2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đau thắt lưng không có chỉ định phẫu thuât trong trường hợp.
A. Có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo nhiều
B. Chèn ép tủy
C. Viêm cột sống dính khớp
D. Thoát vị đĩa đệm
-
Câu 2:
Dùng thuốc giãn cơ khi đau lưng có kèm:
A. Co cơ cạnh cột sống gây vẹo và đau nhiều
B. Giảm cơ lực
C. Biến dạng cột sống
D. Dị cảm
-
Câu 3:
Cố định bằng bột, đai hoặc nẹp khi:
A. Loãng xương
B. Có nguy cơ lún và di lệch cột sống
C. Viêm cột sống dính khớp
D. Thoái hóa đĩa đệm
-
Câu 4:
Táo bón được đặt ra khi lượng nước trong phân còn:
A. Dưới 50%
B. Dưới 60%
C. Dưới 70%
D. Dưới 80%
-
Câu 5:
Các cơ chế sinh lý bệnh thường kết hợp trong táo bón là:
A. Chế độ ăn ít chất xơ
B. Rối loạn vận chuyển ở đại tràng
C. Rối loạn tống phân ở đại tràng xích ma và trực tràng
D. Câu B và C đúng
-
Câu 6:
Bệnh nào sau đây không phải gây táo bón chức năng:
A. Sốt nhiễm trùng
B. Người già
C. Người có thai
D. Đại tràng dài
-
Câu 7:
Bệnh nào sau đây không gây táo bón thực thể:
A. Ung thư đại tràng
B. Bệnh Hirschsprung
C. Viêm đại tràng co thắt
D. Viêm màng não
-
Câu 8:
Bệnh Hirschsprung thường do nguyên nhân:
A. Thiếu đám rối thần kinh của thành ruột
B. Lồng ruột mạn
C. Túi thừa bẩm sinh
D. Viêm đại tràng mạn
-
Câu 9:
Ở bệnh Hirschsprung khi khám lâm sàng và cận lâm sàng thường thấy:
A. Khi thăm trực tràng thấy bóng trực tràng rỗng
B. Chụp cản quang bằng Baryte thấy trực tràng nhỏ, hẹp chỗ gấp xích ma,giãn to phía trên
C. Bệnh nhân rất đau khi đại tiện
D. Câu A và B đúng
-
Câu 10:
Dấu hiệu nổi bật của trong bệnh Nicola – Favre là:
A. Đại tiện lúc táo bón, lúc lỏng
B. Sốt
C. Đại tiện rất khó, phân nhỏ
D. Thăm trực tràng thấy bóng trực tràng rỗng
-
Câu 11:
Xét nghiệm nào sau đây phù hợp với táo bón:
A. Nhiều máu ẩn trong phân
B. Nhiều tinh bột trong phân
C. Không có chất nhầy viền quanh phân
D. Không có tạp khuẩn ruột ưa Iode
-
Câu 12:
Táo bón trong bệnh trĩ, nứt hậu môn là do:
A. Hẹp lòng hậu môn
B. Phù nề hậu môn
C. Mỗi lần đại tiện đau làm bệnh nhân không dám đại tiện gây táo bón
D. Do sốt nhiễm trùng
-
Câu 13:
Bệnh nhân suy nhược, nằm lâu bị táo bón là do:
A. Tư thế nằm làm đại tràng hấp thu nhiều nước
B. Mất phản xạ đại tiện
C. Nằm lâu làm giảm trương lực cơ thành bụng
D. Nằm lâu làm đại tràng co thắt
-
Câu 14:
Phân táo bón có thể lẩn ít máu tươi do:
A. Do trĩ phối hợp
B. Do nứt hậu môn
C. Do loét hậu môn
D. Do sa thành hậu môn
-
Câu 15:
Táo bón kéo dài có thể gây ra:
A. Mất ngủ
B. Thay đổi tính tình
C. Đau vùng thắt lưng
D. Câu A và B đúng
-
Câu 16:
Các nguyên nhân ngoài ống tiêu hoá có thể gây táo bón như:
A. U dạ dày, U tiền liệt tuyến
B. U đám rối dương, u tử cung
C. U tử cung, u tiền kiệt tuyến, u tiểu khung
D. U thận, u tiểu khung, u tiền liệt tuyên
-
Câu 17:
Táo bón do phản xạ có thể là do:
A. Liệt ruột kéo dài
B. Một cơn đau bụng dữ dội ở ổ bụng
C. Nôn mửa nhiều lần
D. Sốt cao kéo dài
-
Câu 18:
Hội chứng ruột kích thích có các tính chất sau đây, trừ một:
A. có nhiều rối loạn tiêu hóa khác nhau
B. tiến triển cấp tính
C. luôn luôn lành tính
D. không có bất kỳ thương tổn giải phẫu nào
-
Câu 19:
Một cơ chế sinh lý bệnh trong hội chứng ruột kích thích là:
A. Cơ chế tự miễn
B. Tăng nhạy cảm tạng
C. Tăng tiết dịch mật
D. Rối loạn khuẩn chí
-
Câu 20:
Một bệnh cảnh thường gặp của hội chứng ruột kích thích là:
A. Tiêu chảy xen lẫn với táo bón
B. Hội chứng lỵ
C. Hội chứng kém hấp thu
D. Hội chứng suy dinh dưỡng
-
Câu 21:
Trong hội chứng ruột kích thích:
A. cần làm thật đầy đủ các xét nghiệm trước khi kết luận
B. không nên quá lạm dụng các xét nghiệm cậm lâm sàng
C. chỉ cần hỏi bệnh sử là có thể chẩn đoán
D. không cần thiết phải luôn luôn làm nội soi toàn bộ khung đại tràng
-
Câu 22:
Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở:
A. bệnh nhân nữ, lớn tuổi
B. bệnh nhân nam, lớn tuổi
C. bệnh nhân nữ, trẻ tuổi
D. bệnh nhân nam, lớn tuổi
-
Câu 23:
Một rối loạn hấp thu có thể gặp trong hội chứng ruột kích thích là:
A. kém hấp thu đường
B. kém hấp thu lipid
C. kém hấp thu muối mật
D. kém hấp thu protit
-
Câu 24:
Một đặc điểm của triệu chứng đau trong hội chứng ruột kích thích là:
A. đau có chu kỳ
B. đau không đáp ứng với bất kỳ thuốc giảm đau nào
C. đau luôn luôn giảm sau khi dùng thuốc an thần
D. đau hiếm khi xuất hiện về đêm hoặc làm mất ngủ
-
Câu 25:
Triệu chứng đau trong hội chứng ruột kích thích thường có các đặc điểm sau đây, trừ một:
A. Đau giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện
B. Đau thường liên quan với một loại thức ăn nào đó
C. Đau giảm khi thư giãn, nghỉ ngơi
D. Đau xuất hiện vào một giờ nhất định trong ngày
-
Câu 26:
Một đặc trưng giúp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích là:
A. sự tương phản giữa các triệu chứng cơ năng phong phú với sự âm tính của các triệu chứng thực thể
B. sự tăng dần cường độ các triệu chứng theo thời gian
C. sự xuất hiện các triệu chứng có liên quan với các loại thức ăn đặc hiệu
D. sự đáp ứng rõ với điều trị triệu chứng
-
Câu 27:
Chỉ định nội soi kèm sinh thiết một cách hệ thống niêm mạc bình thường về đại thể nhắm mục đích:
A. phân biệt giữa hội chứng ruột kích thích với viêm đại tràng vi thể
B. chẩn đoán u lympho đường tiêu hóa
C. chẩn đoán lao ruột
D. chẩn đoán viêm dại tràng do amip
-
Câu 28:
Ở một bệnh nhân nghi ngờ hội chứng ruột kích thích, nội soi đại tràng nên được chỉ định trong các trường hợp sau đây, trừ một:
A. bệnh nhân trên 45 tuổi
B. có các triệu chứng mới xuất hiện
C. có tiền sử gia đình bị polyp hoặc ung thư đại tràng
D. đáp ứng tốt với điều trị triệu chứng
-
Câu 29:
Nội soi đại tràng trong hội chứng ruột kích thích:
A. nhằm giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thực thể
B. giúp phân loại hội chứng ruột kích thích
C. giúp theo dõi đáp ứng điều trị
D. không nên chỉ định ở người có triệu chứng mới xuất hiện
-
Câu 30:
Hình ảnh rối loạn sắc tố melanin ở niêm mạc đại tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thường là do:
A. thiếu máu cục bộ
B. uống nhiều thuốc có chứa than hoạt
C. lạm dụng thuốc nhuận tràng
D. lạm dụng kháng sinh nhóm imidazol
-
Câu 31:
Một thuốc có thể được chỉ định trong điều trị triệu chứng đau bụng là:
A. Loperamide
B. Primperan
C. Forlax
D. Trimebutine
-
Câu 32:
Một thuốc có thể dùng điều trị triệu chứng tiêu chảy là:
A. Loperamide
B. Nhóm anthraquinone
C. Primperan
D. Duphalac
-
Câu 33:
Một thuốc có thể dùng điều trị triệu chứng đầy bụng trong hội chứng ruột kích thích là:
A. duspatalin
B. loperamide
C. polysilane
D. forlax
-
Câu 34:
Một trong các thuốc sau có thể được sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích:
A. Kháng sinh
B. Metronidazole
C. Băng niêm mạc
D. Thuốc kháng trầm cảm
-
Câu 35:
Không nên chẩn đoán hội chứng ruột kích thích khi có một triệu chứng sau:
A. đi cầu ra máu
B. nôn mửa
C. buồn nôn
D. cảm giác đầy bụng sau ăn
-
Câu 36:
Hội chứng ruột kích thích ít khi được chẩn đoán khi bệnh nhân có triệu chứng sau:
A. hội chứng lỵ
B. suy nhược thần kinh
C. táo bón kéo dài
D. tiêu chảy kéo dài
-
Câu 37:
Một triệu chứng ít phù hợp với chẩn đoán hội chứng ruột kích thích là:
A. thiếu máu nặng
B. mất ngủ kéo dài
C. đầy bụng, bụng chướng
D. âm ruột tăng
-
Câu 38:
Một trong các triệu chứng sau không gặp trong hội chứng ruột kích thích:
A. nôn
B. táo bón dai dẳng
C. tiêu chảy dai dẳng
D. sốt
-
Câu 39:
Trong hội chứng ruột kích thích thì:
A. không bao giờ chỉ định nội soi dạ dày
B. có thể chỉ định để loại trừ loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày
C. có thể chỉ định khi không đáp ứng điều trị
D. chỉ định bắt buộc để sinh thiết niêm mạc tá tràng
-
Câu 40:
Các phương pháp điều trị hỗ trợ sau có thể được áp dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích, trừ một:
A. tâm lý liệu pháp
B. lao động liệu pháp
C. sốc điện
D. thuốc hướng thần
-
Câu 41:
Một trong các triệu chứng sau đây không thường gặp trong hội chứng ruột kích thích:
A. đau bụng
B. đầy bụng
C. tiêu chảy
D. sút cân
-
Câu 42:
Sự không dung nạp với thức ăn thường gặp nhất trong hội chứng ruột kích thích là:
A. không dung nạp glucid
B. không dung nạp lipid
C. không dung nạp lactose
D. không dung nạp protid
-
Câu 43:
Một trong các yếu tố sau không thường gặp trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng ruột kích thích:
A. rối loạn vận động
B. rối loạn tính nhận cảm nội tạng
C. rối loạn dung nạp thức ăn
D. rối loạn miễn dịch
-
Câu 44:
Đặc điểm của triệu chứng tiêu chảy trong hội chứng ruột kích thích là:
A. thường tiêu chảy toàn nước, có thể có nhầy, không bao giờ có máu
B. thường kèm hội chứng lỵ
C. ít đáp ứng với điều trị triệu chứng chống tiêu chảy
D. có thể có sốt nhẹ về chiều
-
Câu 45:
Các xét nghiệm đơn giản sau đây thường được chỉ định trong hội chứng ruột kích thích, trừ một:
A. công thức máu
B. tốc độ lắng máu
C. điện giải đồ
D. định lượng men tụy