát mồ hôi, thử uống nước đường thì có đỡ, chán ăn và gầy nhanh nên đi khám bệnh và được khuyên nhập viện. Tình trạng lúc vào: Da xanh, thiếu máu rõ, chân phù, mắt không vàng, nhiệt ngoại biên 37,8°C. Khi khám bụng, ngoài việc phát hiện 1 mảng vùng thượng vị, gõ đục, ấn đau, còn phát hiện được cổ trướng lượng vừa. Cổ trướng trong trường hợp này có khả năng do đâu?
A. Do u dạ dày xâm lấn tuỵ gây viêm tuỵ xuất tiết
B. Do suy dưỡng
C. Do di căn phúc mạc
D. Chỉ B và C đúng
-
Câu 17:
Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng thượng vị kèm ăn chậm tiêu nhiều đợt đã hơn 1 năm nay. Hỏi kỷ thì bệnh nhân cho biết thường đau nhiều về ban đêm hơn và khi đói uống sữa vào thì có giảm đau. Mỗi đợt đau bệnh nhân thường dùng phosphalugel thì đỡ và chưa được nội soi dạ dày hay chụp phim nhuộm dạ dày có baryte. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau thượng vị nhiều hơn và gần như đau liên tục kèm những cơn mệt lã, run tay và toát mồ hôi, thử uống nước đường thì có đỡ, chán ăn và gầy nhanh nên đi khám bệnh và được khuyên nhập viện. Tình trạng lúc vào: Da xanh, thiếu máu rõ, chân phù, mắt không vàng, nhiệt ngoại biên 37,8°C. Với dịch cổ trướng này, khi làm xét nghiệm thì những yếu tố nào dưới đây có giá trị giúp chẩn đoán:
A. Định lượng Glucose dịch báng
B. Định lượng Nitrate dịch báng
C. Dịch báng: tế bào về số lượng và thành phần, định lượng protein
D. Phản ứng rivalta dịch báng
-
Câu 18:
Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng thượng vị kèm ăn chậm tiêu nhiều đợt đã hơn 1 năm nay. Hỏi kỷ thì bệnh nhân cho biết thường đau nhiều về ban đêm hơn và khi đói uống sữa vào thì có giảm đau. Mỗi đợt đau bệnh nhân thường dùng phosphalugel thì đỡ và chưa được nội soi dạ dày hay chụp phim nhuộm dạ dày có baryte. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau thượng vị nhiều hơn và gần như đau liên tục kèm những cơn mệt lã, run tay và toát mồ hôi, thử uống nước đường thì có đỡ, chán ăn và gầy nhanh nên đi khám bệnh và được khuyên nhập viện. Tình trạng lúc vào: Da xanh, thiếu máu rõ, chân phù, mắt không vàng, nhiệt ngoại biên 37,8°C. Kết quả các xét nghiệm ban đầu cho thấy: Nội soi tiêu hoá cao: Có hình ảnh ảnh ổ loét sùi vùng góc bờ cong nhỏ, dễ chảy máu, chung quanh ổ loét nhu động giảm, đã sinh thiết. Siêu âm bụng cho thấy có dịch cổ trướng tự do, thành dạ dày 12 mm không đồng đều, có ổ đọng hơi trong thành, mất cấu trúc lớp, gan lách bình thường, không có hạch ổ bụng, phúc mạc dày. Bạn nghĩ bệnh nhân này có khả năng bị:
A. U limpho dạ dày có biến chứng chảy máu và suy dinh dưỡng nặng
B. Polype dạ dày bị loét và chảy máu, suy dưỡng nặng
C. U cơ trơn dạ dày chảy máu và có nguy cơ thủng
D. Có khả năng ung thư dạng loét ở bờ cong nhỏ dạ dày, di căn phúc mạc
-
Câu 19:
Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng thượng vị kèm ăn chậm tiêu nhiều đợt đã hơn 1 năm nay. Hỏi kỷ thì bệnh nhân cho biết thường đau nhiều về ban đêm hơn và khi đói uống sữa vào thì có giảm đau. Mỗi đợt đau bệnh nhân thường dùng phosphalugel thì đỡ và chưa được nội soi dạ dày hay chụp phim nhuộm dạ dày có baryte. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân đau thượng vị nhiều hơn và gần như đau liên tục kèm những cơn mệt lã, run tay và toát mồ hôi, thử uống nước đường thì có đỡ, chán ăn và gầy nhanh nên đi khám bệnh và được khuyên nhập viện. Tình trạng lúc vào: Da xanh, thiếu máu rõ, chân phù, mắt không vàng, nhiệt ngoại biên 37,8°C. Gần đây, bệnh nhân này có biểu hiện mệt lã người, toát mồ hôi, run tay, uống nước đường thì đỡ. Theo bạn, biểu hiện này là do đâu?
A. Có khả năng hạ đường máu do ăn uống kém
B. Có khả năng bị hạ đường máu do u di căn tuỵ
C. Có khả năng là biểu hiện hạ đường máu của hội chứng cận u
D. Cả A và C đúng
-
Câu 20:
Ung thư dạ dày có thể di căn đến những cơ quan nào sau đây, ngoại trừ:
A. Tử cung
B. Buồng trứng
C. Phổi
D. Tuỷ xương
-
Câu 21:
Ung thư dạ dày di căn buồng trứng, khối u buồng trứng đó có tên là:
A. Demons - Meig
B. Krukenberg
C. Carcinoide
D. Kaposi
-
Câu 22:
Ung thư dạ dày di căn hạch quanh rốn, hạch đó có tên là:
A. Irish
B. Troisier
C. Valdeyer
D. Sister Mary Joseph
-
Câu 23:
Ung thư dạ dày khi đã có di căn thì vị trí di căn nào cho tiên lượng xấu nhất:
A. Hạch mạc nối nhỏ
B. Hạch thượng đòn
C. Tuỵ
D. Màng bụng
-
Câu 24:
Khi xác định được ung thư dạ dày ở giai đoạn TisN0M0, điều trị bằng cách:
A. Hoá trị liệu
B. Xạ trị liệu bằng tia X
C. Cắt dạ dày rộng rãi
D. Cắt niêm mạc dạ dày vùng tổn thương phối hợp hoá trị
-
Câu 25:
Về dịch tễ học, hiện nay quốc gia nào sau đây có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao nhất thế giới:
A. Hoa Kỳ
B. Nhật Bản
C. Việt Nam
D. Trung Quốc
-
Câu 26:
Ung thư thực quản liên quan đến Barrett thực quản thường thuộc loại:
A. Ung thư biểu mô lát dẹt
B. Ung thư biểu mô lát tầng
C. Ung thư biểu mô tuyến
D. Ung thư tế bào nhỏ
-
Câu 27:
Các nguyên nhân nào sau đây có liên quan đến ung thư thực quản ngoại trừ:
A. Trà nóng
B. Thực phẩm giàu tanin
C. Thuốc lá
D. Thực phẩm giàu Selenium
-
Câu 28:
Bệnh lý nào sau đây có liên quan đến ung thư thực quản:
A. Bệnh Crohn
B. Bệnh Whipple
C. Bệnh Celiac
D. Bệnh Sprue
-
Câu 29:
Đặc điểm nổi bật của ung thư thực quản (loại ung thư tế bào lát dẹt) là:
A. Tiến triễn của sự loạn sản rất nhanh chóng
B. Dễ dàng phát hiện ở giai đoạn sớm
C. Ở giai đoạn tiến triển, tổn thương trên đại thể thường có dạng loét hay sùi
D. Tổn thương thường ở dạng thâm nhiễm một đoạn dài
-
Câu 30:
Ung thư thực quản thường xâm lấn đến tận lớp cơ và dễ thủng gây dò vào khí phế quản là do:
A. Nhiều mạch máu ở lớp dưới niêm mạc
B. Nhiều hạch bạch huyết vùng trung thất
C. Do tổn thương ung thư gây loét rất nhanh
D. Do cấu trúc thực quản không có lớp thanh mạc
-
Câu 31:
Ung thư thực quản loại biểu mô tuyến có đặc điểm:
A. Có liên quan đến sự lạc chỗ của niêm mạc dạ dày ở đoạn nối tâm vị - thực quản
B. Hay gặp dò và tổn thương thần kinh quặt ngược
C. Di căn hạch thường có và sớm
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 32:
Xét nghiệm có tính chất sàng lọc để phát hiện sớm ung thư thực quản, ngoại trừ:
A. Nhuộm màu niêm mạc bằng Lugol hoặc bằng xanh methylene
B. Chải tế bào bằng balloon
C. Siêu âm nội soi kèm CA 19-9
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 33:
Chống chỉ định điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị trong trường hợp:
A. U thực quản đoạn trên
B. Người lớn tuổi
C. U có chảy máu
D. U có biến chứng dò khí phế quản
-
Câu 34:
Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp cắt niêm mạc bằng thòng lọng được áp dụng ở giai đoạn:
A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn II A
C. Giai đoạn II B
D. Giai đoạn Tis
-
Câu 35:
Hóa trị phối hợp xạ trị liệu trong điều trị ung thư thực quản có mục đích:
A. Khu trú một phần khối u để chuẩn bị cho phẩu thuật
B. Giảm phần nào tái phát u sau phẩu thuật cắt bỏ
C. Tiếp tục diệt tế bào ung thư còn sót lại hay đã di căn xa làm kéo dài thời gian sống
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 36:
Trong các phương tiện điều trị tại chỗ qua nội soi, đặt stent kim loại tự giãn được xử dụng trong các trường hợp sau đây, ngoại trừ:
A. U đang có nguy cơ dò, thủng
B. Hẹp sau xạ trị
C. Giảm các biến chứng hơn so với dùng stent bằng plastic
D. Sau phẫu thuật cắt niêm mạc bằng thòng lọng
-
Câu 37:
Các thuốc gây tác động trực tiếp lên tế bào gan có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Phá huỷ cấu trúc tế bào gan
B. Gây ứ mật
C. Mức độ tổn thương tương quan với nồng độ thuốc
D. Có biểu hiện tổn thương cơ quan khác ngoài gan
-
Câu 38:
Các thuốc gây tổn thương gan qua cơ chế đặc ứng có đặc điểm:
A. Khả năng gây độc phụ thuộc lượng enzym của gan.
B. Thời gian ủ bệnh của lần trúng độc sau tương tự như lần trước.
C. Có các biểu hiện tổn thương ngoài gan.
D. Tổn thương có tương quan với liều lượng thuốc.
-
Câu 39:
Viêm gan thể ứ mật có đặc điểm:
A. Tổn thương đường mật ngoài gan kèm hoại tử tế bào gan mức độ trung bình.
B. Tổn thương đường mật trong gan kèm hoại tử tế bào gan mức độ trung bình.
C. Tổn thương đường mật trong gan nhưng không thấy tổn thương tế bào gan.
D. Có hoại tử khoảng cửa.
-
Câu 40:
Viêm gan thể ứ mật có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Có thâm nhiễm tế bào đơn nhân ở khoảng cửa.
B. Tình trạng ứ mật xuất hiện sớm, giảm chậm.
C. Bilirubin máu tăng cao kèm tăng phosphatase kiềm và ALAT, ASAT > 20 lần.
D. Ứ mật hồi phục hoàn toàn sau khi ngưng thuốc.
-
Câu 41:
Thương tổn đặc trưng của viêm gan thể hoại tử là:
A. ALAT, ASAT tăng rất cao.
B. Bilirubin trực tiếp tăng cao.
C. Tổn thương lan toả và vùng viêm thường ở giữa các tiểu thuỳ.
D. Thâm nhiễm nhiều tế bào đa nhân và đơn nhân ở khoảng cửa.
-
Câu 42:
Viêm gan thể hoại tử có các đặc điểm sau đây ngoại trừ:
A. Vùng viêm lan toả và thường ở giữa các tiểu thuỳ.
B. Không có tế bào đơn nhân ở khoảng cửa, có hoại tử mỡ.
C. ALAT tăng rất cao.
D. Phosphatase kiềm và γGT tăng rất cao.
-
Câu 43:
Viêm gan phối hợp do thuốc có đặc điểm:
A. Tổn thương hoại tử tế bào gan.
B. Tổn thương vi mật quản trong gan.
C. Là thể tổn thương gặp chủ yếu trên lâm sàng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 44:
Viêm gan phối hợp do thuốc có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Suy gan ít nặng hơn so với thể hoại tử (tiêu tế bào)
B. Hồi phục hoàn toàn
C. Hay gặp trên lâm sàng
D. Không có tử vong
-
Câu 45:
Thuốc INH gây tổn thương gan với đặc điểm:
A. Thường xảy ra chậm sau dùng thuốc.
B. Không có biểu hiện ngoài gan.
C. Chỉ tăng men gan tạm thời.
D. Cả A, B và C đều đúng.